Hà Nội vẫn muốn giữ tên cầu Nhật Tân
UBND thành phố Hà Nội đề xuất giữ nguyên tên gọi cầu Nhật Tân khi cây cầu này hoạt động
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2014.
Theo đó, UBND thành phố đề nghị đặt tên 25 đường, phố mới, gồm: Phố Thọ Tháp, phố Mạc Thái Tổ, phố Mạc Thái Tông (quận Cầu Giấy); phố Bằng Liệt, phố Hưng Phúc, phố Đông Thiên (quận Hoàng Mai); phố Thiên Hiền, phố Sa Đôi, phố Phú Đô, phố Nhổn, phố Hòe Thị, phố Tu Hoàng, phố Thị Cấm, phố Ngọc Trục, đường Đại Mỗ, phố Cầu Cốc, phố Miêu Nha, phố Cương Kiên, phố Đồng Me, phố Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); đường Quảng Oai, đường Phú Mỹ, đường Tây Đằng (huyện Ba Vì); đường Đá Bạc, phố Cầu Hang (thị xã Sơn Tây) và kéo dài đường Hữu Hưng (quận Nam Từ Liêm).
Đáng chú ý, mặc dù đã có ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải mới đây, song trong tờ trình Hội đồng Nhân dân lần này, UBND thành phố Hà Nội vẫn đề nghị đặt tên cầu Nhật Tân cho cây cầu dây văng dài hơn 3,7 km bắc qua sông Hồng với điểm đầu phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh).
Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật hoặc tên kép, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội cùng Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất tên gọi.
Trong khi đó, ttheo UBND thành phố Hà Nội, việc đặt tên, đổi tên công trình công cộng phải thực hiện theo đúng quy trình và quy định tại nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên công trình công cộng và thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Cùng với đó, việc đổi hay đặt tên một công trình quan trọng có liên quan đến công chúng thì phải lấy ý kiến người dân trước khi có quyết định cuối cùng. Thăm dò bước đấu của UBND thành phố Hà Nội cho thấy, nhiều người dân Thủ đô không đồng thuận với việc đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật.
Do đó, trong tờ trình nói trên, UBND thành phố Hà Nội đã “chốt” lại phương án đặt tên chính thức cây cầu nói trên vẫn là cầu Nhật Tân, dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 1/2015.
Theo đó, UBND thành phố đề nghị đặt tên 25 đường, phố mới, gồm: Phố Thọ Tháp, phố Mạc Thái Tổ, phố Mạc Thái Tông (quận Cầu Giấy); phố Bằng Liệt, phố Hưng Phúc, phố Đông Thiên (quận Hoàng Mai); phố Thiên Hiền, phố Sa Đôi, phố Phú Đô, phố Nhổn, phố Hòe Thị, phố Tu Hoàng, phố Thị Cấm, phố Ngọc Trục, đường Đại Mỗ, phố Cầu Cốc, phố Miêu Nha, phố Cương Kiên, phố Đồng Me, phố Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); đường Quảng Oai, đường Phú Mỹ, đường Tây Đằng (huyện Ba Vì); đường Đá Bạc, phố Cầu Hang (thị xã Sơn Tây) và kéo dài đường Hữu Hưng (quận Nam Từ Liêm).
Đáng chú ý, mặc dù đã có ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải mới đây, song trong tờ trình Hội đồng Nhân dân lần này, UBND thành phố Hà Nội vẫn đề nghị đặt tên cầu Nhật Tân cho cây cầu dây văng dài hơn 3,7 km bắc qua sông Hồng với điểm đầu phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh).
Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật hoặc tên kép, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội cùng Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất tên gọi.
Trong khi đó, ttheo UBND thành phố Hà Nội, việc đặt tên, đổi tên công trình công cộng phải thực hiện theo đúng quy trình và quy định tại nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên công trình công cộng và thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Cùng với đó, việc đổi hay đặt tên một công trình quan trọng có liên quan đến công chúng thì phải lấy ý kiến người dân trước khi có quyết định cuối cùng. Thăm dò bước đấu của UBND thành phố Hà Nội cho thấy, nhiều người dân Thủ đô không đồng thuận với việc đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật.
Do đó, trong tờ trình nói trên, UBND thành phố Hà Nội đã “chốt” lại phương án đặt tên chính thức cây cầu nói trên vẫn là cầu Nhật Tân, dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 1/2015.