Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin bị “điểm danh” vì nợ thuế
Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin vừa được cơ quan thuế nêu tên trong diện các doanh nghiệp chây ỳ nộp tiền thuế
Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin vừa được cơ quan thuế nêu tên trong diện các doanh nghiệp chây ỳ nộp tiền thuế.
Và không chỉ doanh nghiệp này, tình trạng chây ỳ nộp thuế có diễn biến phức tạp hơn trong năm 2011. Theo cơ quan thuế, số nợ có khả năng thu trong năm 2011 chiếm 5,9% tổng thu ngân sách nhà nước, tăng so với tỷ trọng 5,1% của năm trước đó.
“Ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường không cao”, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) lưu ý thêm. Tính riêng, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 53,8% tổng số nợ thuế.
Nguyên nhân một phần do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Ngay trong việc thanh toán tiền hàng của giao dịch mua bán giữa các bên còn chậm, nhằm mục đích chiếm dụng vốn lẫn nhau, cũng dẫn tới nợ đọng thuế.
Nhưng đáng lưu ý là với việc các ngân hàng thắt chặt cho vay, không ít doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt vì nộp chậm để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh.
Tình trạng chiếm dụng tiền thuế phổ biến đến mức, theo tính toán của Tổng cục Thuế, số tiền thuế nợ của các đối tượng này chiếm 72,3% tổng số nợ thuế, thuộc nhóm nợ có khả năng thu, trong đó nợ trên 90 ngày chiếm 63,3%.
Điểm mặt các “anh hào”, cơ quan thuế cho biết một số doanh nghiệp nợ hàng chục tỷ đồng và thời gian nợ kéo dài như trường hợp Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần Cavico xây dựng cầu hầm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công; Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên...
Việc thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng đến thực hiện nộp thuế của một số doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, một số đơn vị thậm chí có số tiền thuế nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
“Giải phóng mặt bằng chậm với diện tích thuê đất lớn, nhiều dự án được giao đất không có khả năng nộp thuế và tiền sử dụng đất nên số tiền nợ của tất cả các đơn vị này đến hàng ngàn tỷ đồng”, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cho hay.
Và không chỉ doanh nghiệp này, tình trạng chây ỳ nộp thuế có diễn biến phức tạp hơn trong năm 2011. Theo cơ quan thuế, số nợ có khả năng thu trong năm 2011 chiếm 5,9% tổng thu ngân sách nhà nước, tăng so với tỷ trọng 5,1% của năm trước đó.
“Ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường không cao”, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) lưu ý thêm. Tính riêng, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 53,8% tổng số nợ thuế.
Nguyên nhân một phần do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Ngay trong việc thanh toán tiền hàng của giao dịch mua bán giữa các bên còn chậm, nhằm mục đích chiếm dụng vốn lẫn nhau, cũng dẫn tới nợ đọng thuế.
Nhưng đáng lưu ý là với việc các ngân hàng thắt chặt cho vay, không ít doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt vì nộp chậm để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh.
Tình trạng chiếm dụng tiền thuế phổ biến đến mức, theo tính toán của Tổng cục Thuế, số tiền thuế nợ của các đối tượng này chiếm 72,3% tổng số nợ thuế, thuộc nhóm nợ có khả năng thu, trong đó nợ trên 90 ngày chiếm 63,3%.
Điểm mặt các “anh hào”, cơ quan thuế cho biết một số doanh nghiệp nợ hàng chục tỷ đồng và thời gian nợ kéo dài như trường hợp Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần Cavico xây dựng cầu hầm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công; Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên...
Việc thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng đến thực hiện nộp thuế của một số doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, một số đơn vị thậm chí có số tiền thuế nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
“Giải phóng mặt bằng chậm với diện tích thuê đất lớn, nhiều dự án được giao đất không có khả năng nộp thuế và tiền sử dụng đất nên số tiền nợ của tất cả các đơn vị này đến hàng ngàn tỷ đồng”, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cho hay.