Hai biện pháp phòng ngừa dòng vốn đổi chiều
Việt Nam nên tăng tỷ lệ lãi suất để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn của các tài sản trong nước
Việt Nam nên tăng tỷ lệ lãi suất để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn của các tài sản trong nước.
Đó là một trong hai biện pháp phòng ngừa dòng vốn đổi chiều được ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered, tác giả của nhiều bản báo cáo nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam và khu vực, đưa ra trong cuộc trao đổi với báo giới.
Vốn quy mô lớn vẫn đang đổ vào Việt Nam
Thưa ông, nếu quan sát từ bên ngoài, ông có cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng quá nóng?
Tôi nghĩ là nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, đặc biệt là về đầu tư. Tất nhiên cần có những số liệu cụ thể để đưa ra đánh giá chính xác. Nếu nhìn vào tỉ lệ lạm phát hiện nay, chúng ta cũng thấy rằng tăng trưởng có thể chứa đựng một vài “bất ổn” trong ngắn hạn.
Tôi thấy Việt Nam có rất nhiều thành công đáng chúc mừng. Tuy còn nhiều bài học về quản lý kinh tế, nhưng Việt Nam xứng đáng có được tốc độ tăng trưởng đã đạt được. Vấn đề hiện tại là lạm phát, một vấn đề phổ biến tại các nền kinh tế đang phát triển. Và đây cũng là một bài học cho Việt Nam về việc kiểm soát giá cả.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam trong quá khứ chú trọng nhiều đến tăng trưởng, tìm cách thúc đẩy tăng trưởng nhanh.
Hiện tại, Chính phủ cần giải quyết vấn đề cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát. Không quốc gia nào có thể tăng trưởng với tốc độ 8-10% mà không phải đối mặt với nguy cơ lạm phát.
Ông dự báo như thế nào về dòng vốn đổ vào Việt Nam trong năm nay? Theo ông, liệu dòng vốn này có khả năng đổi chiều không?
Tôi không thấy rủi ro lớn nào đối với sự ổn định tài chính của Việt Nam trong tương lai gần.
Một phần là do chúng ta vẫn đang thấy các dòng vốn quy mô lớn đổ vào Việt Nam từ các nguồn như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối từ người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như các nguồn vốn đầu tư gián tiếp.
Tôi cho rằng có lẽ vấn đề chỉ là ở nguồn vốn đầu tư gián tiếp, còn các nguồn vốn FDI, ODA và kiều hối vào Việt Nam vẫn sẽ đủ lớn, ít nhất là đủ bù đắp thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Kết hợp cả FDI, ODA và kiều hối, Việt Nam có thể nhận được tổng dòng tiền vào khoảng 30 tỉ USD trong năm 2008, đó là chưa tính đến đầu tư gián tiếp. Con số này lớn hơn dự báo của chúng tôi về thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2008 là 20 tỉ USD.
Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên áp dụng hai biện pháp để phòng ngừa việc dòng vốn đổi chiều.
Thứ nhất là tăng tỷ lệ lãi suất để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn của các tài sản trong nước.
Thứ hai, và quan trọng hơn, một chính sách kinh tế vĩ mô đáng tin cậy và nhất quán sẽ là công cụ hữu hiệu để kiềm chế lạm phát và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.
Kiềm chế lạm phát, tăng trưởng sẽ chậm lại
Ông có bình luận gì về các chính sách tiền tệ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua?
Tôi cho rằng hướng đi tổng thể là đúng đắn, Việt Nam cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng có một vài vấn đề trong cách thực hiện, chẳng hạn như cố gắng thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh.
Ở các quốc gia khác, khi có một chính sách mới, đầu tiên sẽ có thông báo trước, sau đó tới giai đoạn thử nghiệm, rồi tới vài tuần xem xét để đánh giá các tác động của chính sách đó.
Còn ở Việt Nam, tôi thấy quá trình thực hiện khá nhanh. Các ngân hàng khó dự đoán được khi nào thì Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng chính sách mới.
Nhiều quốc gia khác trong khu vực thường có kế hoạch định trước cho các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương.
Ở Việt Nam, đôi khi khó dự đoán được diễn tiến của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này phần nào tác động đến việc quản lý rủi ro. Tôi hy vọng sắp tới sẽ có những cải tiến trong việc thực thi chính sách, thời gian cũng như tiến độ thực thi.
Kiềm chế lạm phát có thể làm giảm đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Theo ông, ưu tiên hàng đầu cho Việt Nam hiện nay là gì?
Nếu nhìn quanh khu vực châu Á, chúng ta sẽ thấy nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với lạm phát. Ở Trung Quốc, tỉ lệ lạm phát là 8%, Singapore là 6,5%, Indonesia 8%... Đây đều là những con số không hề thấp.
Vì vậy, không riêng Việt Nam đang gặp vấn đề lạm phát cao. Cũng giống như nhiều nước châu Á khác, thu nhập của người dân Việt Nam đang tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng và trở thành một trong những lý do dẫn đến lạm phát cao.
Khi kiềm chế lạm phát, chúng ta phải chấp nhận thực tế là tăng trưởng sẽ chậm lại. Rất khó đạt được tốc độ tăng trưởng cao đồng thời vẫn kiềm chế được lạm phát, đặc biệt là giá khi hàng hoá trên toàn cầu đang tăng rất cao.
Tôi cho rằng có thể đầu tư sẽ giảm trong thời gian tới. Nhưng đó chính là những gì chính sách tiền tệ hướng tới: đó là giảm cầu để cân bằng cung - cầu.
Tôi cũng đồng ý với quan điểm cho rằng ưu tiên hàng đầu của Việt Nam vào thời điểm này là kiềm chế lạm phát, vì một số lý do như sau.
Thứ nhất, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tới mức sống của người dân Việt Nam, khi mà thu nhập thực tế không tăng tương ứng với giá cả hàng hoá.
Thứ hai, để thu hút đầu tư nước ngoài thì giá cả ổn định là một nhân tố rất quan trọng. Việt Nam được biết đến như một thị trường sản xuất có chi phí thấp. Nhưng với mức tăng giá chóng mặt như trong vài tháng qua, thì lợi thế đó sẽ suy giảm.
Ông có cho rằng việc nâng giá VND là một biện pháp đúng đắn để kiềm chế lạm phát?
Hiện tại, đầu tư là một nhân tố quan trọng góp phần vào lượng hàng hoá nhập khẩu. Nếu không lo ngại về thâm hụt thương mại, việc tăng giá đồng tiền là giải pháp nên làm, vì như vậy sẽ khiến hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Nhưng nếu tính đến thâm hụt thương mại, thì tôi nghĩ rằng Việt Nam cần duy trì một tỷ giá hối đoái ổn định.
Đó là một trong hai biện pháp phòng ngừa dòng vốn đổi chiều được ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered, tác giả của nhiều bản báo cáo nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam và khu vực, đưa ra trong cuộc trao đổi với báo giới.
Vốn quy mô lớn vẫn đang đổ vào Việt Nam
Thưa ông, nếu quan sát từ bên ngoài, ông có cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng quá nóng?
Tôi nghĩ là nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, đặc biệt là về đầu tư. Tất nhiên cần có những số liệu cụ thể để đưa ra đánh giá chính xác. Nếu nhìn vào tỉ lệ lạm phát hiện nay, chúng ta cũng thấy rằng tăng trưởng có thể chứa đựng một vài “bất ổn” trong ngắn hạn.
Tôi thấy Việt Nam có rất nhiều thành công đáng chúc mừng. Tuy còn nhiều bài học về quản lý kinh tế, nhưng Việt Nam xứng đáng có được tốc độ tăng trưởng đã đạt được. Vấn đề hiện tại là lạm phát, một vấn đề phổ biến tại các nền kinh tế đang phát triển. Và đây cũng là một bài học cho Việt Nam về việc kiểm soát giá cả.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam trong quá khứ chú trọng nhiều đến tăng trưởng, tìm cách thúc đẩy tăng trưởng nhanh.
Hiện tại, Chính phủ cần giải quyết vấn đề cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát. Không quốc gia nào có thể tăng trưởng với tốc độ 8-10% mà không phải đối mặt với nguy cơ lạm phát.
Ông dự báo như thế nào về dòng vốn đổ vào Việt Nam trong năm nay? Theo ông, liệu dòng vốn này có khả năng đổi chiều không?
Tôi không thấy rủi ro lớn nào đối với sự ổn định tài chính của Việt Nam trong tương lai gần.
Một phần là do chúng ta vẫn đang thấy các dòng vốn quy mô lớn đổ vào Việt Nam từ các nguồn như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối từ người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như các nguồn vốn đầu tư gián tiếp.
Tôi cho rằng có lẽ vấn đề chỉ là ở nguồn vốn đầu tư gián tiếp, còn các nguồn vốn FDI, ODA và kiều hối vào Việt Nam vẫn sẽ đủ lớn, ít nhất là đủ bù đắp thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Kết hợp cả FDI, ODA và kiều hối, Việt Nam có thể nhận được tổng dòng tiền vào khoảng 30 tỉ USD trong năm 2008, đó là chưa tính đến đầu tư gián tiếp. Con số này lớn hơn dự báo của chúng tôi về thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2008 là 20 tỉ USD.
Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên áp dụng hai biện pháp để phòng ngừa việc dòng vốn đổi chiều.
Thứ nhất là tăng tỷ lệ lãi suất để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn của các tài sản trong nước.
Thứ hai, và quan trọng hơn, một chính sách kinh tế vĩ mô đáng tin cậy và nhất quán sẽ là công cụ hữu hiệu để kiềm chế lạm phát và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.
Kiềm chế lạm phát, tăng trưởng sẽ chậm lại
Ông có bình luận gì về các chính sách tiền tệ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua?
Tôi cho rằng hướng đi tổng thể là đúng đắn, Việt Nam cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng có một vài vấn đề trong cách thực hiện, chẳng hạn như cố gắng thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh.
Ở các quốc gia khác, khi có một chính sách mới, đầu tiên sẽ có thông báo trước, sau đó tới giai đoạn thử nghiệm, rồi tới vài tuần xem xét để đánh giá các tác động của chính sách đó.
Còn ở Việt Nam, tôi thấy quá trình thực hiện khá nhanh. Các ngân hàng khó dự đoán được khi nào thì Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng chính sách mới.
Nhiều quốc gia khác trong khu vực thường có kế hoạch định trước cho các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương.
Ở Việt Nam, đôi khi khó dự đoán được diễn tiến của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này phần nào tác động đến việc quản lý rủi ro. Tôi hy vọng sắp tới sẽ có những cải tiến trong việc thực thi chính sách, thời gian cũng như tiến độ thực thi.
Kiềm chế lạm phát có thể làm giảm đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Theo ông, ưu tiên hàng đầu cho Việt Nam hiện nay là gì?
Nếu nhìn quanh khu vực châu Á, chúng ta sẽ thấy nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với lạm phát. Ở Trung Quốc, tỉ lệ lạm phát là 8%, Singapore là 6,5%, Indonesia 8%... Đây đều là những con số không hề thấp.
Vì vậy, không riêng Việt Nam đang gặp vấn đề lạm phát cao. Cũng giống như nhiều nước châu Á khác, thu nhập của người dân Việt Nam đang tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng và trở thành một trong những lý do dẫn đến lạm phát cao.
Khi kiềm chế lạm phát, chúng ta phải chấp nhận thực tế là tăng trưởng sẽ chậm lại. Rất khó đạt được tốc độ tăng trưởng cao đồng thời vẫn kiềm chế được lạm phát, đặc biệt là giá khi hàng hoá trên toàn cầu đang tăng rất cao.
Tôi cho rằng có thể đầu tư sẽ giảm trong thời gian tới. Nhưng đó chính là những gì chính sách tiền tệ hướng tới: đó là giảm cầu để cân bằng cung - cầu.
Tôi cũng đồng ý với quan điểm cho rằng ưu tiên hàng đầu của Việt Nam vào thời điểm này là kiềm chế lạm phát, vì một số lý do như sau.
Thứ nhất, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tới mức sống của người dân Việt Nam, khi mà thu nhập thực tế không tăng tương ứng với giá cả hàng hoá.
Thứ hai, để thu hút đầu tư nước ngoài thì giá cả ổn định là một nhân tố rất quan trọng. Việt Nam được biết đến như một thị trường sản xuất có chi phí thấp. Nhưng với mức tăng giá chóng mặt như trong vài tháng qua, thì lợi thế đó sẽ suy giảm.
Ông có cho rằng việc nâng giá VND là một biện pháp đúng đắn để kiềm chế lạm phát?
Hiện tại, đầu tư là một nhân tố quan trọng góp phần vào lượng hàng hoá nhập khẩu. Nếu không lo ngại về thâm hụt thương mại, việc tăng giá đồng tiền là giải pháp nên làm, vì như vậy sẽ khiến hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Nhưng nếu tính đến thâm hụt thương mại, thì tôi nghĩ rằng Việt Nam cần duy trì một tỷ giá hối đoái ổn định.