Hai đồng tiền “nóng” nhất năm 2012
Euro và Yên Nhật là hai đồng tiền có diễn biến tỷ giá được giới đầu tư quốc tế quan tâm nhiều nhất trong năm 2012
Đầu năm nay, đồng Euro khiến giới đầu tư trên thị trường tiền tệ phải “vò đầu bứt tai”. Đến cuối năm, Yên Nhật lại là đối tượng làm các nhà đầu tư phải “lao tâm khổ tứ”.
“Những vấn đề ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nguội bớt. Bởi vậy, thị trường đang nhanh chóng chuyển sự chú ý sang đồng Yên”, ông Brian Daingerfield, một chiến lược gia tiền tệ thuộc công ty RBS Securities, phát biểu trên báo Wall Street Journal.
Từ đầu năm đến ngày 27/12, đồng Euro đã tăng 2,4% so với đồng Euro, đạt mức 1 Euro đổi 1,3204 USD. Kể từ khi rớt xuống mức đáy của 2 năm vào ngày 24/7 tới nay, đồng Euro hiện đã tăng giá 10%.
Giới đầu tư cho biết, một bước ngoặt đối với đồng Euro đã diễn ra vào ngày 26/7 năm nay, khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố ECB sẽ làm “bất kỳ việc gì cần thiết” để cứu đồng Euro.
Trước đó, lãi suất vay vốn trên thị trường trái phiếu của những nền kinh tế bị khủng hoảng nợ “hỏi thăm” trong khối Eurozone, bao gồm Tây Ban Nha và Italy, đã tăng lên đến mức mà nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị gia đánh giá là không bền vững.
Sự leo thang này của lãi suất, cùng với bất ổn chính trị ở Hy Lạp, đã khiến các các chiến lược gia ở Phố Wall đưa ra dự báo về khả năng liên minh tiền tệ của châu Âu có thể lâm cảnh tan rã.
“Phát biểu của ông Draghi thật sự là một chất xúc tác mang tính quyết định” cho sự hồi phục của đồng Euro - theo ông Keven Hebner, một chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng JP Morgan Chase. “Phát biểu đó trấn an các nhà đầu tư rằng, châu Âu thực sự có một người cho vay cuối cùng và ECB sẽ làm bất kỳ điều gì để đảm bảo khối Eurozone tiếp tục là một thực thể kinh tế và chính trị tồn tại”.
Giữa lúc cuộc khủng hoảng ở Eurozone đạt đỉnh điểm, thì Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) lại chật vật kiểm soát sự tăng giá của đồng Yên so với đồng USD do các nhà đầu tư xem đồng tiền của Nhật là một kênh đầu tư “tránh bão”. Sức mạnh của đồng Yên khiến các nhà xuất khẩu của Nhật Bản gặp khó trong việc cạnh tranh với đối thủ ở các quốc gia khác. Những lo ngại về việc tỷ giá trở thành một rào cản đối với nền kinh tế đã thúc đẩy thành lập một chính phủ mới tại đất nước mặt trời mọc.
Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) và Chủ tịch của đảng này, ông Shinzo Abe, đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 166/12 vừa qua sau một chiến dịch vận động dựa trên nền tảng là kêu gọi nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn. Đối mặt áp lực chính trị gia tăng, các quan chức của BoJ thừa nhận họ nên hành động nhiều hơn để kéo tỷ giá đồng Yên xuống.
Năm nay, BoJ đã tăng gấp hơn 5 lần quy mô của chương trình mua tài sản, trong đó ngân hàng trung ương này bơm tiền vào nền kinh tế, lên mức 101 nghìn tỷ Yên, tương đương 1,2 nghìn tỷ USD, từ mức 20 nghìn tỷ Yên vào đầu năm. Ông Abe đã nói rằng, BoJ cần phải in đủ tiền để đảm bảo được tỷ lệ lạm phát hàng năm 2%, so với mức gần như bằng 0 hiện nay.
Theo dõi các diễn biến ở Nhật, các nhà đầu tư đã bán ra đồng Yên, khiến đồng tiền này giảm giá hơn 10% so với đồng USD kể từ giữa tháng 9 tới nay. Hôm thứ Tư tuần này, đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất tỏng 27 tháng, trước khi tăng nhẹ trở lại vào ngày thứ Năm, lên mức 85,96 Yên đổi 1 USD.
Các chuyên gia phân tích thuộc Morgan Stanley, RBS và Deutsche Bank dự báo đồng Yên có thể giảm giá về mức 90 Yên đổi 1 USD trong năm 2013, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2010.
“Thậm chí hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư thích bán khống đồng Yên” vì tin đồng tiền này sẽ tiếp tục giảm giá – chiến lược gia tiền tệ Ron Leven của Morgan Stanley nhận xét.
“Những vấn đề ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nguội bớt. Bởi vậy, thị trường đang nhanh chóng chuyển sự chú ý sang đồng Yên”, ông Brian Daingerfield, một chiến lược gia tiền tệ thuộc công ty RBS Securities, phát biểu trên báo Wall Street Journal.
Từ đầu năm đến ngày 27/12, đồng Euro đã tăng 2,4% so với đồng Euro, đạt mức 1 Euro đổi 1,3204 USD. Kể từ khi rớt xuống mức đáy của 2 năm vào ngày 24/7 tới nay, đồng Euro hiện đã tăng giá 10%.
Giới đầu tư cho biết, một bước ngoặt đối với đồng Euro đã diễn ra vào ngày 26/7 năm nay, khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố ECB sẽ làm “bất kỳ việc gì cần thiết” để cứu đồng Euro.
Trước đó, lãi suất vay vốn trên thị trường trái phiếu của những nền kinh tế bị khủng hoảng nợ “hỏi thăm” trong khối Eurozone, bao gồm Tây Ban Nha và Italy, đã tăng lên đến mức mà nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị gia đánh giá là không bền vững.
Sự leo thang này của lãi suất, cùng với bất ổn chính trị ở Hy Lạp, đã khiến các các chiến lược gia ở Phố Wall đưa ra dự báo về khả năng liên minh tiền tệ của châu Âu có thể lâm cảnh tan rã.
“Phát biểu của ông Draghi thật sự là một chất xúc tác mang tính quyết định” cho sự hồi phục của đồng Euro - theo ông Keven Hebner, một chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng JP Morgan Chase. “Phát biểu đó trấn an các nhà đầu tư rằng, châu Âu thực sự có một người cho vay cuối cùng và ECB sẽ làm bất kỳ điều gì để đảm bảo khối Eurozone tiếp tục là một thực thể kinh tế và chính trị tồn tại”.
Giữa lúc cuộc khủng hoảng ở Eurozone đạt đỉnh điểm, thì Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) lại chật vật kiểm soát sự tăng giá của đồng Yên so với đồng USD do các nhà đầu tư xem đồng tiền của Nhật là một kênh đầu tư “tránh bão”. Sức mạnh của đồng Yên khiến các nhà xuất khẩu của Nhật Bản gặp khó trong việc cạnh tranh với đối thủ ở các quốc gia khác. Những lo ngại về việc tỷ giá trở thành một rào cản đối với nền kinh tế đã thúc đẩy thành lập một chính phủ mới tại đất nước mặt trời mọc.
Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) và Chủ tịch của đảng này, ông Shinzo Abe, đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 166/12 vừa qua sau một chiến dịch vận động dựa trên nền tảng là kêu gọi nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn. Đối mặt áp lực chính trị gia tăng, các quan chức của BoJ thừa nhận họ nên hành động nhiều hơn để kéo tỷ giá đồng Yên xuống.
Năm nay, BoJ đã tăng gấp hơn 5 lần quy mô của chương trình mua tài sản, trong đó ngân hàng trung ương này bơm tiền vào nền kinh tế, lên mức 101 nghìn tỷ Yên, tương đương 1,2 nghìn tỷ USD, từ mức 20 nghìn tỷ Yên vào đầu năm. Ông Abe đã nói rằng, BoJ cần phải in đủ tiền để đảm bảo được tỷ lệ lạm phát hàng năm 2%, so với mức gần như bằng 0 hiện nay.
Theo dõi các diễn biến ở Nhật, các nhà đầu tư đã bán ra đồng Yên, khiến đồng tiền này giảm giá hơn 10% so với đồng USD kể từ giữa tháng 9 tới nay. Hôm thứ Tư tuần này, đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất tỏng 27 tháng, trước khi tăng nhẹ trở lại vào ngày thứ Năm, lên mức 85,96 Yên đổi 1 USD.
Các chuyên gia phân tích thuộc Morgan Stanley, RBS và Deutsche Bank dự báo đồng Yên có thể giảm giá về mức 90 Yên đổi 1 USD trong năm 2013, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2010.
“Thậm chí hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư thích bán khống đồng Yên” vì tin đồng tiền này sẽ tiếp tục giảm giá – chiến lược gia tiền tệ Ron Leven của Morgan Stanley nhận xét.