Hậu Formosa, vẫn còn khoảng 5000 tấn hải sản tồn kho chờ tiêu thụ
Hoạt động sản xuất thuỷ sản, du lịch, đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định
Chiều 7/6, Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung đã họp phiên thứ 8 dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình.
Theo Thứ trưởng Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, sau 4 đợt, Thủ tướng Chính phủ đã tạm cấp cho 4 tỉnh với tổng số tiền là 7.000 tỷ đồng theo đề xuất bồi thường, hỗ trợ của 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường vừa qua. Tính đến ngày 31/5/2017, 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã giải ngân được 4.599 tỷ đồng.
Về xử lý hàng hải sản tồn kho, báo cáo cho biết: tổng số hải sản lưu kho sau khi phân lô, lấy mẫu, kiểm nghiệm được thu mua từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016 tại 4 tỉnh miền Trung đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và được Kết luận tại cuộc họp lần 3 của Ban chỉ đạo là 5.369 tấn.
Sau khi 4 đoàn liên ngành đi kiểm tra cuối tháng 3/2017, các tỉnh báo cáo là 6.769 tấn (trong đó, hải sản bảo đảm an toàn thực phẩm là 5.644 tấn, hải sản không an toàn thực phẩm là 1.125 tấn), tăng lên 1.400 tấn (Quảng Trị 1.355 tấn, Hà Tĩnh 211 tấn).
Tính đến ngày 30/5/2017, 4 tỉnh miền Trung đã tiêu huỷ hoàn toàn 1.125 tấn hải sản lưu kho không bảo đảm an toàn thực phẩm. Với hàng hải sản lưu kho bảo đảm an toàn thực phẩm, các địa phương và chủ hàng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ.
Về ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, báo cáo của các tỉnh cho biết, hoạt động sản xuất thuỷ sản, du lịch, đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định.
Chỉ đạo cuộc họp, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ kê khai, xác định và chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2017. Các đối tượng đúng nhưng thống kê sót thì sẽ xem xét cụ thể, có giấy tờ chứng minh, căn cứ chính xác với sự kiểm tra của các bộ, ngành theo đúng quy định, không mở rộng đối tượng mới. Không để xảy ra việc kê khai gian dối trong quá trình thống kê, xem xét, đề cao vai trò của tỉnh trong vấn đề này.
“Các tỉnh rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm không còn người dân nào thuộc đối tượng được đền bù nhưng chưa được kê khai, thống kê thiệt hại”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường thiệt hại theo Quyết định 1880 và Quyết định 309 của Thủ tướng Chính phủ mà 4 tỉnh gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Đối với Bộ Y tế, cần tiếp tục theo dõi, cập nhật kết quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung, công bố công khai vào thời gian tới.
Về dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản, Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu phạm vi thực hiện, tập trung vào khu vực có môi trường sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố môi trường biển. Đối với dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ rà soát, xác định đối tượng dự kiến kinh hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo đảm không trùng lặp với các chính sách hiện hành khác.
Phó thủ tướng lưu ý, trước mắt chưa cho phép ngư dân đánh bắt, khai thác và sử dụng hải sản tầng đáy vùng biển từ 20 hải lý trở vào. Bộ Nông nghiệp và Phát triển tiếp tục chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ và phối hợp với chính quyền 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát, vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh từ 20 hải lý vào bờ, chờ kết quả của Bộ Y tế kiểm tra.
Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh tiếp tục theo dõi, cập nhật, công khai chất lượng môi trường biển, an toàn thực phẩm đối với hải sản khai thác tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo Thứ trưởng Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, sau 4 đợt, Thủ tướng Chính phủ đã tạm cấp cho 4 tỉnh với tổng số tiền là 7.000 tỷ đồng theo đề xuất bồi thường, hỗ trợ của 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường vừa qua. Tính đến ngày 31/5/2017, 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã giải ngân được 4.599 tỷ đồng.
Về xử lý hàng hải sản tồn kho, báo cáo cho biết: tổng số hải sản lưu kho sau khi phân lô, lấy mẫu, kiểm nghiệm được thu mua từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016 tại 4 tỉnh miền Trung đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và được Kết luận tại cuộc họp lần 3 của Ban chỉ đạo là 5.369 tấn.
Sau khi 4 đoàn liên ngành đi kiểm tra cuối tháng 3/2017, các tỉnh báo cáo là 6.769 tấn (trong đó, hải sản bảo đảm an toàn thực phẩm là 5.644 tấn, hải sản không an toàn thực phẩm là 1.125 tấn), tăng lên 1.400 tấn (Quảng Trị 1.355 tấn, Hà Tĩnh 211 tấn).
Tính đến ngày 30/5/2017, 4 tỉnh miền Trung đã tiêu huỷ hoàn toàn 1.125 tấn hải sản lưu kho không bảo đảm an toàn thực phẩm. Với hàng hải sản lưu kho bảo đảm an toàn thực phẩm, các địa phương và chủ hàng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ.
Về ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, báo cáo của các tỉnh cho biết, hoạt động sản xuất thuỷ sản, du lịch, đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định.
Chỉ đạo cuộc họp, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ kê khai, xác định và chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2017. Các đối tượng đúng nhưng thống kê sót thì sẽ xem xét cụ thể, có giấy tờ chứng minh, căn cứ chính xác với sự kiểm tra của các bộ, ngành theo đúng quy định, không mở rộng đối tượng mới. Không để xảy ra việc kê khai gian dối trong quá trình thống kê, xem xét, đề cao vai trò của tỉnh trong vấn đề này.
“Các tỉnh rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm không còn người dân nào thuộc đối tượng được đền bù nhưng chưa được kê khai, thống kê thiệt hại”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường thiệt hại theo Quyết định 1880 và Quyết định 309 của Thủ tướng Chính phủ mà 4 tỉnh gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Đối với Bộ Y tế, cần tiếp tục theo dõi, cập nhật kết quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung, công bố công khai vào thời gian tới.
Về dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản, Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu phạm vi thực hiện, tập trung vào khu vực có môi trường sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố môi trường biển. Đối với dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ rà soát, xác định đối tượng dự kiến kinh hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo đảm không trùng lặp với các chính sách hiện hành khác.
Phó thủ tướng lưu ý, trước mắt chưa cho phép ngư dân đánh bắt, khai thác và sử dụng hải sản tầng đáy vùng biển từ 20 hải lý trở vào. Bộ Nông nghiệp và Phát triển tiếp tục chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ và phối hợp với chính quyền 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát, vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh từ 20 hải lý vào bờ, chờ kết quả của Bộ Y tế kiểm tra.
Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh tiếp tục theo dõi, cập nhật, công khai chất lượng môi trường biển, an toàn thực phẩm đối với hải sản khai thác tại 4 tỉnh miền Trung.