Hà Nội chính thức lấy đất Nhà máy Rượu
Các sở ngành và UBND quận Hai Bà Trưng phải tiến hành thu hồi đất của hai doanh nghiệp để xây trường học và làm đường giao thông
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Hai Bà Trưng tiến hành thu hồi đất của hai doanh nghiệp để xây trường học và làm đường giao thông.
Theo đó, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các đơn vị trên tiến hành thủ tục thu hồi một phần diện tích đất của Nhà máy Rượu Hà Nội và Nhà máy Dệt kim Đông Xuân cho mục đích nói trên.
Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc, cả hai khu đất này đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc nghiên cứu bố trí để xây dựng trường học. Tại Nhà máy Rượu Hà Nội số 94 phố Lò Đúc, diện tích dành để xây dựng trường là hơn 3.500 m2 và để phục vụ tách cấp cho Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.
Còn khu đất Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại số 67 phố Ngô Thì Nhậm cũng được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng với một ô đất 4.000 m2 để đầu tư xây dựng trường tiểu học Ngô Thì Nhậm.
Ngoài ra, phần đất thu hồi sẽ được dùng để dùng làm công trình sân vườn trường mẫu giáo Chim Non và đường Thi Sách kéo dài.
Hiện ô đất tại Nhà máy Rượu Hà Nội đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa cắm mốc giới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô đất.
Lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc hướng dẫn quận Hai Bà Trưng về thực hiện quy hoạch liên quan phù hợp với các quy định hiện hành để xây dựng trường và các công trình liên quan. Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế tài chính, hướng dẫn các doanh nghiệp và quận Hai Bà Trưng thực hiện theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện dự án đầu tư.
Các sở, ngành, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nội dung được giao trước ngày 24/8/2013 để thành phố xem xét, chỉ đạo.
Được biết, lô đất tại Nhà máy Rượu Hà Nội với tổng diện tích là 7.657 m2, bao gồm hai khu đất riêng biệt nằm cạnh nhau từng được thành phố tính dùng để “đền bù” cho chủ đầu tư dự án khách sạn SAS trong công viên Thống Nhất, sau khi dự án này bị huỷ bỏ.
Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp này cho rằng, diện tích khu đất này nhỏ hơn khu đất cũ tại 295 Lê Duẩn (10.133 m2), nên sau đó các bên liên quan đã thống nhất dời dự án này lên khu Mễ Trì, thuộc huyện Từ Liêm.
Theo đó, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các đơn vị trên tiến hành thủ tục thu hồi một phần diện tích đất của Nhà máy Rượu Hà Nội và Nhà máy Dệt kim Đông Xuân cho mục đích nói trên.
Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc, cả hai khu đất này đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc nghiên cứu bố trí để xây dựng trường học. Tại Nhà máy Rượu Hà Nội số 94 phố Lò Đúc, diện tích dành để xây dựng trường là hơn 3.500 m2 và để phục vụ tách cấp cho Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.
Còn khu đất Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại số 67 phố Ngô Thì Nhậm cũng được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng với một ô đất 4.000 m2 để đầu tư xây dựng trường tiểu học Ngô Thì Nhậm.
Ngoài ra, phần đất thu hồi sẽ được dùng để dùng làm công trình sân vườn trường mẫu giáo Chim Non và đường Thi Sách kéo dài.
Hiện ô đất tại Nhà máy Rượu Hà Nội đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa cắm mốc giới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô đất.
Lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc hướng dẫn quận Hai Bà Trưng về thực hiện quy hoạch liên quan phù hợp với các quy định hiện hành để xây dựng trường và các công trình liên quan. Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế tài chính, hướng dẫn các doanh nghiệp và quận Hai Bà Trưng thực hiện theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện dự án đầu tư.
Các sở, ngành, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nội dung được giao trước ngày 24/8/2013 để thành phố xem xét, chỉ đạo.
Được biết, lô đất tại Nhà máy Rượu Hà Nội với tổng diện tích là 7.657 m2, bao gồm hai khu đất riêng biệt nằm cạnh nhau từng được thành phố tính dùng để “đền bù” cho chủ đầu tư dự án khách sạn SAS trong công viên Thống Nhất, sau khi dự án này bị huỷ bỏ.
Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp này cho rằng, diện tích khu đất này nhỏ hơn khu đất cũ tại 295 Lê Duẩn (10.133 m2), nên sau đó các bên liên quan đã thống nhất dời dự án này lên khu Mễ Trì, thuộc huyện Từ Liêm.