Hậu Brexit, Anh hạ lãi suất đồng Bảng thấp kỷ lục
Có thể còn có một đợt cắt giảm lãi suất nữa nếu các dữ liệu tiếp theo cho thấy nền kinh tế xấu đi
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 4/8 đã hạ lãi suất đồng Bảng xuống mức gần 0% và công bố một chương trình bơm tiền quy mô lớn vào nền kinh tế. Theo tin từ BBC, BoE cũng phát tín hiệu lãi suất đồng Bảng còn có thể giảm sâu hơn nếu sức khỏe nền kinh tế chuyển xấu hơn.
Đây là lần đầu tiên BoE hạ lãi suất kể từ năm 2009, với lãi suất đồng Bảng giảm còn 0,25% từ mức 0,5% trước đó.
Cùng với việc hạ lãi suất, BoE tung một loạt biện pháp nhằm kích cầu nền kinh tế sau sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 - hay còn gọi là sự kiện Brexit.
Theo đó, BoE sẽ chi 100 tỷ Bảng để thúc đẩy các ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Ngoài ra, BoE cũng sẽ chi 60 tỷ Bảng để mua vào trái phiếu chính phủ Anh và 10 tỷ Bảng để mua vào trái phiếu doanh nghiệp. Khoản 60 tỷ Bảng này nâng quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE) của BoE hiện nay lên 435 tỷ Bảng.
Thống đốc BoE Mark Carney nói lãi suất đồng Bảng có thể còn tiếp tục được hạ xuống trong thời gian tới. Ông Carney nói rằng đa số 9 thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE ủng hộ thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa nếu các dữ liệu tiếp theo cho thấy nền kinh tế xấu đi.
Vị Thống đốc khẳng định các ngân hàng thương mại Anh sẽ “không có cớ gì” để không hạ lãi suất cho vay và sẽ bị phạt nếu không chịu hạ lãi suất. “MPC đã quyết tâm không để liều thuốc kích thích mà nền kinh tế cần đến bị pha loãng khi thẩm thấu qua hệ thống tài chính”, ông Carney nói.
Cũng trong cuộc họp lần này, BoE cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đưa ra dự báo này vào năm 1993. Theo đó, BoE hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 về mức 0,8% từ mức 2,3% đưa ra hồi tháng 5.
Mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm nay được giữ nguyên ở mức 2% bởi GDP nửa đầu năm tăng mạnh hơn dự báo đưa ra hồi tháng 5.
BoE cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 5,4% trong năm sau và 5,6% vào năm 2018.
Thống đốc Carney nói rằng quyết định rời EU đánh dấu một “sự thay đổi chế độ” mà ở đó nước Anh sẽ phải “định nghĩa lại sự mở cửa của mình đối với sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, nhân công và vốn”.
“Chúng tôi đưa ra các biện pháp này vì triển vọng kinh tế đã thay đổi nhiều. Dự báo GDP đã có sự điều chỉnh mạnh nhất kể từ khi MPC được thành lập cách đây hơn 2 thập niên”, ông Carney nói.
“Bằng cách hành động sớm và toàn diện, MPC có thể giảm bớt sự bất ổn, tăng cường niềm tin, chặn sự giảm tốc, và hỗ trợ những điều chỉnh cần thiết trong nền kinh tế Anh”, vị Thống đốc phát biểu.
Những biện pháp mạnh tay cho thấy BoE đang đặt ra khả năng lạm phát ở Anh sẽ vượt quá mục tiêu 2% do sự mất giá của đồng Bảng. Tỷ giá đồng Bảng đã giảm 1% so với đồng USD ngay sau khi tuyên bố của BoE được đưa ra.
Ông Daniel Mahoney, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Centre for Policy Studies, cảnh báo: “Việc BoE nới lỏng thêm chính sách tiền tệ có thể gây vấn đề cho nền kinh tế Anh. Đồng Bảng mất giá đồng nghĩa với áp lực lạm phát gia tăng, và quyết định ngày hôm nay sẽ khiến sức ép lạm phát lớn hơn”.
Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, giới chuyên gia đã cảnh báo kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái nếu cử tri chọn Brexit. Báo cáo lạm phát hàng quý của BoE không dự báo suy thoái, nhưng tất cả các dự báo mà ngân hàng trung ương này đưa ra đã tính đến các biện pháp kích thích tăng trưởng được công bố ngày 4/8.
Đây là lần đầu tiên BoE hạ lãi suất kể từ năm 2009, với lãi suất đồng Bảng giảm còn 0,25% từ mức 0,5% trước đó.
Cùng với việc hạ lãi suất, BoE tung một loạt biện pháp nhằm kích cầu nền kinh tế sau sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 - hay còn gọi là sự kiện Brexit.
Theo đó, BoE sẽ chi 100 tỷ Bảng để thúc đẩy các ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Ngoài ra, BoE cũng sẽ chi 60 tỷ Bảng để mua vào trái phiếu chính phủ Anh và 10 tỷ Bảng để mua vào trái phiếu doanh nghiệp. Khoản 60 tỷ Bảng này nâng quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE) của BoE hiện nay lên 435 tỷ Bảng.
Thống đốc BoE Mark Carney nói lãi suất đồng Bảng có thể còn tiếp tục được hạ xuống trong thời gian tới. Ông Carney nói rằng đa số 9 thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE ủng hộ thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa nếu các dữ liệu tiếp theo cho thấy nền kinh tế xấu đi.
Vị Thống đốc khẳng định các ngân hàng thương mại Anh sẽ “không có cớ gì” để không hạ lãi suất cho vay và sẽ bị phạt nếu không chịu hạ lãi suất. “MPC đã quyết tâm không để liều thuốc kích thích mà nền kinh tế cần đến bị pha loãng khi thẩm thấu qua hệ thống tài chính”, ông Carney nói.
Cũng trong cuộc họp lần này, BoE cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đưa ra dự báo này vào năm 1993. Theo đó, BoE hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 về mức 0,8% từ mức 2,3% đưa ra hồi tháng 5.
Mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm nay được giữ nguyên ở mức 2% bởi GDP nửa đầu năm tăng mạnh hơn dự báo đưa ra hồi tháng 5.
BoE cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 5,4% trong năm sau và 5,6% vào năm 2018.
Thống đốc Carney nói rằng quyết định rời EU đánh dấu một “sự thay đổi chế độ” mà ở đó nước Anh sẽ phải “định nghĩa lại sự mở cửa của mình đối với sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, nhân công và vốn”.
“Chúng tôi đưa ra các biện pháp này vì triển vọng kinh tế đã thay đổi nhiều. Dự báo GDP đã có sự điều chỉnh mạnh nhất kể từ khi MPC được thành lập cách đây hơn 2 thập niên”, ông Carney nói.
“Bằng cách hành động sớm và toàn diện, MPC có thể giảm bớt sự bất ổn, tăng cường niềm tin, chặn sự giảm tốc, và hỗ trợ những điều chỉnh cần thiết trong nền kinh tế Anh”, vị Thống đốc phát biểu.
Những biện pháp mạnh tay cho thấy BoE đang đặt ra khả năng lạm phát ở Anh sẽ vượt quá mục tiêu 2% do sự mất giá của đồng Bảng. Tỷ giá đồng Bảng đã giảm 1% so với đồng USD ngay sau khi tuyên bố của BoE được đưa ra.
Ông Daniel Mahoney, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Centre for Policy Studies, cảnh báo: “Việc BoE nới lỏng thêm chính sách tiền tệ có thể gây vấn đề cho nền kinh tế Anh. Đồng Bảng mất giá đồng nghĩa với áp lực lạm phát gia tăng, và quyết định ngày hôm nay sẽ khiến sức ép lạm phát lớn hơn”.
Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, giới chuyên gia đã cảnh báo kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái nếu cử tri chọn Brexit. Báo cáo lạm phát hàng quý của BoE không dự báo suy thoái, nhưng tất cả các dự báo mà ngân hàng trung ương này đưa ra đã tính đến các biện pháp kích thích tăng trưởng được công bố ngày 4/8.