Góc nghị trường: Khoảng lặng về tín nhiệm
Quá trình bàn thảo việc lấy phiếu tín nhiệm rất sôi nổi, nhưng kết quả thì lại là một khoảng lặng
Việc sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn vừa được rút ra khỏi chương trình thông qua tại kỳ họp này.
Quá trình bàn thảo rất sôi nổi, nhưng kết quả thì lại là một khoảng lặng, theo nhận xét của hơn một vị đại biểu trước thềm phiên bế mạc kỳ họp 7 của Quốc hội vào sáng 24/6.
Trước hết, nói về quá trình sửa đổi, như nhận xét của đại biểu Lê Thanh Vân, Quốc hội Việt Nam hiếm khi chuyển từ tham luận thành tranh luận như phiên góp ý sửa Nghị quyết 35 chiều 13/6 vừa qua.
Tại đây, một vị đại biểu kể, ông đã bị cử tri chê vì lấy phiếu theo ba mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Nhưng, giữ nguyên ba mức như trên lại là quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tờ trình sửa Nghị quyết 35.
Còn, điều mà nhiều cử tri khen là mỗi năm lấy phiếu một lần, thì nay “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt và đề nghị chọn phương án mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội, hội đồng nhân dân tiến hành lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ”.
Lấy phiếu một lần và giữ nguyên ba mức cũng là quan điểm của Chính phủ.
“Quy định này phù hợp với mục đích của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò mức độ tín nhiệm, làm cơ sở cho việc xem xét, bố trí, sử dụng cán bộ mà không phải là bước đánh giá để xử lý cán bộ, đồng thời, bảo đảm tính thận trọng trong việc đánh giá năng lực của cán bộ”, Chính phủ tỏ rõ quan điểm.
Sửa Nghị quyết 35 theo hướng chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ cũng được Chính phủ biểu thị đồng tình, như quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhưng, đa số trong 23 ý kiến chiều 13/6 đề nghị lấy phiếu hai lần một nhiệm kỳ vào năm thứ hai và thứ tư. Đồng thời chỉ để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Phiếu thăm dò về hai nội dung này được gửi tới từng vị đại biểu Quốc hội.
Sau đó, dù con số cụ thể về kết quả thăm dò không được công bố, song dường như nhiều vị đại biểu mong muốn sẽ lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ và chỉ thể hiện hai mức tín nhiệm.
Theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm, nếu để ba mức thì phải nhằm đánh giá là anh nào có thể đảm nhiệm chức vụ cao hơn, anh nào chỉ nên ở nguyên vị trí và anh nào cần rời vị trí chứ không phải nửa vời như phương án tại tờ trình.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, quyết định lấy phiếu hai lần và chỉ để hai mức đánh giá, suy cho cùng, sẽ thể hiện trách nhiệm của Quốc hội với việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Là cụ thể hóa triển khai trong thực tế yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, đại biểu Hùng nhấn mạnh.
Nhưng, kết quả là sẽ còn phải chờ. Việc chưa thông qua dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là “sự đồng thuận trong Quốc hội còn chưa cao”.
Cụ thể, trong 498 vị đại biểu thì còn 128 đại biểu chưa phát biểu ý kiến. Mặt khác, chỉ có vấn đề thời hạn, thời điểm lấy phiếu có phương án nhận được hơn 50% tổng số đại biểu nhất trí, còn về thể hiện mức độ tín nhiệm thì không có phương án nào đạt được 50% tổng số đại biểu nhất trí.
Băn khoăn, đó là tâm trạng của không chỉ một vị đại biểu khi nhận được thông tin này.
Bởi, việc thăm dò tại Quốc hội thường xuyên không nhận được hồi âm của 100% đại biểu. Thậm chí có nội dung xin ý kiến qua phiếu đã có lúc 202 đại biểu không tham gia nhưng kết quả từ các vị còn lại vẫn được sử dụng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Bàn thảo rất sôi nổi nhưng kết quả là hoãn, chắc không phải là mong muốn của đại biểu, càng không phải là nguyện vọng của cử tri. Hơn nữa, kết quả bấm nút biểu quyết chứ không phải lá phiếu thăm dò mới có giá trị cao nhất.
Nhưng, thà chưa thông qua còn hơn là quyết định theo dự thảo ban đầu được trình, một vị đại biểu chuyên trách bình luận.
Quốc hội Việt Nam đã từng đứng trước những vấn đề không thể nói là không khó khăn, song vẫn được cử tri “tín nhiệm cao” cho quyết định cuối cùng.
Còn sự tín nhiệm của cử tri dành cho Quốc hội ở việc thay đổi cách thức lấy phiếu tín nhiệm lần này, thì sao?
Quá trình bàn thảo rất sôi nổi, nhưng kết quả thì lại là một khoảng lặng, theo nhận xét của hơn một vị đại biểu trước thềm phiên bế mạc kỳ họp 7 của Quốc hội vào sáng 24/6.
Trước hết, nói về quá trình sửa đổi, như nhận xét của đại biểu Lê Thanh Vân, Quốc hội Việt Nam hiếm khi chuyển từ tham luận thành tranh luận như phiên góp ý sửa Nghị quyết 35 chiều 13/6 vừa qua.
Tại đây, một vị đại biểu kể, ông đã bị cử tri chê vì lấy phiếu theo ba mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Nhưng, giữ nguyên ba mức như trên lại là quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tờ trình sửa Nghị quyết 35.
Còn, điều mà nhiều cử tri khen là mỗi năm lấy phiếu một lần, thì nay “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt và đề nghị chọn phương án mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội, hội đồng nhân dân tiến hành lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ”.
Lấy phiếu một lần và giữ nguyên ba mức cũng là quan điểm của Chính phủ.
“Quy định này phù hợp với mục đích của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò mức độ tín nhiệm, làm cơ sở cho việc xem xét, bố trí, sử dụng cán bộ mà không phải là bước đánh giá để xử lý cán bộ, đồng thời, bảo đảm tính thận trọng trong việc đánh giá năng lực của cán bộ”, Chính phủ tỏ rõ quan điểm.
Sửa Nghị quyết 35 theo hướng chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ cũng được Chính phủ biểu thị đồng tình, như quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhưng, đa số trong 23 ý kiến chiều 13/6 đề nghị lấy phiếu hai lần một nhiệm kỳ vào năm thứ hai và thứ tư. Đồng thời chỉ để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Phiếu thăm dò về hai nội dung này được gửi tới từng vị đại biểu Quốc hội.
Sau đó, dù con số cụ thể về kết quả thăm dò không được công bố, song dường như nhiều vị đại biểu mong muốn sẽ lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ và chỉ thể hiện hai mức tín nhiệm.
Theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm, nếu để ba mức thì phải nhằm đánh giá là anh nào có thể đảm nhiệm chức vụ cao hơn, anh nào chỉ nên ở nguyên vị trí và anh nào cần rời vị trí chứ không phải nửa vời như phương án tại tờ trình.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, quyết định lấy phiếu hai lần và chỉ để hai mức đánh giá, suy cho cùng, sẽ thể hiện trách nhiệm của Quốc hội với việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Là cụ thể hóa triển khai trong thực tế yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, đại biểu Hùng nhấn mạnh.
Nhưng, kết quả là sẽ còn phải chờ. Việc chưa thông qua dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là “sự đồng thuận trong Quốc hội còn chưa cao”.
Cụ thể, trong 498 vị đại biểu thì còn 128 đại biểu chưa phát biểu ý kiến. Mặt khác, chỉ có vấn đề thời hạn, thời điểm lấy phiếu có phương án nhận được hơn 50% tổng số đại biểu nhất trí, còn về thể hiện mức độ tín nhiệm thì không có phương án nào đạt được 50% tổng số đại biểu nhất trí.
Băn khoăn, đó là tâm trạng của không chỉ một vị đại biểu khi nhận được thông tin này.
Bởi, việc thăm dò tại Quốc hội thường xuyên không nhận được hồi âm của 100% đại biểu. Thậm chí có nội dung xin ý kiến qua phiếu đã có lúc 202 đại biểu không tham gia nhưng kết quả từ các vị còn lại vẫn được sử dụng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Bàn thảo rất sôi nổi nhưng kết quả là hoãn, chắc không phải là mong muốn của đại biểu, càng không phải là nguyện vọng của cử tri. Hơn nữa, kết quả bấm nút biểu quyết chứ không phải lá phiếu thăm dò mới có giá trị cao nhất.
Nhưng, thà chưa thông qua còn hơn là quyết định theo dự thảo ban đầu được trình, một vị đại biểu chuyên trách bình luận.
Quốc hội Việt Nam đã từng đứng trước những vấn đề không thể nói là không khó khăn, song vẫn được cử tri “tín nhiệm cao” cho quyết định cuối cùng.
Còn sự tín nhiệm của cử tri dành cho Quốc hội ở việc thay đổi cách thức lấy phiếu tín nhiệm lần này, thì sao?