Hai bộ “vênh” quan điểm về đề xuất thêm hàm tướng
Bộ Công an cho rằng, vị trí Thứ trưởng thường trực cũng rất quan trọng, nên cần được phong hàm đại tướng
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với thứ trưởng thường trực của cơ quan này.
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ, sáng 20/3, trình bày tóm tắt dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện nay, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mới chỉ có một hàm đại tướng là Bộ trưởng.
Do đó, trong dự thảo lần này, Bộ đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với vị trí Thứ trưởng thường trực, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.
Theo Bộ trưởng Quang, đây là vị trí quan trọng, sẽ đảm trách chỉ đạo, giải quyết mọi công việc khi Bộ trưởng đi vắng.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất tăng cấp hàm từ thiếu tướng lên trung tướng đối với hai chức danh Giám đốc công an Hà Nội và Tp.HCM và một cấp phó ở các tổng cục.
Thảo luận về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại không đồng thuận về tăng số lượng cấp tướng như đề xuất của Bộ Công an.
Theo ông Thanh, nếu thực hiện như đề xuất của Bộ Công an sẽ “làm khó” cho bên quân đội, bởi hiện nay Bộ Quốc phòng đang có chủ trương hạn chế phong hàm đối với nhiều chức vụ, phần lớn vẫn giữ nguyên trong dự thảo sửa đổi Luật Sỹ quan quân đội nhân dân. Bởi vậy, nếu để tương quan giữa lực lượng công an và quân đội thì với số lượng cấp tổng cục như hiện nay, cấp hàm trung tướng sẽ quá nhiều.
Trước quan điểm “vênh” nhau giữa hai bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo hai bên tiếp tục trao đổi, bàn bạc thêm, trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.
Liên quan đến nội dung và tiến độ xây dựng văn bản luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn…, Thủ tướng nhắc nhở các bộ, ngành cần phải quyết liệt hơn vì hiện nay hỏi đến bộ nào cũng đều trả lời “đang soạn thảo”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý tình trạng nợ đọng văn bản nếu không kịp thời xử lý sẽ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vẫn chưa thể bỏ qua được các văn bản dưới dạng nghị định, thông tư vì luật không thể "ôm" hết và có hướng dẫn chi tiết hết được.
“Trong lĩnh vực ngân hàng có khái niệm nợ xấu cấp độ 5, tức là nợ không đòi được. Xây dựng văn bản cũng vậy, không quyết liệt thì sẽ thành nợ xấu khó đòi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ, sáng 20/3, trình bày tóm tắt dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện nay, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mới chỉ có một hàm đại tướng là Bộ trưởng.
Do đó, trong dự thảo lần này, Bộ đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với vị trí Thứ trưởng thường trực, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.
Theo Bộ trưởng Quang, đây là vị trí quan trọng, sẽ đảm trách chỉ đạo, giải quyết mọi công việc khi Bộ trưởng đi vắng.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất tăng cấp hàm từ thiếu tướng lên trung tướng đối với hai chức danh Giám đốc công an Hà Nội và Tp.HCM và một cấp phó ở các tổng cục.
Thảo luận về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại không đồng thuận về tăng số lượng cấp tướng như đề xuất của Bộ Công an.
Theo ông Thanh, nếu thực hiện như đề xuất của Bộ Công an sẽ “làm khó” cho bên quân đội, bởi hiện nay Bộ Quốc phòng đang có chủ trương hạn chế phong hàm đối với nhiều chức vụ, phần lớn vẫn giữ nguyên trong dự thảo sửa đổi Luật Sỹ quan quân đội nhân dân. Bởi vậy, nếu để tương quan giữa lực lượng công an và quân đội thì với số lượng cấp tổng cục như hiện nay, cấp hàm trung tướng sẽ quá nhiều.
Trước quan điểm “vênh” nhau giữa hai bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo hai bên tiếp tục trao đổi, bàn bạc thêm, trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.
Liên quan đến nội dung và tiến độ xây dựng văn bản luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn…, Thủ tướng nhắc nhở các bộ, ngành cần phải quyết liệt hơn vì hiện nay hỏi đến bộ nào cũng đều trả lời “đang soạn thảo”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý tình trạng nợ đọng văn bản nếu không kịp thời xử lý sẽ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vẫn chưa thể bỏ qua được các văn bản dưới dạng nghị định, thông tư vì luật không thể "ôm" hết và có hướng dẫn chi tiết hết được.
“Trong lĩnh vực ngân hàng có khái niệm nợ xấu cấp độ 5, tức là nợ không đòi được. Xây dựng văn bản cũng vậy, không quyết liệt thì sẽ thành nợ xấu khó đòi”, Thủ tướng nhấn mạnh.