Hàn Quốc tăng cường lá chắn tên lửa trước Quốc khánh Triều Tiên
Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào ngày thứ Bảy tuần này nhân dịp Quốc khánh
4 bệ phóng của hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ đã được đưa đến một căn cứ quân sự Hàn Quốc ngày 7/9, trong bối cảnh Seoul cảnh báo Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử tên lửa mới vào cuối tuần này.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là những bệ phóng còn lại thuộc lá chắn THAAD mà Hàn Quốc triển khai ở căn cứ Seongju cách thủ đô Seoul 220 km về phía Đông Nam.
Sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên vào cuối tuần trước, Hàn Quốc cảnh báo rằng Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào ngày thứ Bảy tuần này nhân dịp Quốc khánh. Lời cảnh báo này một lần nữa được Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon nhắc lại trong một cuộc họp báo ở Seoul vào sáng ngày thứ Năm.
Những bước tiến nhanh chóng của Triều Tiên về năng lực hạt nhân và tên lửa đang khiến cả khu vực và thế giới lo ngại. Trong cuộc gặp ngày 6/9 tại Vladivostok, Nga, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhất trí gia tăng áp lực nhiều nhất có thể đối với Triều Tiên, bao gồm những biện pháp trừng phạt mạnh hơn như cấm vận dầu lửa.
Cùng ngày, ông Moon nỗ lực thuyết phục người đồng cấp Nga Vladimir Putin về tăng cường trừng phạt Nga, nhưng vấp phải sự phản đối của người đứng đầu điện Kremlin.
Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trước các nhà báo ở Tokyo rằng nước này đang chuẩn bị cho nhiều kịch bản khác nhau, bao gồm Triều Tiên phát triển năng lực tấn công bằng xung từ trường.
Hàn Quốc và Mỹ luôn khẳng định việc triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc là nhằm phòng ngừa nguy cơ ngày càng lớn từ Triều Tiên. Tuy nhiên, hệ thống lá chắn này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, nước cho rằng THAAD sẽ đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực và có thể được dùng để chống lại chính những hệ thống tên lửa của Trung Quốc.
Việc triển khai THAAD “không giúp giải quyết những mối lo an ninh của các quốc gia liên quan, mà sẽ chỉ xói mòn nghiêm trọng thế cân bằng an ninh trong khu vực, gây phương hại đến lợi ích chiến lược và an ninh của các quốc gia trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và đối đầu, và làm phức tạp thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang phát biểu ngày 6/9.
Trước khi lên cầm quyền vào tháng 5, Tổng thống Moon phản đối giai đoạn lắp đặt đầu tiên của THAAD. Tuy nhiên, vụ phóng ICBM của Triều Tiên hồi tháng 7 buộc ông phải tính chuyện triển khai 4 bệ phóng còn lại của hệ thống này.
Sự có mặt của THAAD ở Hàn Quốc đã khiến nước này chịu một loạt biện pháp trừng phạt của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ban lệnh cấm các công ty du lịch Trung Quốc tổ chức tour đi Hàn Quốc, khiến lượng du khách Trung Quốc thăm Hàn Quốc giảm 2,3 triệu lượt trong 7 tháng đầu năm nay. Ngoài ra, các hãng xe, mỹ phẩm… của Hàn Quốc và công ty bán lẻ Lotte cũng bị tẩy chay mạnh ở Trung Quốc.
THAAD là lá chắn do tập đoàn quốc phòng Lockeed Martin sản xuất, với thiết kế nhằm phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở độ cao lớn khi tên lửa bắt đầu rơi xuống. Hệ thống này khác với những lá chắn tên lửa thông thường vốn được thiết kế nhằm lại gần mục tiêu và tự phát nổ để gây thiệt hại hoặc làm hỏng mối nguy.
Mỹ ngày 6/9 đã đưa ra một dự thảo nghị quyết tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng, trong đó đề xuất cấm vận dầu lửa đối với Triều Tiên và đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể bàn bạc và bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Mỹ vào ngày 11/9. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể vấp phải sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài 45 phút với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Triều Tiên. “Chúng tôi sẽ không bỏ qua những gì đang diễn ra ở Triều Tiên”, ông Trump nói với các nhà báo sau cuộc điện đàm.
Theo ông Trump, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc thảo luận “rất, rất thẳng thắn và mạnh mẽ”. Khi được hỏi về khả năng Mỹ tấn công quân sự Triều Tiên, ông nói rằng “đó không phải là lựa chọn số 1 của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra”.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là những bệ phóng còn lại thuộc lá chắn THAAD mà Hàn Quốc triển khai ở căn cứ Seongju cách thủ đô Seoul 220 km về phía Đông Nam.
Sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên vào cuối tuần trước, Hàn Quốc cảnh báo rằng Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào ngày thứ Bảy tuần này nhân dịp Quốc khánh. Lời cảnh báo này một lần nữa được Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon nhắc lại trong một cuộc họp báo ở Seoul vào sáng ngày thứ Năm.
Những bước tiến nhanh chóng của Triều Tiên về năng lực hạt nhân và tên lửa đang khiến cả khu vực và thế giới lo ngại. Trong cuộc gặp ngày 6/9 tại Vladivostok, Nga, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhất trí gia tăng áp lực nhiều nhất có thể đối với Triều Tiên, bao gồm những biện pháp trừng phạt mạnh hơn như cấm vận dầu lửa.
Cùng ngày, ông Moon nỗ lực thuyết phục người đồng cấp Nga Vladimir Putin về tăng cường trừng phạt Nga, nhưng vấp phải sự phản đối của người đứng đầu điện Kremlin.
Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trước các nhà báo ở Tokyo rằng nước này đang chuẩn bị cho nhiều kịch bản khác nhau, bao gồm Triều Tiên phát triển năng lực tấn công bằng xung từ trường.
Hàn Quốc và Mỹ luôn khẳng định việc triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc là nhằm phòng ngừa nguy cơ ngày càng lớn từ Triều Tiên. Tuy nhiên, hệ thống lá chắn này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, nước cho rằng THAAD sẽ đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực và có thể được dùng để chống lại chính những hệ thống tên lửa của Trung Quốc.
Việc triển khai THAAD “không giúp giải quyết những mối lo an ninh của các quốc gia liên quan, mà sẽ chỉ xói mòn nghiêm trọng thế cân bằng an ninh trong khu vực, gây phương hại đến lợi ích chiến lược và an ninh của các quốc gia trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và đối đầu, và làm phức tạp thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang phát biểu ngày 6/9.
Trước khi lên cầm quyền vào tháng 5, Tổng thống Moon phản đối giai đoạn lắp đặt đầu tiên của THAAD. Tuy nhiên, vụ phóng ICBM của Triều Tiên hồi tháng 7 buộc ông phải tính chuyện triển khai 4 bệ phóng còn lại của hệ thống này.
Sự có mặt của THAAD ở Hàn Quốc đã khiến nước này chịu một loạt biện pháp trừng phạt của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ban lệnh cấm các công ty du lịch Trung Quốc tổ chức tour đi Hàn Quốc, khiến lượng du khách Trung Quốc thăm Hàn Quốc giảm 2,3 triệu lượt trong 7 tháng đầu năm nay. Ngoài ra, các hãng xe, mỹ phẩm… của Hàn Quốc và công ty bán lẻ Lotte cũng bị tẩy chay mạnh ở Trung Quốc.
THAAD là lá chắn do tập đoàn quốc phòng Lockeed Martin sản xuất, với thiết kế nhằm phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở độ cao lớn khi tên lửa bắt đầu rơi xuống. Hệ thống này khác với những lá chắn tên lửa thông thường vốn được thiết kế nhằm lại gần mục tiêu và tự phát nổ để gây thiệt hại hoặc làm hỏng mối nguy.
Mỹ ngày 6/9 đã đưa ra một dự thảo nghị quyết tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng, trong đó đề xuất cấm vận dầu lửa đối với Triều Tiên và đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể bàn bạc và bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Mỹ vào ngày 11/9. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể vấp phải sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài 45 phút với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Triều Tiên. “Chúng tôi sẽ không bỏ qua những gì đang diễn ra ở Triều Tiên”, ông Trump nói với các nhà báo sau cuộc điện đàm.
Theo ông Trump, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc thảo luận “rất, rất thẳng thắn và mạnh mẽ”. Khi được hỏi về khả năng Mỹ tấn công quân sự Triều Tiên, ông nói rằng “đó không phải là lựa chọn số 1 của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra”.