Hạn chế quảng cáo trên báo điện tử là “khó khả thi”
Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện báo chí được quy định cụ thể hơn tại dự thảo Luật Quảng cáo
Thẩm tra dự thảo Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc quy định về diện tích quảng cáo trên báo điện tử là khó khả thi.
Nhất với sự cần thiết phải ban hành Luật Quảng cáo, song nhiều nội dung cụ thể tại dự thảo luật được trình tại phiên họp sáng 26/9 vẫn khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.
Vơi 5 chương, 47 điều, mục tiêu được đặt ra tại dự luật là điều chỉnh toàn diện hoạt động về quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức quảng cáo.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật đã quy định cụ thể hơn về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện báo chí.
Như bổ sung một số quy định về việc các cơ quan báo chí có nhu cầu được phép ra các trang chuyên quảng cáo và yêu cầu phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; yêu cầu nội dung, hình thức các trang chuyên quảng cáo.
Để phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan báo chí, dự thảo luật tăng mức khống chế diện tích quảng cáo: báo không quá 15%, tạp chí không quá 20% (Pháp lệnh quy định chung một mức là 10%); tỷ lệ thời lượng của báo nói, báo hình lên 10% (Pháp lệnh quy định 5%).
Để phù hợp thực tiễn, dự thảo luật cũng quy định diện tích vùng quảng cáo cố định và yêu cầu khi thể hiện sản phẩm quảng cáo không cố định trên báo điện tử.
Với báo điện tử, vùng quảng cáo không được tràn vào vùng nội dung tin và có diện tích không quá 25% diện tích mỗi trang thể hiện trên khuôn hình. Đối với các quảng cáo không cố định phải thiết kế các dấu hiệu đảm bảo cho người đọc báo có khả năng từ chối tiếp nhận quảng cáo.
Nhất trí với quy định tăng diện tích và thời lượng quảng cáo cho các loại hình báo chí, song cơ quan thẩm tra dự luật cho rằng việc quy định về diện tích trêm báo điện tử là khó khả thi.
Chủ nhiệm Đào Ngọc Thi cho biết, theo giám sát của Ủy ban, hiện trong số 34 báo điện tử và 66 trang thông tin điện tử, chỉ có một số ít báo điện tử hoạt động hòa vốn hoặc có lãi, còn lại đều lỗ. Việc hạn chế nguồn thu từ quảng cáo sẽ dẫn đến tình trạng nhiều báo sẽ không thể tồn tại, và khó có điều kiện nâng cao chất lượng nội dung.
“Nếu quy định cứng nhắc về diện tích quảng cáo trên báo điện tử thì sẽ khó áp dụng cho những phương tiện thông tin tương tự”, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng dự luật chưa đề cập đến trách nhiệm về trang liên kết trên báo điện tử. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho rằng điều nay là không khả thi, vì sản phẩm quảng cáo của các trang liên kết thay đổi hàng giờ.
Một lý do nữa khiến cơ quan thẩm tra đề nghị thiết kế lại điều 26 về quảng cáo trên báo điện tử là hoạt động quảng cáo thông qua các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, thư điện tử… đang nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.
Một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng băn khoăn khi giao cho Bộ Văn hóa, thông tin chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về quảng cáo. Trong khi 80% thị phần quảng cáo hiện nay được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, là lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dự án Luật Quảng cáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.
Nhất với sự cần thiết phải ban hành Luật Quảng cáo, song nhiều nội dung cụ thể tại dự thảo luật được trình tại phiên họp sáng 26/9 vẫn khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.
Vơi 5 chương, 47 điều, mục tiêu được đặt ra tại dự luật là điều chỉnh toàn diện hoạt động về quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức quảng cáo.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật đã quy định cụ thể hơn về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện báo chí.
Như bổ sung một số quy định về việc các cơ quan báo chí có nhu cầu được phép ra các trang chuyên quảng cáo và yêu cầu phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; yêu cầu nội dung, hình thức các trang chuyên quảng cáo.
Để phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan báo chí, dự thảo luật tăng mức khống chế diện tích quảng cáo: báo không quá 15%, tạp chí không quá 20% (Pháp lệnh quy định chung một mức là 10%); tỷ lệ thời lượng của báo nói, báo hình lên 10% (Pháp lệnh quy định 5%).
Để phù hợp thực tiễn, dự thảo luật cũng quy định diện tích vùng quảng cáo cố định và yêu cầu khi thể hiện sản phẩm quảng cáo không cố định trên báo điện tử.
Với báo điện tử, vùng quảng cáo không được tràn vào vùng nội dung tin và có diện tích không quá 25% diện tích mỗi trang thể hiện trên khuôn hình. Đối với các quảng cáo không cố định phải thiết kế các dấu hiệu đảm bảo cho người đọc báo có khả năng từ chối tiếp nhận quảng cáo.
Nhất trí với quy định tăng diện tích và thời lượng quảng cáo cho các loại hình báo chí, song cơ quan thẩm tra dự luật cho rằng việc quy định về diện tích trêm báo điện tử là khó khả thi.
Chủ nhiệm Đào Ngọc Thi cho biết, theo giám sát của Ủy ban, hiện trong số 34 báo điện tử và 66 trang thông tin điện tử, chỉ có một số ít báo điện tử hoạt động hòa vốn hoặc có lãi, còn lại đều lỗ. Việc hạn chế nguồn thu từ quảng cáo sẽ dẫn đến tình trạng nhiều báo sẽ không thể tồn tại, và khó có điều kiện nâng cao chất lượng nội dung.
“Nếu quy định cứng nhắc về diện tích quảng cáo trên báo điện tử thì sẽ khó áp dụng cho những phương tiện thông tin tương tự”, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng dự luật chưa đề cập đến trách nhiệm về trang liên kết trên báo điện tử. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho rằng điều nay là không khả thi, vì sản phẩm quảng cáo của các trang liên kết thay đổi hàng giờ.
Một lý do nữa khiến cơ quan thẩm tra đề nghị thiết kế lại điều 26 về quảng cáo trên báo điện tử là hoạt động quảng cáo thông qua các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, thư điện tử… đang nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.
Một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng băn khoăn khi giao cho Bộ Văn hóa, thông tin chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về quảng cáo. Trong khi 80% thị phần quảng cáo hiện nay được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, là lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dự án Luật Quảng cáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.