Góp ý đề án tái cơ cấu kinh tế, nhìn từ một ý kiến “lạ”
Ý kiến của 136 lượt đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được tập hợp
Sau phiên thảo luận tại tổ chiều 24/5, ý kiến của 136 lượt đại biểu Quốc hội về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được tập hợp thành bản báo cáo 11 trang.
Nhận xét rằng, "đề án dù còn khiếm khuyết nhưng là một công trình công phu", song nội dung chi tiết của báo cáo cho thấy khiếm khuyết thì nhiều, công phu chưa rõ.
Đi vào nội dung cụ thể, bản tổng hợp đã ghi nhận ý kiến "đề nghị chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động của Vinashin, Vinalines và các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc sự quản lý của Bộ".
Đặt trong bối cảnh góp ý về một đề án "mênh mông" về tái cơ cấu kinh tế, ý kiến này không thể không gợi ra câu hỏi về sự "lạc đề" của nó.
Nhưng, đặt trong bối cảnh câu chuyện về Vinashin còn nhiều dấu chấm lửng và Vinalines đang kể tiếp những điều được cho là thậm vô lý đang được lấy làm ví dụ điển hình ở nhiều phiên thảo luận tại nghị trường, thì có thể hiểu được cái lý ở đó.
Bởi, sự sốt ruột của không ít chuyên gia kinh tế và cả nhiều đại biểu đều tập trung vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - một trong ba trọng tâm đã được xác định của tái cơ cấu kinh tế - được cho là chưa "nhúc nhích" được bao nhiêu, trong khi yêu cầu đặt ra lại vô cùng cấp thiết.
Và, còn bởi lập luận tiếp theo được thể hiện tại báo cáo này là đề nghị xử lý nghiêm các sai phạm tại các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua một cách triệt để, xác định trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể thực hiện tái cơ cấu.
Vậy, doanh nghiệp nhà nước, theo quan điểm chung nhất từ hơn 100 ý kiến đại biểu, cần được cải cách như thế nào? Báo cáo tổng hợp nêu, một số ý kiến đồng tình với quan điểm không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết nền kinh tế, cần giảm dần vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.
Ý kiến ở 6 tổ đại biểu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chỉ nên nắm những lĩnh vực mang tính huyết mạch của nền kinh tế, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia, thu hẹp lại một số lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để chuyển giao cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cần tách bạch vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị - người đại diện phần vốn nhà nước với người điều hành doanh nghiệp - giám đốc
Một số đại biểu có ý kiến, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (51%) các doanh nghiệp nhà nước, kể cả đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, tiến hành thử nghiệm thuê người nước ngoài có năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của khối doanh nghiệp này, lấy tiêu chí hiệu quả, sức cạnh tranh để đánh giá, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Giải pháp liên quan đến con người trong quản lý nhà nước đối với quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng là nội dung được đề cập.
Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò khác với một doanh nghiệp bình thường, cần có cơ chế riêng khi họ thực hiện cả mục tiêu xã hội. Cần phân loại các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội.Đồng thời cần có cơ chế lương đặc thù cho các doanh nghiệp này để thu hút được người tài, thực hiện quan điểm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Cho rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề lớn liên quan chặt chẽ đến một số lượng lớn người lao động, nhiều đại biểu đề nghị phải thận trọng khi đưa ra giải pháp về cổ phần hóa, rút vốn nhà nước hoặc cho giải thể, phá sản, cần các chính sách hỗ trợ người lao động mất việc khi thực hiện quá trình này.
Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt việc các doanh nghiệp này được đầu tư ra ngoài ngành đặc biệt là đầu tư vào các tổ chức tài chính và thị trường bất động sản là ý kiến tại 3 tổ thảo luận. Ý kiến khác nhấn mạnh, việc phát triển đa ngành, đa nghề ở các tập đoàn chưa thực sự phù hợp ở Việt Nam.
"Có ý kiến đề nghị không giao cho các bộ, ngành quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đề nghị thí điểm tập đoàn và tổng công ty Nhà nước không cần bộ chủ quản".
Như một sự cộng hưởng, thời điểm phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế diễn ra cũng là lúc bản kiến nghị gắn với nội dung khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được Ủy ban Kinh tế gửi đến các vị đại biểu.
Một nguyên tắc được đưa ra tại đây là chỉ những doanh nghiệp nhà nước nằm trong tiêu chí "4 có, 3 không" thì được duy trì và phát triển.
4 có bao gồm doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực tạo ra hàng hóa cực kỳ thiết yếu cho nền kinh tế (giao thông, cảng biển, sân bay, an ninh năng lượng) đầu tư tốn kém, thu hồi chậm; các ngành áp dụng công nghệ mới nhiều rủi ro, và những ngành đặc thù như chất độc, thuốc lá, rượu... mang tính độc quyền tự nhiên.
Và 3 không là: không đầu tư vào những ngành vì lợi nhuận đơn thuần; không đầu tư vào những ngành vì địa tô đơn thuần; và không đầu tư tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác cùng ngành, cùng lĩnh vực.
Nhận xét rằng, "đề án dù còn khiếm khuyết nhưng là một công trình công phu", song nội dung chi tiết của báo cáo cho thấy khiếm khuyết thì nhiều, công phu chưa rõ.
Đi vào nội dung cụ thể, bản tổng hợp đã ghi nhận ý kiến "đề nghị chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động của Vinashin, Vinalines và các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc sự quản lý của Bộ".
Đặt trong bối cảnh góp ý về một đề án "mênh mông" về tái cơ cấu kinh tế, ý kiến này không thể không gợi ra câu hỏi về sự "lạc đề" của nó.
Nhưng, đặt trong bối cảnh câu chuyện về Vinashin còn nhiều dấu chấm lửng và Vinalines đang kể tiếp những điều được cho là thậm vô lý đang được lấy làm ví dụ điển hình ở nhiều phiên thảo luận tại nghị trường, thì có thể hiểu được cái lý ở đó.
Bởi, sự sốt ruột của không ít chuyên gia kinh tế và cả nhiều đại biểu đều tập trung vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - một trong ba trọng tâm đã được xác định của tái cơ cấu kinh tế - được cho là chưa "nhúc nhích" được bao nhiêu, trong khi yêu cầu đặt ra lại vô cùng cấp thiết.
Và, còn bởi lập luận tiếp theo được thể hiện tại báo cáo này là đề nghị xử lý nghiêm các sai phạm tại các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua một cách triệt để, xác định trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể thực hiện tái cơ cấu.
Vậy, doanh nghiệp nhà nước, theo quan điểm chung nhất từ hơn 100 ý kiến đại biểu, cần được cải cách như thế nào? Báo cáo tổng hợp nêu, một số ý kiến đồng tình với quan điểm không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết nền kinh tế, cần giảm dần vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.
Ý kiến ở 6 tổ đại biểu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chỉ nên nắm những lĩnh vực mang tính huyết mạch của nền kinh tế, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia, thu hẹp lại một số lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để chuyển giao cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cần tách bạch vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị - người đại diện phần vốn nhà nước với người điều hành doanh nghiệp - giám đốc
Một số đại biểu có ý kiến, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (51%) các doanh nghiệp nhà nước, kể cả đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, tiến hành thử nghiệm thuê người nước ngoài có năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của khối doanh nghiệp này, lấy tiêu chí hiệu quả, sức cạnh tranh để đánh giá, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Giải pháp liên quan đến con người trong quản lý nhà nước đối với quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng là nội dung được đề cập.
Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò khác với một doanh nghiệp bình thường, cần có cơ chế riêng khi họ thực hiện cả mục tiêu xã hội. Cần phân loại các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội.Đồng thời cần có cơ chế lương đặc thù cho các doanh nghiệp này để thu hút được người tài, thực hiện quan điểm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Cho rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề lớn liên quan chặt chẽ đến một số lượng lớn người lao động, nhiều đại biểu đề nghị phải thận trọng khi đưa ra giải pháp về cổ phần hóa, rút vốn nhà nước hoặc cho giải thể, phá sản, cần các chính sách hỗ trợ người lao động mất việc khi thực hiện quá trình này.
Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt việc các doanh nghiệp này được đầu tư ra ngoài ngành đặc biệt là đầu tư vào các tổ chức tài chính và thị trường bất động sản là ý kiến tại 3 tổ thảo luận. Ý kiến khác nhấn mạnh, việc phát triển đa ngành, đa nghề ở các tập đoàn chưa thực sự phù hợp ở Việt Nam.
"Có ý kiến đề nghị không giao cho các bộ, ngành quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đề nghị thí điểm tập đoàn và tổng công ty Nhà nước không cần bộ chủ quản".
Như một sự cộng hưởng, thời điểm phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế diễn ra cũng là lúc bản kiến nghị gắn với nội dung khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được Ủy ban Kinh tế gửi đến các vị đại biểu.
Một nguyên tắc được đưa ra tại đây là chỉ những doanh nghiệp nhà nước nằm trong tiêu chí "4 có, 3 không" thì được duy trì và phát triển.
4 có bao gồm doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực tạo ra hàng hóa cực kỳ thiết yếu cho nền kinh tế (giao thông, cảng biển, sân bay, an ninh năng lượng) đầu tư tốn kém, thu hồi chậm; các ngành áp dụng công nghệ mới nhiều rủi ro, và những ngành đặc thù như chất độc, thuốc lá, rượu... mang tính độc quyền tự nhiên.
Và 3 không là: không đầu tư vào những ngành vì lợi nhuận đơn thuần; không đầu tư vào những ngành vì địa tô đơn thuần; và không đầu tư tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác cùng ngành, cùng lĩnh vực.