Người Trung Quốc sống gần biên giới Triều Tiên không lo xảy ra chiến tranh
Giữa những ngày căng thẳng gia tăng mạnh trên bán đảo Triều Tiên, cuộc sống ở Dandong dường như không có gì xáo trộn
Thành phố Dandong nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên là nơi phản ánh rõ nét ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giữa những ngày căng thẳng gia tăng mạnh trên bán đảo Triều Tiên, cuộc sống nơi đây dường như không có gì xáo trộn - theo hãng tin BBC.
Phóng viên của BBC từ Dandong - thành phố 800.000 dân nằm cách Triều Tiên một con sông - cho biết, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên vào hôm Chủ nhật vừa rồi không phải là chuyện gì to tát đối với người dân ở đây.
Du khách vẫn dạo chơi bên bờ sông Yalu phía Trung Quốc. Những quầy thức ăn đường phố vẫn bận rộn nấu nướng phục vụ thực khách cho tới đêm muộn.
“Vụ thử nào?” một người hỏi lại khi được phóng viên hỏi về phản ứng với vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên.
Trong công viên nằm ven bờ sông, một nhóm người dân Dandong cao tuổi đang tập thể dục. Trong số họ, vài người bày tỏ đôi chút lo ngại. “Tôi thấy lo về tình hình hiện nay”, một cụ bà nói. “Nhưng tôi không tin là có chiến tranh vì Trung Quốc và Triều Tiên luôn là bạn bè của nhau”.
Sự bình tĩnh của người dân Dandong cũng giống như sự bình tĩnh của người Hàn Quốc sống gần biên giới Triều Tiên. Tương tự như Hàn Quốc, Trung Quốc thường tỏ ra không bất ngờ trước những vụ thử vũ khí của Triều Tiên, một phần bởi những vụ thử như vậy phù hợp với chiến lược mà Triều Tiên công bố từ lâu. Điều này khác với phản ứng của thế giới - với những tuyên bố quan ngại và các thị trường chứng khoán giảm điểm.
Lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật là vào năm 1998. Lần đầu tiên Bình Nhưỡng thử hạt nhân trong lòng đất diễn ra vào năm 2006.
Những bước tiến trong chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên được cho là ngày càng nhanh chóng, nhưng nhìn từ phía Trung Quốc, mọi chuyện có vẻ như hết sức bình thường.
Một điều ấn tượng khác ở Dandong là sự gần sát và tiếp cận rất dễ dàng từ Triều Tiên. Không giống như vùng phi quân sự (DMZ) nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Dandong không phải là một vùng biên giới đóng kín. Thay vào đó, từ Dandong, người ta có thể bơi qua sông Yalu để sang phía Triều Tiên chỉ trong vòng vài phút.
Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã củng cố hàng rào an ninh dọc đường biên giới dài 1.400 km với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn không có rào chắn và vào mùa đông, mặt sông Yalu đóng băng đủ dày để người từ Triều Tiên có thể đi trên mặt sông sang Trung Quốc.
Trung Quốc có thể vẫn có một số lợi ích chiến lược trong việc giữ cho tình hình kinh tế - chính trị ở Triều Tiên được ổn định. Xét cho cùng, Triều Tiên vừa là một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, vừa “cùng phe” thời hiện tại với Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với Washington.
Mặc dù vậy, lý do thực sự khiến Trung Quốc duy trì dòng chảy thương mại với Triều Tiên qua cây cầu trên sông Yalu có thể lại nằm ở nỗi lo sợ về những hậu quả xảy ra nếu dòng chảy thương mại này bị cắt đứt. Đẩy Triều Tiên vào đường cùng có thể sẽ dẫn tới việc một dòng người tị nạn từ nước này ồ ạt chạy sang Trung Quốc, gây hỗn loạn và bất ổn ở khu vực Đông Bắc của Trung Quốc.
Điều đó cũng sẽ gây ra thách thức an ninh lớn trong toàn khu vực, bởi Triều Tiên nắm trong tay vụ khí hạt nhân.
Và cho dù lợi ích của Trung Quốc là gì, Bắc Kinh cũng không nhận thấy logic trong cách lập luận của Mỹ. Trung Quốc cho rằng việc đe dọa giới cầm quyền Triều Tiên bằng hành động có thể dẫn tới sự sụp đổ của chính thể ở Bình Nhưỡng sẽ càng khuyến khích họ phát triển vũ khí hạt nhân để có được sự đảo bảo an ninh cao nhất.
Cả Trung Quốc và Nga đều cho rằng Triều Tiên đã học kỹ bài học của Iraq và Libya, hai quốc gia đều không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một kho chứa dầu lớn ở ngoại ô Dandong có lẽ là biểu tượng rõ nét nhất về sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc. Hầu hết lượng dầu mà Triều Tiên cần để phục vụ cho quân đội và nền kinh tế nước này được bơm qua biên giới Trung-Triều từ nhà kho này.
Mỹ cho rằng tất cả những gì Trung Quốc cần làm để buộc Triều Tiên cắt giảm chương trình hạt nhân là cắt nguồn cung cấp dầu. Tuy nhiên, Trung Quốc nhìn mọi việc rất khác, và khi phóng viên BBC ghé thăm, kho chứa dầu này có vẻ hoạt động tới đêm muộn.
Nhiều khả năng Trung Quốc đã đặt câu hỏi liệu việc có láng giềng là một quốc gia hạt nhân sẽ mang lại điều gì? Tuy nhiên, Trung Quốc tin rằng chính nước Mỹ, với tư cách là nguyên nhân khiến Triều Tiên bất an, mới nắm giữ chìa khóa giải quyết vấn đề.
Cho tới nay, dòng dầu từ Trung Quốc vẫn chảy sang Triều Tiên.
“Mỹ đã đẩy Triều Tiên vào tình thế hiện nay”, một cụ ông người Dandong ở công viên nói. “Ai cũng muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng do hành động của Mỹ, việc đó trở nên không làm được”.
Phóng viên của BBC từ Dandong - thành phố 800.000 dân nằm cách Triều Tiên một con sông - cho biết, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên vào hôm Chủ nhật vừa rồi không phải là chuyện gì to tát đối với người dân ở đây.
Du khách vẫn dạo chơi bên bờ sông Yalu phía Trung Quốc. Những quầy thức ăn đường phố vẫn bận rộn nấu nướng phục vụ thực khách cho tới đêm muộn.
“Vụ thử nào?” một người hỏi lại khi được phóng viên hỏi về phản ứng với vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên.
Trong công viên nằm ven bờ sông, một nhóm người dân Dandong cao tuổi đang tập thể dục. Trong số họ, vài người bày tỏ đôi chút lo ngại. “Tôi thấy lo về tình hình hiện nay”, một cụ bà nói. “Nhưng tôi không tin là có chiến tranh vì Trung Quốc và Triều Tiên luôn là bạn bè của nhau”.
Sự bình tĩnh của người dân Dandong cũng giống như sự bình tĩnh của người Hàn Quốc sống gần biên giới Triều Tiên. Tương tự như Hàn Quốc, Trung Quốc thường tỏ ra không bất ngờ trước những vụ thử vũ khí của Triều Tiên, một phần bởi những vụ thử như vậy phù hợp với chiến lược mà Triều Tiên công bố từ lâu. Điều này khác với phản ứng của thế giới - với những tuyên bố quan ngại và các thị trường chứng khoán giảm điểm.
Lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật là vào năm 1998. Lần đầu tiên Bình Nhưỡng thử hạt nhân trong lòng đất diễn ra vào năm 2006.
Những bước tiến trong chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên được cho là ngày càng nhanh chóng, nhưng nhìn từ phía Trung Quốc, mọi chuyện có vẻ như hết sức bình thường.
Một điều ấn tượng khác ở Dandong là sự gần sát và tiếp cận rất dễ dàng từ Triều Tiên. Không giống như vùng phi quân sự (DMZ) nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Dandong không phải là một vùng biên giới đóng kín. Thay vào đó, từ Dandong, người ta có thể bơi qua sông Yalu để sang phía Triều Tiên chỉ trong vòng vài phút.
Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã củng cố hàng rào an ninh dọc đường biên giới dài 1.400 km với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn không có rào chắn và vào mùa đông, mặt sông Yalu đóng băng đủ dày để người từ Triều Tiên có thể đi trên mặt sông sang Trung Quốc.
Trung Quốc có thể vẫn có một số lợi ích chiến lược trong việc giữ cho tình hình kinh tế - chính trị ở Triều Tiên được ổn định. Xét cho cùng, Triều Tiên vừa là một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, vừa “cùng phe” thời hiện tại với Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với Washington.
Mặc dù vậy, lý do thực sự khiến Trung Quốc duy trì dòng chảy thương mại với Triều Tiên qua cây cầu trên sông Yalu có thể lại nằm ở nỗi lo sợ về những hậu quả xảy ra nếu dòng chảy thương mại này bị cắt đứt. Đẩy Triều Tiên vào đường cùng có thể sẽ dẫn tới việc một dòng người tị nạn từ nước này ồ ạt chạy sang Trung Quốc, gây hỗn loạn và bất ổn ở khu vực Đông Bắc của Trung Quốc.
Điều đó cũng sẽ gây ra thách thức an ninh lớn trong toàn khu vực, bởi Triều Tiên nắm trong tay vụ khí hạt nhân.
Và cho dù lợi ích của Trung Quốc là gì, Bắc Kinh cũng không nhận thấy logic trong cách lập luận của Mỹ. Trung Quốc cho rằng việc đe dọa giới cầm quyền Triều Tiên bằng hành động có thể dẫn tới sự sụp đổ của chính thể ở Bình Nhưỡng sẽ càng khuyến khích họ phát triển vũ khí hạt nhân để có được sự đảo bảo an ninh cao nhất.
Cả Trung Quốc và Nga đều cho rằng Triều Tiên đã học kỹ bài học của Iraq và Libya, hai quốc gia đều không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một kho chứa dầu lớn ở ngoại ô Dandong có lẽ là biểu tượng rõ nét nhất về sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc. Hầu hết lượng dầu mà Triều Tiên cần để phục vụ cho quân đội và nền kinh tế nước này được bơm qua biên giới Trung-Triều từ nhà kho này.
Mỹ cho rằng tất cả những gì Trung Quốc cần làm để buộc Triều Tiên cắt giảm chương trình hạt nhân là cắt nguồn cung cấp dầu. Tuy nhiên, Trung Quốc nhìn mọi việc rất khác, và khi phóng viên BBC ghé thăm, kho chứa dầu này có vẻ hoạt động tới đêm muộn.
Nhiều khả năng Trung Quốc đã đặt câu hỏi liệu việc có láng giềng là một quốc gia hạt nhân sẽ mang lại điều gì? Tuy nhiên, Trung Quốc tin rằng chính nước Mỹ, với tư cách là nguyên nhân khiến Triều Tiên bất an, mới nắm giữ chìa khóa giải quyết vấn đề.
Cho tới nay, dòng dầu từ Trung Quốc vẫn chảy sang Triều Tiên.
“Mỹ đã đẩy Triều Tiên vào tình thế hiện nay”, một cụ ông người Dandong ở công viên nói. “Ai cũng muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng do hành động của Mỹ, việc đó trở nên không làm được”.