Hà Nội sẽ không còn xích lô?
Một số ý kiến từ các cơ quan quản lý đã đề cập việc loại bỏ hoàn toàn hoạt động của xích lô trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đã có ý kiến từ các cơ quan quản lý đã đề cập việc loại bỏ hoàn toàn hoạt động của xích lô trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một cuộc họp giữa Sở Giao Thông Vận tải , Sở Văn hóa -Thể thao và du lịch cùng Công an thành phố Hà Nội vừa được tổ chức để bàn về các giải pháp quản lý xích lô trên địa bàn. Nhiều ý kiến rất bức xúc trước tình trạng xe xích lô ngang nhiên chở khách vào giờ cao điểm, đi sai phần đường, vi phạm nhiều quy định về trật tự an toàn giao thông.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: để hạn chế những bất cập từ dịch vụ này, trước đó, Sở đã có quy định xích lô chỉ được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm trên hai lộ trình nhất định. Chỉ được phép đỗ tại hai điểm là vỉa hè đường Yên Phụ và vỉa hè đường Trần Quang Khải. Quy định rõ ràng nhưng chủ phương tiện vẫn cố tình vi phạm.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, toàn thành phố hiện có 5 công ty hoạt động vận chuyển bằng xe xích lô với 388 xe. Chỉ có 284 xe có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, 79 xe có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành quá hạn và 25 xe không có giấy chứng nhận lưu hành.
Từ 20/8 - 28/9/2009, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý tới 1.047 trường hợp xe xích lô vi phạm, phạt hơn 31 triệu đồng, tạm giữ giấy tờ 43 trường hợp, tạm giữ 71 xe. Điều này cho thấy ý thức người điều khiển phương tiện rất kém, khi bị phạt vẫn cố tình chây ì, tình trạng tái phạm khá thường xuyên.
Đại tá Trần Thùy, Phó giám đố Công an thành phố Hà Nội cho rằng: để hạn chế vấn đề này, cần phải siết chặt quản lý đối với 5 công ty kinh doanh hoạt động xích lô trên địa bàn Hà Nội. Thời gian tới, Công an thành phố sẽ cho lập tổ công tác kiểm tra 5 công ty nói trên, đặc biệt chú ý về hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề. Nếu doanh nghiệp nào không đủ điều kiện thì đề nghị rút giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, tại buổi họp bàn, ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lại cho rằng, chúng ta không dễ dàng xử lý các xích lô vi phạm. Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, các tuyến phố cấm xe xích lô hoạt động đều không có biển cấm, khi xử lý người vi phạm thường lấy lý do không có biển cấm nên được phép đi vào. Hơn nữa, hiện nay chế tài xử lý xe xích lô vi phạm áp dụng theo Điều 11 và 21 của NĐ 146 là quá nhẹ, tính giáo dục, răn đe chưa cao. Ngoài ra cũng chưa có chế tài tịch thu, xử lý xe xích lô không có giấy tờ và giấy tờ cũ nát.
Để hạn chế vấn đề tắc đường, tai nạn giao thông do xích lô gây ra, một đại diện khác của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đề xuất toàn thành phố chỉ nên để khoảng 300 xe hoạt động, đồng thời cấp đổi biển số của toàn bộ 300 xe này để siết chặt quản lý.
Bức xúc trước tình trạng liên tiếp vi phạm của dịch vụ xích lô, nhiều ý kiến trong cuộc họp bàn đã đề cập việc loại bỏ hoàn toàn hoạt động của xích lô trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - địa bàn có nhiều xích lô du lịch hoạt động nhất cho rằng: cần bố trí lộ trình đường đi, số lượng hoạt động cụ thể đối với loại hình này.
Ông Hoa cũng kiến nghị sau năm 2010 nên xóa bỏ hoạt động của xích lô, còn trước mắt có thể không cho hoạt động trong phố cổ mà chỉ cho hoạt động quanh khu vực hồ và một số tuyến phố khác. Ngoài ra, nên giảm số lượng xe cũng như 50% tuyến đường hoạt động của xích lô, đặc biệt nên điều chỉnh lại giờ hoạt động như tăng cường hoạt động về đêm, sao cho không ảnh hưởng đến giao thông thành phố.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến không đồng tình. Theo đại diện Sở Văn hóa -Thể thao và du lịch, dịch vụ xích lô vận chuyển hành khách du lịch có tính độc đáo, đặc thù của Hà Nội, cần phải duy trì nhưng theo một quy củ nhất định.
Mặt khác, khách du lịch cũng rất chuộng hình thức tham quan độc đáo này. Không nên bỏ mà nên hệ thống lại, đưa dịch vụ này vào quy củ hơn. Việc nên giữ hay nên bỏ loại hình hoạt động xích lô chắc chắn sẽ không thể quyết định trong một sớm một chiều. Trước mắt, siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra xử phạt vẫn là cần thiết để chấn chỉnh hoạt động xích lô trên địa bàn thành phố.
Một cuộc họp giữa Sở Giao Thông Vận tải , Sở Văn hóa -Thể thao và du lịch cùng Công an thành phố Hà Nội vừa được tổ chức để bàn về các giải pháp quản lý xích lô trên địa bàn. Nhiều ý kiến rất bức xúc trước tình trạng xe xích lô ngang nhiên chở khách vào giờ cao điểm, đi sai phần đường, vi phạm nhiều quy định về trật tự an toàn giao thông.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: để hạn chế những bất cập từ dịch vụ này, trước đó, Sở đã có quy định xích lô chỉ được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm trên hai lộ trình nhất định. Chỉ được phép đỗ tại hai điểm là vỉa hè đường Yên Phụ và vỉa hè đường Trần Quang Khải. Quy định rõ ràng nhưng chủ phương tiện vẫn cố tình vi phạm.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, toàn thành phố hiện có 5 công ty hoạt động vận chuyển bằng xe xích lô với 388 xe. Chỉ có 284 xe có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, 79 xe có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành quá hạn và 25 xe không có giấy chứng nhận lưu hành.
Từ 20/8 - 28/9/2009, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý tới 1.047 trường hợp xe xích lô vi phạm, phạt hơn 31 triệu đồng, tạm giữ giấy tờ 43 trường hợp, tạm giữ 71 xe. Điều này cho thấy ý thức người điều khiển phương tiện rất kém, khi bị phạt vẫn cố tình chây ì, tình trạng tái phạm khá thường xuyên.
Đại tá Trần Thùy, Phó giám đố Công an thành phố Hà Nội cho rằng: để hạn chế vấn đề này, cần phải siết chặt quản lý đối với 5 công ty kinh doanh hoạt động xích lô trên địa bàn Hà Nội. Thời gian tới, Công an thành phố sẽ cho lập tổ công tác kiểm tra 5 công ty nói trên, đặc biệt chú ý về hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề. Nếu doanh nghiệp nào không đủ điều kiện thì đề nghị rút giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, tại buổi họp bàn, ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lại cho rằng, chúng ta không dễ dàng xử lý các xích lô vi phạm. Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, các tuyến phố cấm xe xích lô hoạt động đều không có biển cấm, khi xử lý người vi phạm thường lấy lý do không có biển cấm nên được phép đi vào. Hơn nữa, hiện nay chế tài xử lý xe xích lô vi phạm áp dụng theo Điều 11 và 21 của NĐ 146 là quá nhẹ, tính giáo dục, răn đe chưa cao. Ngoài ra cũng chưa có chế tài tịch thu, xử lý xe xích lô không có giấy tờ và giấy tờ cũ nát.
Để hạn chế vấn đề tắc đường, tai nạn giao thông do xích lô gây ra, một đại diện khác của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đề xuất toàn thành phố chỉ nên để khoảng 300 xe hoạt động, đồng thời cấp đổi biển số của toàn bộ 300 xe này để siết chặt quản lý.
Bức xúc trước tình trạng liên tiếp vi phạm của dịch vụ xích lô, nhiều ý kiến trong cuộc họp bàn đã đề cập việc loại bỏ hoàn toàn hoạt động của xích lô trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - địa bàn có nhiều xích lô du lịch hoạt động nhất cho rằng: cần bố trí lộ trình đường đi, số lượng hoạt động cụ thể đối với loại hình này.
Ông Hoa cũng kiến nghị sau năm 2010 nên xóa bỏ hoạt động của xích lô, còn trước mắt có thể không cho hoạt động trong phố cổ mà chỉ cho hoạt động quanh khu vực hồ và một số tuyến phố khác. Ngoài ra, nên giảm số lượng xe cũng như 50% tuyến đường hoạt động của xích lô, đặc biệt nên điều chỉnh lại giờ hoạt động như tăng cường hoạt động về đêm, sao cho không ảnh hưởng đến giao thông thành phố.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến không đồng tình. Theo đại diện Sở Văn hóa -Thể thao và du lịch, dịch vụ xích lô vận chuyển hành khách du lịch có tính độc đáo, đặc thù của Hà Nội, cần phải duy trì nhưng theo một quy củ nhất định.
Mặt khác, khách du lịch cũng rất chuộng hình thức tham quan độc đáo này. Không nên bỏ mà nên hệ thống lại, đưa dịch vụ này vào quy củ hơn. Việc nên giữ hay nên bỏ loại hình hoạt động xích lô chắc chắn sẽ không thể quyết định trong một sớm một chiều. Trước mắt, siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra xử phạt vẫn là cần thiết để chấn chỉnh hoạt động xích lô trên địa bàn thành phố.