Hiểm họa phóng xạ tại Nhật Bản “rất khó lường”
Sáng nay (29/3), Thủ tướng Nhật Bản cho biết, chính phủ nước này đang trong tình trạng báo động cao nhất.
Sáng nay (29/3), Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết, tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nơi đang bị rò rỉ phóng xạ, là rất khó lường. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang trong tình trạng báo động cao nhất.
Phát biểu trước một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện, ông Kan trấn an các nghị sĩ rằng, chính phủ đã công khai toàn bộ thông tin có trong tay và ông xin lỗi đã bay qua khu vực bị ảnh hưởng chỉ một ngày sau khi động đất xảy ra.
Việc này làm trì hoãn chiến dịch quan trọng để làm mát lò phản ứng, giới truyền thông cho hay. Theo ông Kan, Chính phủ Nhật đang tìm kiếm những lời khuyên về việc có nên mở rộng khu vực sơ tán xung quanh nhà máy Fukushima hay không? Hiện khu vực này có bán kính 20 km.
Trước đó, hôm 28/3, Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) cho biết, chất plutoni đã được phát hiện trong đất tại năm khu vực thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bị hư hại bởi thảm họa kép động đất-sóng thần hôm 11/3, song các mức độ được cho là không đe dọa đến sức khỏe con người.
"Trong những mẫu xét nghiệm lấy từ năm địa điểm, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng ít nhất hai trong số các mẫu này liên quan trực tiếp đến tai nạn hiện nay ở lò phản ứng. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá tình trạng này không đủ nghiêm trọng để gây hại cho sức khỏe con người", phát ngôn viên Tepco cho hay.
Theo người phát ngôn trên, mức plutoni tương tự tình trạng từng phát hiện được tại Nhật Bản sau khi các nước láng giềng như Triều Tiên và Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân.
"Tôi xin lỗi vì làm mọi người lo lắng", Sakae Muto, Phó chủ tịch Tepco cho biết khi thông báo tin xấu mới nhất từ Fukushima tại một buổi họp báo diễn ra vào tối qua ở Tokyo. "Nó chưa tới mức gây hại cho sức khỏe con người".
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết theo báo cáo cập nhật ngày 27/3, dấu vết phóng xạ từ các cơ sở điện hạt nhân bị hư hại ở Nhật Bản đã được phát hiện trong nước mưa ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ, như các bang Nam Carolina, Bắc Carolina và Floridao, nhưng không đe dọa sức khỏe con người.
Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc cũng công bố, dấu vết phóng xạ iodine-131 đã được phát hiện tại nước này sau khi phân tích các mẫu không khí được lấy từ 12 địa điểm trên cả nước song ở mức độ chưa gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tại Việt Nam, tối 28/3, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo đã phát hiện hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí. Hiện, hàm lượng đồng vị này nhỏ và chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
I-131 là một iodine phóng xạ, khi con người hít vào với hàm lượng cao sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như ung thư… Còn nếu ở mức thấp, iodine này không gây ra tác hại.
Theo lời ông Nguyễn Nhị Điều, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trả lời trên Vietnamplus, khi có tai nạn sự cố hạt nhân, I-131 sẽ là một trong những chất phát tán đầu tiên. Tuy nhiên, đồng vị I-131 vừa được phát hiện tại Hà Nội cần được theo dõi chặt chẽ để xác định nguồn gốc chính xác.
Ông Điều giả định có thể quanh khu vực trạm quan trắc phóng xạ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) có cơ sở sản xuất hoặc sử dụng I-131. Và vì một lý do nào đó, trạm này đã thu nhận được.
Về khả năng ảnh hưởng I-131 từ sự cố Fukushima 1 đến Việt Nam, ông Điều cho rằng nếu ở Việt Nam có phát hiện được thì cũng rất thấp. “Theo lý thuyết, đám mây phóng xạ từ nhật từ Philippines sẽ tạt vào phía Nam trước. Nhưng hiện nay, theo tính toán thì đám mây này vẫn nằm ngoài biển chứ chưa đi vào đất liền khu vực phía Nam”, ông Điều nói.
Phát biểu trước một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện, ông Kan trấn an các nghị sĩ rằng, chính phủ đã công khai toàn bộ thông tin có trong tay và ông xin lỗi đã bay qua khu vực bị ảnh hưởng chỉ một ngày sau khi động đất xảy ra.
Việc này làm trì hoãn chiến dịch quan trọng để làm mát lò phản ứng, giới truyền thông cho hay. Theo ông Kan, Chính phủ Nhật đang tìm kiếm những lời khuyên về việc có nên mở rộng khu vực sơ tán xung quanh nhà máy Fukushima hay không? Hiện khu vực này có bán kính 20 km.
Trước đó, hôm 28/3, Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) cho biết, chất plutoni đã được phát hiện trong đất tại năm khu vực thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bị hư hại bởi thảm họa kép động đất-sóng thần hôm 11/3, song các mức độ được cho là không đe dọa đến sức khỏe con người.
"Trong những mẫu xét nghiệm lấy từ năm địa điểm, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng ít nhất hai trong số các mẫu này liên quan trực tiếp đến tai nạn hiện nay ở lò phản ứng. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá tình trạng này không đủ nghiêm trọng để gây hại cho sức khỏe con người", phát ngôn viên Tepco cho hay.
Theo người phát ngôn trên, mức plutoni tương tự tình trạng từng phát hiện được tại Nhật Bản sau khi các nước láng giềng như Triều Tiên và Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân.
"Tôi xin lỗi vì làm mọi người lo lắng", Sakae Muto, Phó chủ tịch Tepco cho biết khi thông báo tin xấu mới nhất từ Fukushima tại một buổi họp báo diễn ra vào tối qua ở Tokyo. "Nó chưa tới mức gây hại cho sức khỏe con người".
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết theo báo cáo cập nhật ngày 27/3, dấu vết phóng xạ từ các cơ sở điện hạt nhân bị hư hại ở Nhật Bản đã được phát hiện trong nước mưa ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ, như các bang Nam Carolina, Bắc Carolina và Floridao, nhưng không đe dọa sức khỏe con người.
Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc cũng công bố, dấu vết phóng xạ iodine-131 đã được phát hiện tại nước này sau khi phân tích các mẫu không khí được lấy từ 12 địa điểm trên cả nước song ở mức độ chưa gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tại Việt Nam, tối 28/3, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo đã phát hiện hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí. Hiện, hàm lượng đồng vị này nhỏ và chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
I-131 là một iodine phóng xạ, khi con người hít vào với hàm lượng cao sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như ung thư… Còn nếu ở mức thấp, iodine này không gây ra tác hại.
Theo lời ông Nguyễn Nhị Điều, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trả lời trên Vietnamplus, khi có tai nạn sự cố hạt nhân, I-131 sẽ là một trong những chất phát tán đầu tiên. Tuy nhiên, đồng vị I-131 vừa được phát hiện tại Hà Nội cần được theo dõi chặt chẽ để xác định nguồn gốc chính xác.
Ông Điều giả định có thể quanh khu vực trạm quan trắc phóng xạ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) có cơ sở sản xuất hoặc sử dụng I-131. Và vì một lý do nào đó, trạm này đã thu nhận được.
Về khả năng ảnh hưởng I-131 từ sự cố Fukushima 1 đến Việt Nam, ông Điều cho rằng nếu ở Việt Nam có phát hiện được thì cũng rất thấp. “Theo lý thuyết, đám mây phóng xạ từ nhật từ Philippines sẽ tạt vào phía Nam trước. Nhưng hiện nay, theo tính toán thì đám mây này vẫn nằm ngoài biển chứ chưa đi vào đất liền khu vực phía Nam”, ông Điều nói.