“Gu” mua sắm của giới trẻ Việt
Những vật dụng mà giới trẻ Việt Nam hiện nay thích nhất là xe gắn máy, điện thoại di động, laptop, iPod, đồ thời trang
Những vật dụng mà giới trẻ Việt Nam hiện nay thích nhất là xe gắn máy, điện thoại di động, laptop, iPod, đồ thời trang...
Đó là thông tin được bà Nicole Vooijs, Công ty Mindshare Việt Nam, đưa ra tại hội thảo “Tiếp thị Việt Nam 2007 - thách thức và cơ hội” do Vietnam Marcom và Markplus Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM.
“Khi mua sắm họ chú ý đến thương hiệu của sản phẩm và có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm phản ánh phong cách sống của họ”, bà nói.
68% thanh niên cho biết nhãn hiệu là điều họ quan tâm nhất khi mua hàng, khoảng 73% thanh niên sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm có chất lượng. Cũng có hơn 70% thanh niên tìm mua hàng hay dịch vụ dựa trên những thông tin quảng cáo. Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam không chạy theo nhiều ảnh hưởng bên ngoài mà gắn chặt với những giá trị truyền thống.
Xu hướng thói quen xem tivi, nghe nhạc và đọc sách trong thanh niên trước kia giờ đã giảm, mà thay vào đó là sự gia tăng của việc thích ra phố, chơi thể thao, chơi game và lướt net. Giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các phương tiện và sản phẩm kỹ thuật số, và xu hướng này cũng bắt đầu lấn át các sản phẩm truyền thông truyền thống.
Một khảo sát cho thấy 52% thanh niên cho biết họ lướt web ít nhất một lần/tuần, con số này rất ấn tượng nếu so với 32% của năm 2002.
Thanh niên Việt Nam thường đi siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu bóng, trung tâm văn hóa, sân vận động... Đã xuất hiện những xu hướng mới ở nước ngoài trong thanh niên Việt Nam như chơi ván trượt, bóng rổ, nhảy hip-hop, thời trang.
Theo phân tích của bà Nicole Vooijs, có hơn 40 hướng để tiếp cận giới trẻ, tuy nhiên tivi vẫn là cách tốt nhất để tiếp cận. Vì vậy nâng cấp các chương trình truyền hình là phương tiện hữu hiệu nhất (có thể thấy rõ qua các chương trình game show, ca nhạc, MTV...).
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ, tốc độ phát triển nhanh và rất tiềm năng. Theo khảo sát độ tuổi trung bình trong dân số Việt Nam là 24, chính vì vậy thị trường này rất tiềm năng và có rất nhiều cơ hội, do vậy cũng cần có cách tiếp cận cho phân khúc thị trường này. Ở độ tuổi này họ thích những thử thách (56%), thích làm những việc có tính mạo hiểm (39%), thường xuyên tập luyện thể thao để giữ cho cơ thể có một thân hình tốt (58%).
Các bạn trẻ (20-24 tuổi) cũng thừa nhận điện thoại di động là thứ thiết yếu nhất khó rời bỏ trong cuộc sống (46%), có đến 2/3 thanh niên thành thị sở hữu điện thoại di động, 61% bạn trẻ muốn giữ liên lạc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Khảo sát cũng cho thấy 92% bạn trẻ thường download âm nhạc vào điện thoại, 73% download nhạc chuông, 50% chơi game, 44% download screensaver, 20% xem phim, 18% gửi thiệp và 5% nhận và viết email. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở cho các nhà marketing.
Đó là thông tin được bà Nicole Vooijs, Công ty Mindshare Việt Nam, đưa ra tại hội thảo “Tiếp thị Việt Nam 2007 - thách thức và cơ hội” do Vietnam Marcom và Markplus Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM.
“Khi mua sắm họ chú ý đến thương hiệu của sản phẩm và có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm phản ánh phong cách sống của họ”, bà nói.
68% thanh niên cho biết nhãn hiệu là điều họ quan tâm nhất khi mua hàng, khoảng 73% thanh niên sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm có chất lượng. Cũng có hơn 70% thanh niên tìm mua hàng hay dịch vụ dựa trên những thông tin quảng cáo. Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam không chạy theo nhiều ảnh hưởng bên ngoài mà gắn chặt với những giá trị truyền thống.
Xu hướng thói quen xem tivi, nghe nhạc và đọc sách trong thanh niên trước kia giờ đã giảm, mà thay vào đó là sự gia tăng của việc thích ra phố, chơi thể thao, chơi game và lướt net. Giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các phương tiện và sản phẩm kỹ thuật số, và xu hướng này cũng bắt đầu lấn át các sản phẩm truyền thông truyền thống.
Một khảo sát cho thấy 52% thanh niên cho biết họ lướt web ít nhất một lần/tuần, con số này rất ấn tượng nếu so với 32% của năm 2002.
Thanh niên Việt Nam thường đi siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu bóng, trung tâm văn hóa, sân vận động... Đã xuất hiện những xu hướng mới ở nước ngoài trong thanh niên Việt Nam như chơi ván trượt, bóng rổ, nhảy hip-hop, thời trang.
Theo phân tích của bà Nicole Vooijs, có hơn 40 hướng để tiếp cận giới trẻ, tuy nhiên tivi vẫn là cách tốt nhất để tiếp cận. Vì vậy nâng cấp các chương trình truyền hình là phương tiện hữu hiệu nhất (có thể thấy rõ qua các chương trình game show, ca nhạc, MTV...).
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ, tốc độ phát triển nhanh và rất tiềm năng. Theo khảo sát độ tuổi trung bình trong dân số Việt Nam là 24, chính vì vậy thị trường này rất tiềm năng và có rất nhiều cơ hội, do vậy cũng cần có cách tiếp cận cho phân khúc thị trường này. Ở độ tuổi này họ thích những thử thách (56%), thích làm những việc có tính mạo hiểm (39%), thường xuyên tập luyện thể thao để giữ cho cơ thể có một thân hình tốt (58%).
Các bạn trẻ (20-24 tuổi) cũng thừa nhận điện thoại di động là thứ thiết yếu nhất khó rời bỏ trong cuộc sống (46%), có đến 2/3 thanh niên thành thị sở hữu điện thoại di động, 61% bạn trẻ muốn giữ liên lạc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Khảo sát cũng cho thấy 92% bạn trẻ thường download âm nhạc vào điện thoại, 73% download nhạc chuông, 50% chơi game, 44% download screensaver, 20% xem phim, 18% gửi thiệp và 5% nhận và viết email. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở cho các nhà marketing.