Hàng không thế giới lỗ đậm vì giá dầu cao
Hiệp hội Hàng không Thế giới (IATA) vừa dự báo ngành hàng không toàn cầu sẽ lỗ 6,1 tỷ USD trong năm nay, mức nặng nhất kể từ năm 2003
Hiệp hội Hàng không Thế giới (IATA) vừa dự báo ngành hàng không toàn cầu sẽ lỗ 6,1 tỷ USD trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2003.
Cơ sở để IATA đưa ra dự báo này là giá nhiên liệu liên tục leo thang giữa lúc nhiều nền kinh tế cùng tăng trưởng chậm lại.
Mức thua lỗ này được IATA - tổ chức với 230 thành viên và chiếm tới 93% thị phần hàng không thế giới - đưa ra dựa trên mức giá dầu 135 USD/thùng, mức giá kỷ lục xuất hiện trên thị trường dầu thế giới hôm 22/5 vừa qua. Hồi tháng 4, IATA dự báo năm nay ngành hàng không sẽ lỗ 4,5 tỷ USD. Trước đó, dựa trên mức giá dầu 107 USD/thùng, tổ chức này dự báo khoản lỗ khoảng 2,3 tỷ USD.
Năm ngoái, ngành hàng không thế giới lãi 5,6 tỷ USD, đánh dấu năm làm ăn có lãi lần đầu tiên kể từ khi cuộc tấn công khủng bố 2001 nhằm vào nước Mỹ. “Giá dầu cao đang khiến mọi thứ thay đổi”, Giám đốc IATA, ông Giovanni Bisignani, nhận xét.
Trong vòng 6 tháng trở lại đây, hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã phải đóng cửa. Hãng hàng không hạng thương nhân Silverjet của Anh là “nạn nhân” mới nhất của “phong trào” này. Tuần trước, Silverjet đã cho toàn bộ số máy bay của mình ngừng hoạt động do không còn tiền để trang trải chi phí.
Hãng hàng không giá rẻ Oasis Hong Kong Airlines, hãng Skybus Airlines và hãng Frontier Airlines Holdings của Mỹ đều cùng phải đóng cửa các đường bay của mình trong mấy tuần gần đây.
Tuy nhiên theo giới quan sát, nếu giá dầu còn lên tới 200 USD/thùng như dự báo của nhiều tổ chức uy tín, khoản thiệt hại mà ngành hàng không thế giới sẽ còn nặng nề hơn. Tính từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tới nay, ngành hàng không thế giới đã lỗ tổng số tiền 36 tỷ USD. Riêng trong năm 2001, con số lỗ là 13 tỷ USD. Năm 2003, ngành này lỗ 7,5 tỷ USD.
Theo Giám đốc IATA Bisignani, tình hình hiện nay của ngành công nghiệp hàng không tương đối u ám. Giá dầu tăng cao khiến việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu thêm 19% và cắt giảm chi phí phi nhiên liệu thêm 18% kể từ năm 2001 tới nay của ngành này trở nên vô nghĩa. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động đi lại bằng đường hàng không được dự báo là sẽ giảm xuống mức 3,9% trong năm nay, so với mức 7,4% trong năm ngoái.
Theo ông Steven Udvar-Hazy, Giám đốc công ty cho thuê tài chính International Lease Finance - hãng cho thuê máy bay lớn nhất thế giới - các vụ sáp nhập không đủ để đảm bảo các hãng hàng không sẽ làm ăn có lãi, trừ phi các hãng hàng không tiến hành cắt giảm số ghế hành khách.
(Theo Washington Post)
Cơ sở để IATA đưa ra dự báo này là giá nhiên liệu liên tục leo thang giữa lúc nhiều nền kinh tế cùng tăng trưởng chậm lại.
Mức thua lỗ này được IATA - tổ chức với 230 thành viên và chiếm tới 93% thị phần hàng không thế giới - đưa ra dựa trên mức giá dầu 135 USD/thùng, mức giá kỷ lục xuất hiện trên thị trường dầu thế giới hôm 22/5 vừa qua. Hồi tháng 4, IATA dự báo năm nay ngành hàng không sẽ lỗ 4,5 tỷ USD. Trước đó, dựa trên mức giá dầu 107 USD/thùng, tổ chức này dự báo khoản lỗ khoảng 2,3 tỷ USD.
Năm ngoái, ngành hàng không thế giới lãi 5,6 tỷ USD, đánh dấu năm làm ăn có lãi lần đầu tiên kể từ khi cuộc tấn công khủng bố 2001 nhằm vào nước Mỹ. “Giá dầu cao đang khiến mọi thứ thay đổi”, Giám đốc IATA, ông Giovanni Bisignani, nhận xét.
Trong vòng 6 tháng trở lại đây, hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã phải đóng cửa. Hãng hàng không hạng thương nhân Silverjet của Anh là “nạn nhân” mới nhất của “phong trào” này. Tuần trước, Silverjet đã cho toàn bộ số máy bay của mình ngừng hoạt động do không còn tiền để trang trải chi phí.
Hãng hàng không giá rẻ Oasis Hong Kong Airlines, hãng Skybus Airlines và hãng Frontier Airlines Holdings của Mỹ đều cùng phải đóng cửa các đường bay của mình trong mấy tuần gần đây.
Tuy nhiên theo giới quan sát, nếu giá dầu còn lên tới 200 USD/thùng như dự báo của nhiều tổ chức uy tín, khoản thiệt hại mà ngành hàng không thế giới sẽ còn nặng nề hơn. Tính từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tới nay, ngành hàng không thế giới đã lỗ tổng số tiền 36 tỷ USD. Riêng trong năm 2001, con số lỗ là 13 tỷ USD. Năm 2003, ngành này lỗ 7,5 tỷ USD.
Theo Giám đốc IATA Bisignani, tình hình hiện nay của ngành công nghiệp hàng không tương đối u ám. Giá dầu tăng cao khiến việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu thêm 19% và cắt giảm chi phí phi nhiên liệu thêm 18% kể từ năm 2001 tới nay của ngành này trở nên vô nghĩa. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động đi lại bằng đường hàng không được dự báo là sẽ giảm xuống mức 3,9% trong năm nay, so với mức 7,4% trong năm ngoái.
Theo ông Steven Udvar-Hazy, Giám đốc công ty cho thuê tài chính International Lease Finance - hãng cho thuê máy bay lớn nhất thế giới - các vụ sáp nhập không đủ để đảm bảo các hãng hàng không sẽ làm ăn có lãi, trừ phi các hãng hàng không tiến hành cắt giảm số ghế hành khách.
(Theo Washington Post)