Hà Tây được đề nghị về với Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình lên Thủ tướng về việc cho phép sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình lên Thủ tướng về việc cho phép sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.
Theo nội dung công văn số 11/TTr-BXD, ngày 6/3 gửi Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã đề xuất phương án mở rộng địa giới hành chính Hà Nội về phía Tây.
Cụ thể: ranh giới Hà Nội mở rộng sẽ bao gồm thành phố Hà Nội hiện tại và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đông Xuân của tỉnh Hòa Bình.
Theo lý giải của Bộ Xây dựng thì việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội trong thời gian tới là hết sức cần thiết do sự quá tải về cơ sở hạ tầng, giao thông, cũng như việc thiếu quỹ đất cho các công trình công cộng như y tế, trường học, công viên, khu đô thị…
Do đó, theo Bộ, việc mở rộng địa giới hành chính cho Hà Nội cần phải sớm được thực hiện và mở rộng về phía Tây là hoàn toàn hợp lý và có tính đến yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống của Thủ đô. Đồng thời, khi mở rộng về phía Tây, sẽ thuận tiện cho việc kết nối với các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới...
Đặc biệt, việc mở rộng Hà Nội về phía Tây có thể giúp cho việc lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới mà không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hành chính của các địa phương liên quan.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong nhiều năm qua, Thủ đô Hà Nội đã có sự phát triển nhanh chóng tren nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến dân số. Thế nhưng, trong vòng 20 năm trở lại đây, quỹ đất nội thành của Hà Nội chỉ tăng được 4,5 lần với diện tích là 178,78 km2, trong khi diện tích của toàn thành phố vẫn không thay đổi.
Theo nội dung công văn số 11/TTr-BXD, ngày 6/3 gửi Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã đề xuất phương án mở rộng địa giới hành chính Hà Nội về phía Tây.
Cụ thể: ranh giới Hà Nội mở rộng sẽ bao gồm thành phố Hà Nội hiện tại và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đông Xuân của tỉnh Hòa Bình.
Theo lý giải của Bộ Xây dựng thì việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội trong thời gian tới là hết sức cần thiết do sự quá tải về cơ sở hạ tầng, giao thông, cũng như việc thiếu quỹ đất cho các công trình công cộng như y tế, trường học, công viên, khu đô thị…
Do đó, theo Bộ, việc mở rộng địa giới hành chính cho Hà Nội cần phải sớm được thực hiện và mở rộng về phía Tây là hoàn toàn hợp lý và có tính đến yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống của Thủ đô. Đồng thời, khi mở rộng về phía Tây, sẽ thuận tiện cho việc kết nối với các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới...
Đặc biệt, việc mở rộng Hà Nội về phía Tây có thể giúp cho việc lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới mà không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hành chính của các địa phương liên quan.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong nhiều năm qua, Thủ đô Hà Nội đã có sự phát triển nhanh chóng tren nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến dân số. Thế nhưng, trong vòng 20 năm trở lại đây, quỹ đất nội thành của Hà Nội chỉ tăng được 4,5 lần với diện tích là 178,78 km2, trong khi diện tích của toàn thành phố vẫn không thay đổi.