Hàng loạt huyện, thị của Hà Nội muốn “lên đời”
Nhiều huyện, thị của Hà Nội muốn nâng lên một cấp hạng trong tiêu chuẩn về đô thị
Cùng với Gia Lâm và Hoài Đức, lãnh đạo huyện Thanh Trì vừa đề nghị thành phố chấp thuận một số ưu đãi về chính sách để địa phương này có thể thành quận trong 4 năm tới.
Tại buổi làm việc với Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải sáng 23/8, Bí thư huyện Thanh Trì Trần Văn Khương cho hay, với diện tích tự nhiên gần 6.300 ha, dân số trên 23 vạn người, Thanh Trì là huyện ven đô phía Nam thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo quy hoạch của thành phố nằm trong khu vực nội đô mở rộng. Hiện các quy hoạch phân khu của huyện cũng đã cơ bản hoàn thành.
Do đó, lãnh đạo Thanh Trì đề nghị thành phố tạo điều kiện cho huyện trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị để phấn đấu đến năm 2020 phát triển thành quận.
Cụ thể, lãnh đạo huyện đã kiến nghị thành phố có cơ chế đặc thù để lại cho huyện các nguồn tiền sử dụng đất và các nguồn thu từ đất để huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí vốn hỗ trợ cho huyện thực hiện khá nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó có một số dự án BT trọng điểm của thành phố chạy qua địa bàn huyện.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Tứ đã đồng thuận với đề xuất của Thanh Trì, trong đó nhấn mạnh huyện còn nhiều quỹ đất có khả năng đấu giá, giá trị đất khá cao.
Thanh Trì cũng là huyện cửa ngõ nên tập trung nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật của thành phố, do đó nếu để huyện hưởng cơ chế đầu tư vốn thông thường thì không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Phản hồi đề nghị trên, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Thanh Trì là huyện nông thôn mới, ven đô và đang chuyển dịch theo hướng đô thị hóa. Hạn chế lớn nhất của Thanh Trì là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Lãnh đạo thành phố đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để biết từ nay đến năm 2020, 2025 có đạt các chỉ tiêu lên quận hay không.
Trước đó, tại buổi làm việc của Bí thư thành ủy Hà Nội hôm 30/7, lãnh đạo huyện Hoài Đức cũng đã đề xuất cơ chế để huyện đạt các tiêu chí lên quận vào năm 2020.
Hồi đầu năm 2015, lãnh đạo huyện Gia Lâm cũng đề xuất thành phố có cơ chế để xây dựng huyện thành quận. Trước đề xuất trên, Bí thư thành ủy Hà Nội cho biết, xu hướng chung của Hà Nội là tất cả các huyện sẽ thành quận, nhưng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nội lực của các địa phương.
Mới đây nhất, lãnh đạo Thị xã Sơn Tây cũng đã kiến nghị thành phố xem xét việc tái lập thành phố Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.
Hiện Hà Nội có tất cả 30 quận, huyện thị, trong đó có 12 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, và Nam Từ Liêm.
Tại buổi làm việc với Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải sáng 23/8, Bí thư huyện Thanh Trì Trần Văn Khương cho hay, với diện tích tự nhiên gần 6.300 ha, dân số trên 23 vạn người, Thanh Trì là huyện ven đô phía Nam thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo quy hoạch của thành phố nằm trong khu vực nội đô mở rộng. Hiện các quy hoạch phân khu của huyện cũng đã cơ bản hoàn thành.
Do đó, lãnh đạo Thanh Trì đề nghị thành phố tạo điều kiện cho huyện trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị để phấn đấu đến năm 2020 phát triển thành quận.
Cụ thể, lãnh đạo huyện đã kiến nghị thành phố có cơ chế đặc thù để lại cho huyện các nguồn tiền sử dụng đất và các nguồn thu từ đất để huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí vốn hỗ trợ cho huyện thực hiện khá nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó có một số dự án BT trọng điểm của thành phố chạy qua địa bàn huyện.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Tứ đã đồng thuận với đề xuất của Thanh Trì, trong đó nhấn mạnh huyện còn nhiều quỹ đất có khả năng đấu giá, giá trị đất khá cao.
Thanh Trì cũng là huyện cửa ngõ nên tập trung nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật của thành phố, do đó nếu để huyện hưởng cơ chế đầu tư vốn thông thường thì không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Phản hồi đề nghị trên, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Thanh Trì là huyện nông thôn mới, ven đô và đang chuyển dịch theo hướng đô thị hóa. Hạn chế lớn nhất của Thanh Trì là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Lãnh đạo thành phố đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để biết từ nay đến năm 2020, 2025 có đạt các chỉ tiêu lên quận hay không.
Trước đó, tại buổi làm việc của Bí thư thành ủy Hà Nội hôm 30/7, lãnh đạo huyện Hoài Đức cũng đã đề xuất cơ chế để huyện đạt các tiêu chí lên quận vào năm 2020.
Hồi đầu năm 2015, lãnh đạo huyện Gia Lâm cũng đề xuất thành phố có cơ chế để xây dựng huyện thành quận. Trước đề xuất trên, Bí thư thành ủy Hà Nội cho biết, xu hướng chung của Hà Nội là tất cả các huyện sẽ thành quận, nhưng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nội lực của các địa phương.
Mới đây nhất, lãnh đạo Thị xã Sơn Tây cũng đã kiến nghị thành phố xem xét việc tái lập thành phố Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.
Hiện Hà Nội có tất cả 30 quận, huyện thị, trong đó có 12 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, và Nam Từ Liêm.