Xây dựng pháp luật và chuyện “dễ làm khó bỏ”
Pháp luật về kinh tế công, về sử dụng vốn Nhà nước vào đầu tư kinh doanh… chưa được đầu tư đúng mức
Dù xem xét tổng thể cả chương trình hay từng dự án cụ thể thì những lời “phàn nàn” về hiện tượng “dễ làm khó bỏ” trong xây dựng luật cũng đã xuất hiện không ít tại diễn đàn của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại báo cáo chuyên đề cải cách thể chế trong thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ Tư pháp vừa được công bố, nhận định này lại được đưa ra. Song, là để nói về sự tiến bộ, tức tình trạng “dễ làm khó bỏ” đã được hạn chế.
Nhờ đó mà một số đạo luật khó đã được ban hành, như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bước đầu đã mang lại diện mạo mới của bộ máy nhà nước theo hướng năng động, hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm trước nhân dân.
Cũng theo nhận định của Bộ Tư pháp thì một tư duy lập pháp mới đã được thể hiện trong hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ 10 năm qua.
Nhờ đó mà đã đảm bảo được sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, bảo vệ quyền con người, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Còn từ năm 2005-2010, điểm chuyển biến nổi bật được đánh giá là hoạt động xây dựng pháp luật đã không chỉ chú trọng đến ban hành các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế thị trường mà đã tập trung nhiều hơn cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ...
Dù, từ năm 2001 đến nay, lĩnh vực pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đánh giá là có nhiều khởi sắc nhất với hơn 200 luật, pháp lệnh và một số lượng lớn nghị định, quyết định được ban hành.
Cũng theo phân tích của Bộ Tư pháp, nhìn cả 10 năm thì vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các lĩnh vực. “Số lượng luật, pháp lệnh liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân còn khiêm tốn”.
Một hạn chế nữa cũng được nêu ra tại báo cáo là một số chế định rất quan trọng thuộc các định hướng trọng tâm như pháp luật về kinh tế công, về sử dụng vốn Nhà nước vào đầu tư kinh doanh… cũng chưa được đầu tư đúng mức để nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.
Đây cũng từng là vấn đề được “phê” khá gay gắt tại nghị trường, khi kết quả giám sát về quản lý vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty và tiếp đó là “sự cố” Vinashin được “mổ xẻ”.
Trong một bài viết trên VnEconomy vào đúng ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XI, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng một đạo luật về quản lý vốn kinh doanh của nhà nước đang là yêu cầu rất bức xúc đang đặt ra khi tái cấu trúc lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đang trở nên hết sức bức thiết.
Trước đó, tại kỳ họp cuối năm 2009, khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông Lịch đã phát biểu: “Nhân dân đang giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, nên đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn”.
Nhiều vị đại biểu cũng mạnh mẽ đề nghị cần phải ban hành luật này, nhưng đến nay, đề nghị vẫn chỉ là... đề nghị.
Cũng liên quan đến việc “dễ làm khó bỏ”, rất nhiều vị đại biểu của dân đã tỏ ra hết sức sốt ruột khi Luật Đất đai chậm được sửa đổi.
Vì, dự kiến ban đầu là cho ý kiến vào kỳ họp Quốc hội thứ 4, Chính phủ xin lùi đến kỳ họp thứ 6, rồi lại xin hoãn tiếp đến năm 2010 mới chuẩn bị.
Ngay khi Chính phủ đề nghị hoãn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 4/2009 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tỏ rõ thái độ không tán thành. Vì, theo ông, 70% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai. Và việc sửa luật này đã rục rịch từ vài năm rồi chứ không phải mới đặt ra.
Ủy ban Pháp luật đề nghị phải trình đúng tiến độ vào kỳ họp cuối năm 2009, song Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khi đó đã nêu ra rất nhiều cái “khó” để xin thêm thời gian.
Và tại kỳ họp Quốc hội cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vừa qua, đại biểu Dương Trung Quốc vẫn phải “nhắc” rằng: “Ai cũng thấy bức xúc của dân và tất cả mặt trái của Luật Đất đai tạo ra rất nhiều yếu tố không ổn định đất nước, cho đến bây giờ vẫn chưa có trong chương trình”.
Một ví dụ nữa được vị đại biểu này nêu ra để minh chứng cho nhận xét “Chính phủ chưa làm tốt vai trò tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp”, đó là “một quốc gia có 3.200km bờ biển đến bây giờ chưa có Luật biển, mỗi lần lùi lại nói Chính phủ chưa chuẩn bị hoàn thiện”.
Tuy nhiên, cũng tại kỳ họp này, dự án Luật Thủ đô, theo như một số đánh giá là dự luật “vô cùng khó” đã được Chính phủ hoàn thiện. Chỉ có điều đã không được Quốc hội thông qua. Vì những “cái khó” chưa được giải quyết thỏa đáng.
Vì “sự kiện” này mà số dự án luật được thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 chỉ là 67 thay vì 68 theo dự kiến.
Trong số này, theo nhìn nhận của Bộ Tư pháp, nhiều đạo luật dù tư tưởng, tinh thần có tiến bộ nhưng vẫn rất chậm, khó đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm, thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá tác động kinh tế - xã hội sau khi đã có hiệu lực thi hành... Do tính khả thi của các văn bản pháp luật chưa được bảo đảm.
Tại báo cáo chuyên đề cải cách thể chế trong thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ Tư pháp vừa được công bố, nhận định này lại được đưa ra. Song, là để nói về sự tiến bộ, tức tình trạng “dễ làm khó bỏ” đã được hạn chế.
Nhờ đó mà một số đạo luật khó đã được ban hành, như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bước đầu đã mang lại diện mạo mới của bộ máy nhà nước theo hướng năng động, hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm trước nhân dân.
Cũng theo nhận định của Bộ Tư pháp thì một tư duy lập pháp mới đã được thể hiện trong hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ 10 năm qua.
Nhờ đó mà đã đảm bảo được sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, bảo vệ quyền con người, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Còn từ năm 2005-2010, điểm chuyển biến nổi bật được đánh giá là hoạt động xây dựng pháp luật đã không chỉ chú trọng đến ban hành các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế thị trường mà đã tập trung nhiều hơn cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ...
Dù, từ năm 2001 đến nay, lĩnh vực pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đánh giá là có nhiều khởi sắc nhất với hơn 200 luật, pháp lệnh và một số lượng lớn nghị định, quyết định được ban hành.
Cũng theo phân tích của Bộ Tư pháp, nhìn cả 10 năm thì vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các lĩnh vực. “Số lượng luật, pháp lệnh liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân còn khiêm tốn”.
Một hạn chế nữa cũng được nêu ra tại báo cáo là một số chế định rất quan trọng thuộc các định hướng trọng tâm như pháp luật về kinh tế công, về sử dụng vốn Nhà nước vào đầu tư kinh doanh… cũng chưa được đầu tư đúng mức để nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.
Đây cũng từng là vấn đề được “phê” khá gay gắt tại nghị trường, khi kết quả giám sát về quản lý vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty và tiếp đó là “sự cố” Vinashin được “mổ xẻ”.
Trong một bài viết trên VnEconomy vào đúng ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XI, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng một đạo luật về quản lý vốn kinh doanh của nhà nước đang là yêu cầu rất bức xúc đang đặt ra khi tái cấu trúc lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đang trở nên hết sức bức thiết.
Trước đó, tại kỳ họp cuối năm 2009, khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông Lịch đã phát biểu: “Nhân dân đang giao Chính phủ nắm một số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, nên đề nghị phải có luật kinh doanh về vốn”.
Nhiều vị đại biểu cũng mạnh mẽ đề nghị cần phải ban hành luật này, nhưng đến nay, đề nghị vẫn chỉ là... đề nghị.
Cũng liên quan đến việc “dễ làm khó bỏ”, rất nhiều vị đại biểu của dân đã tỏ ra hết sức sốt ruột khi Luật Đất đai chậm được sửa đổi.
Vì, dự kiến ban đầu là cho ý kiến vào kỳ họp Quốc hội thứ 4, Chính phủ xin lùi đến kỳ họp thứ 6, rồi lại xin hoãn tiếp đến năm 2010 mới chuẩn bị.
Ngay khi Chính phủ đề nghị hoãn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 4/2009 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tỏ rõ thái độ không tán thành. Vì, theo ông, 70% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai. Và việc sửa luật này đã rục rịch từ vài năm rồi chứ không phải mới đặt ra.
Ủy ban Pháp luật đề nghị phải trình đúng tiến độ vào kỳ họp cuối năm 2009, song Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khi đó đã nêu ra rất nhiều cái “khó” để xin thêm thời gian.
Và tại kỳ họp Quốc hội cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vừa qua, đại biểu Dương Trung Quốc vẫn phải “nhắc” rằng: “Ai cũng thấy bức xúc của dân và tất cả mặt trái của Luật Đất đai tạo ra rất nhiều yếu tố không ổn định đất nước, cho đến bây giờ vẫn chưa có trong chương trình”.
Một ví dụ nữa được vị đại biểu này nêu ra để minh chứng cho nhận xét “Chính phủ chưa làm tốt vai trò tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp”, đó là “một quốc gia có 3.200km bờ biển đến bây giờ chưa có Luật biển, mỗi lần lùi lại nói Chính phủ chưa chuẩn bị hoàn thiện”.
Tuy nhiên, cũng tại kỳ họp này, dự án Luật Thủ đô, theo như một số đánh giá là dự luật “vô cùng khó” đã được Chính phủ hoàn thiện. Chỉ có điều đã không được Quốc hội thông qua. Vì những “cái khó” chưa được giải quyết thỏa đáng.
Vì “sự kiện” này mà số dự án luật được thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 chỉ là 67 thay vì 68 theo dự kiến.
Trong số này, theo nhìn nhận của Bộ Tư pháp, nhiều đạo luật dù tư tưởng, tinh thần có tiến bộ nhưng vẫn rất chậm, khó đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm, thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá tác động kinh tế - xã hội sau khi đã có hiệu lực thi hành... Do tính khả thi của các văn bản pháp luật chưa được bảo đảm.