Hà Nội tràn lan hoa quả không rõ nguồn gốc
Nếu tận mắt chứng kiến các "công nghệ" làm mềm, làm tươi hoa quả bằng đủ loại hóa chất, chắc chắn nhiều người không khỏi... "ghê sợ"
Tất cả các loại thực phẩm kinh doanh trên thị trường đều bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ. Nhưng riêng mặt hàng hoa quả, dường như cơ quan chức năng đến nay vẫn đang "thả nổi".
Mấy ngày vừa qua, Đoàn Thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Hà Nội chủ trì đã kiểm tra siêu thị Big C và phát hiện nhiều mặt hàng hoa quả ở đây không chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng, những loại hoa quả này vẫn nghiễm nhiên "khoác" lên mình đủ thứ nhãn mác "xịn" của Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ... và được bán với giá cắt cổ. Khảo sát thị trường hoa quả bên ngoài cũng thấy tình trạng tương tự.
Theo ông Lê Quí Hùng, Đội quản lý số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, hoa quả ngoại không có nguồn gốc không chỉ xuất hiện tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn mà tại các chợ đầu mối. Người tiêu dùng muốn tìm mua những mặt hàng hoa quả mang mác ngoại đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trên thị trường hiện nay là rất khó.
Theo quy định về nhãn mác, đối với mặt hàng nhập khẩu phải ghi đầy đủ tên nhà nhập khẩu, nhà phân phối và trên mỗi gói sản phải ghi cách bảo quản. Ngoài ra, nếu là nhãn mác ngoại phải có phụ đề bằng tiếng Việt. Nhưng tại quầy hoa quả siêu thị Big C, tất cả những loại hoa quả bày bán tại đây đều được dán nhãn ngoại như: lê Hàn Quốc, lựu và mận đen của Trung Quốc, táo gala Mỹ, me của Thái Lan... Nhưng khi bị kiểm tra, siêu thị đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng trên.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc siêu thị Big C tỏ ra bối rối: từ trước đến nay, siêu thị đều nhập mặt hàng hoa quả qua Trung tâm thương mại Sài Gòn nên mọi giấy tờ liên quan họ đều cầm hết. Ông Lê Quí Hùng, Đội quản lý số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho rằng: với vi phạm trên, siêu thị Big C đã "lừa dối người tiêu dùng".
Nhiều người thấy nhãn mác ghi "lê Hàn Quốc", tưởng lê của Hàn Quốc thật, ai dè đó là giống lê Hàn Quốc được trồng tại... Việt Nam. Cũng theo ông Hùng, hiện nay, khi các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng và nguồn gốc sản phẩm hoa quả nhập khẩu thường chỉ kiểm tra tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn lớn. Mới đây, một siêu thị lớn ở Hà Nội cũng đã bị phát giác vì gian lận khi dán nhãn mác New Zealand lên hoa quả Trung Quốc được mua ở chợ đầu mối Long Biên.
Chị Hoài Thu, chủ một ki ốt ở đường Cầu Giấy cho biết: "Buôn hoa quả như buôn rau, nơi nào rẻ thì mua". Nhiều người kinh doanh hoa quả cùng thừa nhận, họ chỉ phải đăng ký kinh doanh chứ chưa bao giờ bị ai kiểm tra về chất lượng cũng như nguồn gốc hoa quả.Ngay tại chợ Long Biên, đủ loại hoa quả với các nhãn mác ngoại như me Thái, lê Hàn Quốc, nho Mỹ... chất thành đống. Nhưng nếu tận mắt chứng kiến các "công nghệ" làm mềm, làm tươi hoa quả bằng đủ loại hóa chất, chắc chắn nhiều người không khỏi... "ghê sợ".
Ngay dưới gầm cầu Long Biên, một người đàn ông lực lưỡng lôi từ trong bao tải ra từng quả cam rồi dùng chày đập lấy đập để rồi vứt thành đống. Người phụ nữ bịt khẩu trang lên tiếng: "Cam phải làm như thế thì mới mềm và ngọt nước". Mà không hiểu người ta ngâm cam vào loại hoá chất gì mà cam cứng và có thể để vài tháng, thậm chí cả năm cũng không bị hỏng, thối (?).
TS.Trần Thị Mai, Phó viện trưởng Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thừa nhận, hiện vẫn có nhiều hộ nông dân (các tỉnh phía Bắc) bảo quản hoa quả bằng hoá chất. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết người nông dân đã dùng những hoá chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, mùi rất nồng. Mỗi lần bảo quản, họ phải đi ủng, găng tay rất cẩn thận. Chất đó có thể là chất 2,6D (một hoá chất rất độc hại) trên thế giới nghiêm cấm bảo quản hoa quả, nhưng nhiều nông dân vẫn sử dụng để bảo quản hoa quả.
Cách đây không lâu, Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố cũng đã từng tiến hành kiểm tra mặt hàng hoa quả tại chợ 19/12 (chợ Âm Phủ). Kết quả, tất cả các quầy kinh doanh hoa quả được kiểm tra đều vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một quan chức ngành y tế cho rằng việc kiểm tra hoa quả là công việc của Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), còn nguồn gốc thì hỏi bên Chi cục Quản lý thị trường.
Thế nhưng, không biết bao lâu những đơn vị này mới lui tới các điểm kinh doanh hoa quả. Chỉ biết rằng hầu hết các quầy trên thị trường Hà Nội hiện đang kinh doanh các loại hoa quả không rõ nguồn gốc.
Mấy ngày vừa qua, Đoàn Thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Hà Nội chủ trì đã kiểm tra siêu thị Big C và phát hiện nhiều mặt hàng hoa quả ở đây không chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng, những loại hoa quả này vẫn nghiễm nhiên "khoác" lên mình đủ thứ nhãn mác "xịn" của Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ... và được bán với giá cắt cổ. Khảo sát thị trường hoa quả bên ngoài cũng thấy tình trạng tương tự.
Theo ông Lê Quí Hùng, Đội quản lý số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, hoa quả ngoại không có nguồn gốc không chỉ xuất hiện tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn mà tại các chợ đầu mối. Người tiêu dùng muốn tìm mua những mặt hàng hoa quả mang mác ngoại đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trên thị trường hiện nay là rất khó.
Theo quy định về nhãn mác, đối với mặt hàng nhập khẩu phải ghi đầy đủ tên nhà nhập khẩu, nhà phân phối và trên mỗi gói sản phải ghi cách bảo quản. Ngoài ra, nếu là nhãn mác ngoại phải có phụ đề bằng tiếng Việt. Nhưng tại quầy hoa quả siêu thị Big C, tất cả những loại hoa quả bày bán tại đây đều được dán nhãn ngoại như: lê Hàn Quốc, lựu và mận đen của Trung Quốc, táo gala Mỹ, me của Thái Lan... Nhưng khi bị kiểm tra, siêu thị đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng trên.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc siêu thị Big C tỏ ra bối rối: từ trước đến nay, siêu thị đều nhập mặt hàng hoa quả qua Trung tâm thương mại Sài Gòn nên mọi giấy tờ liên quan họ đều cầm hết. Ông Lê Quí Hùng, Đội quản lý số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho rằng: với vi phạm trên, siêu thị Big C đã "lừa dối người tiêu dùng".
Nhiều người thấy nhãn mác ghi "lê Hàn Quốc", tưởng lê của Hàn Quốc thật, ai dè đó là giống lê Hàn Quốc được trồng tại... Việt Nam. Cũng theo ông Hùng, hiện nay, khi các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng và nguồn gốc sản phẩm hoa quả nhập khẩu thường chỉ kiểm tra tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn lớn. Mới đây, một siêu thị lớn ở Hà Nội cũng đã bị phát giác vì gian lận khi dán nhãn mác New Zealand lên hoa quả Trung Quốc được mua ở chợ đầu mối Long Biên.
Chị Hoài Thu, chủ một ki ốt ở đường Cầu Giấy cho biết: "Buôn hoa quả như buôn rau, nơi nào rẻ thì mua". Nhiều người kinh doanh hoa quả cùng thừa nhận, họ chỉ phải đăng ký kinh doanh chứ chưa bao giờ bị ai kiểm tra về chất lượng cũng như nguồn gốc hoa quả.Ngay tại chợ Long Biên, đủ loại hoa quả với các nhãn mác ngoại như me Thái, lê Hàn Quốc, nho Mỹ... chất thành đống. Nhưng nếu tận mắt chứng kiến các "công nghệ" làm mềm, làm tươi hoa quả bằng đủ loại hóa chất, chắc chắn nhiều người không khỏi... "ghê sợ".
Ngay dưới gầm cầu Long Biên, một người đàn ông lực lưỡng lôi từ trong bao tải ra từng quả cam rồi dùng chày đập lấy đập để rồi vứt thành đống. Người phụ nữ bịt khẩu trang lên tiếng: "Cam phải làm như thế thì mới mềm và ngọt nước". Mà không hiểu người ta ngâm cam vào loại hoá chất gì mà cam cứng và có thể để vài tháng, thậm chí cả năm cũng không bị hỏng, thối (?).
TS.Trần Thị Mai, Phó viện trưởng Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thừa nhận, hiện vẫn có nhiều hộ nông dân (các tỉnh phía Bắc) bảo quản hoa quả bằng hoá chất. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết người nông dân đã dùng những hoá chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, mùi rất nồng. Mỗi lần bảo quản, họ phải đi ủng, găng tay rất cẩn thận. Chất đó có thể là chất 2,6D (một hoá chất rất độc hại) trên thế giới nghiêm cấm bảo quản hoa quả, nhưng nhiều nông dân vẫn sử dụng để bảo quản hoa quả.
Cách đây không lâu, Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố cũng đã từng tiến hành kiểm tra mặt hàng hoa quả tại chợ 19/12 (chợ Âm Phủ). Kết quả, tất cả các quầy kinh doanh hoa quả được kiểm tra đều vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một quan chức ngành y tế cho rằng việc kiểm tra hoa quả là công việc của Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), còn nguồn gốc thì hỏi bên Chi cục Quản lý thị trường.
Thế nhưng, không biết bao lâu những đơn vị này mới lui tới các điểm kinh doanh hoa quả. Chỉ biết rằng hầu hết các quầy trên thị trường Hà Nội hiện đang kinh doanh các loại hoa quả không rõ nguồn gốc.