“Không còn cơ hội cho Anh đảo ngược Brexit”
Các nhà lãnh đạo EU có cùng chung quan điểm là Thủ tướng Anh đã “tự đào mồ chôn mình”
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28/6 nói rằng, bà nhận thấy không có cơ hội nào để người Anh đảo ngược quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
“Tự đào mồ chôn mình”
Theo hãng tin Reuters, phát biểu khi kết thúc ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh châu Âu về vấn đề Brexit, bà Merkel cho biết các cuộc thảo luận với Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Anh David Cameron diễn ra “nghiêm túc”, nhưng “thân thiện”.
Thủ tướng Đức nói rằng giờ không phải là lúc để buồn rầu hay giận dữ, nhưng châu Âu phải giải quyết tình huống mà họ đang đối mặt.
“Tối nay, tôi muốn nói rõ rằng tôi thấy không có cách nào để đảo ngược điều này”, bà Merkel nói khi được hỏi về khả năng Anh “quay 180 độ” với Brexit.
“Chúng ta cần nhìn vào thực tế của vấn đề. Đây không phải là lúc dành cho những điều ước”, Thủ tướng Đức nói.
Kỳ họp này được xem là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng mà ông Cameron tham dự cùng 27 lãnh đạo quốc gia khác trong EU. Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, ông Cameron đã tuyên bố sẽ từ chức trước tháng 10.
Phát biểu ngày 28/6, Thủ tướng Anh đã bày tỏ sự hối tiếc về Brexit, nhưng hy vọng nước Anh sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ nhất có thể về kinh tế và chính trị với EU.
“Anh sẽ rời EU, nhưng chúng tôi sẽ không quay lưng lại với châu Âu”, ông Cameron phát biểu tại một cuộc họp báo sau bữa tối với các lãnh đạo châu Âu. “Mọi người đều nhận thức được lợi ích kinh tế của việc ở lại EU, nhưng đã có một mối lo ngại rất lớn về vấn đề người nhập cư và vấn đề chủ quyền”, ông nói.
Nguồn tin là quan chức EU và các nhà ngoại giao nói bầu không khí tại hội nghị thượng đỉnh này là rất lịch sự, nhưng các nhà lãnh đạo EU có cùng chung quan điểm là ông Cameron đã “tự đào mồ chôn mình” khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý.
Sức ép ngày càng lớn
Trong một phát biểu ngầm nhằm vào các thủ lĩnh của phe Brexit, trong đó có cựu thị trưởng London Boris Johnson, người đang có mục tiêu trở thành Thủ tướng Anh, ông Cameron nói người Anh sẽ phải hiểu rằng họ không thể có được tất cả những lợi ích từ EU mà không phải chịu một phí tổn nào.
“Nếu các bạn muốn nhận được lợi ích đầy đủ từ thị trường chung, bạn sẽ phải là một phần trong tất cả mọi phần của nó”, ông nói.
Đáp lại thông điệp trên của ông Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói, việc Anh có tiếp tục được tiếp cận thị trường chung EU hay không sẽ tùy thuộc vào việc nước này có chấp nhận hay không sự di chuyển tự do về hàng hóa, vốn, nhân lực và dịch vụ từ EU.
“Nếu họ không muốn sự di chuyển tự do, họ sẽ không được tiếp cận với thị trường chung”, ông Hollande phát biểu, và nói thêm rằng London sẽ không còn là một trung tâm thanh toán của đồng Euro.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi cảnh báo ảnh hưởng của Brexit có thể khiến mức tăng trưởng của kinh tế khu vực Eurozone trong 3 năm tới giảm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm.
Một số lãnh đạo và nghị sỹ EU đang gây sức ép đòi ông Cameron phải sớm thông báo chính thức về việc Anh rời khối.
Nghị viện châu Âu ngày 28/6 đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc yêu cầu Anh kích hoạt điều khoản ra đi tự nguyện của hiệp ước EU một cách nhanh nhất có thể.
Một động thái như vậy sẽ mở đầu cho các cuộc đàm phán trong vòng hai năm, để dọn đường cho việc Anh chính thức không còn là thành viên EU.
Tuy nhiên, ông Cameron nói rằng, đây sẽ là những việc mà người kế nhiệm ông trên cương vị Thủ tướng Anh thực hiện.
“Tự đào mồ chôn mình”
Theo hãng tin Reuters, phát biểu khi kết thúc ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh châu Âu về vấn đề Brexit, bà Merkel cho biết các cuộc thảo luận với Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Anh David Cameron diễn ra “nghiêm túc”, nhưng “thân thiện”.
Thủ tướng Đức nói rằng giờ không phải là lúc để buồn rầu hay giận dữ, nhưng châu Âu phải giải quyết tình huống mà họ đang đối mặt.
“Tối nay, tôi muốn nói rõ rằng tôi thấy không có cách nào để đảo ngược điều này”, bà Merkel nói khi được hỏi về khả năng Anh “quay 180 độ” với Brexit.
“Chúng ta cần nhìn vào thực tế của vấn đề. Đây không phải là lúc dành cho những điều ước”, Thủ tướng Đức nói.
Kỳ họp này được xem là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng mà ông Cameron tham dự cùng 27 lãnh đạo quốc gia khác trong EU. Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, ông Cameron đã tuyên bố sẽ từ chức trước tháng 10.
Phát biểu ngày 28/6, Thủ tướng Anh đã bày tỏ sự hối tiếc về Brexit, nhưng hy vọng nước Anh sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ nhất có thể về kinh tế và chính trị với EU.
“Anh sẽ rời EU, nhưng chúng tôi sẽ không quay lưng lại với châu Âu”, ông Cameron phát biểu tại một cuộc họp báo sau bữa tối với các lãnh đạo châu Âu. “Mọi người đều nhận thức được lợi ích kinh tế của việc ở lại EU, nhưng đã có một mối lo ngại rất lớn về vấn đề người nhập cư và vấn đề chủ quyền”, ông nói.
Nguồn tin là quan chức EU và các nhà ngoại giao nói bầu không khí tại hội nghị thượng đỉnh này là rất lịch sự, nhưng các nhà lãnh đạo EU có cùng chung quan điểm là ông Cameron đã “tự đào mồ chôn mình” khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý.
Sức ép ngày càng lớn
Trong một phát biểu ngầm nhằm vào các thủ lĩnh của phe Brexit, trong đó có cựu thị trưởng London Boris Johnson, người đang có mục tiêu trở thành Thủ tướng Anh, ông Cameron nói người Anh sẽ phải hiểu rằng họ không thể có được tất cả những lợi ích từ EU mà không phải chịu một phí tổn nào.
“Nếu các bạn muốn nhận được lợi ích đầy đủ từ thị trường chung, bạn sẽ phải là một phần trong tất cả mọi phần của nó”, ông nói.
Đáp lại thông điệp trên của ông Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói, việc Anh có tiếp tục được tiếp cận thị trường chung EU hay không sẽ tùy thuộc vào việc nước này có chấp nhận hay không sự di chuyển tự do về hàng hóa, vốn, nhân lực và dịch vụ từ EU.
“Nếu họ không muốn sự di chuyển tự do, họ sẽ không được tiếp cận với thị trường chung”, ông Hollande phát biểu, và nói thêm rằng London sẽ không còn là một trung tâm thanh toán của đồng Euro.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi cảnh báo ảnh hưởng của Brexit có thể khiến mức tăng trưởng của kinh tế khu vực Eurozone trong 3 năm tới giảm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm.
Một số lãnh đạo và nghị sỹ EU đang gây sức ép đòi ông Cameron phải sớm thông báo chính thức về việc Anh rời khối.
Nghị viện châu Âu ngày 28/6 đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc yêu cầu Anh kích hoạt điều khoản ra đi tự nguyện của hiệp ước EU một cách nhanh nhất có thể.
Một động thái như vậy sẽ mở đầu cho các cuộc đàm phán trong vòng hai năm, để dọn đường cho việc Anh chính thức không còn là thành viên EU.
Tuy nhiên, ông Cameron nói rằng, đây sẽ là những việc mà người kế nhiệm ông trên cương vị Thủ tướng Anh thực hiện.