Hiệp hội doanh nghiệp nhà nghề: Xu hướng tất yếu
Ai sẽ giúp doanh nghiệp khi Nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài? Lời giải chính là các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề
Một trong những cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy ai sẽ giúp doanh nghiệp khi Nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài? Lời giải chính là các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề.
“Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã làm thay đổi vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Các hiệp hội sẽ nhận được rất nhiều đề nghị từ các thành viên là làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ WTO bởi vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam không đủ năng lực theo dõi, thực hiện tất cả các cam kết WTO”, ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất của EC tại Việt Nam đã rút ra kết luận như vậy tại hội thảo “Các cam kết WTO và vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp” do VCCI và dự án Mutrap phối hợp tổ chức ngày 23/4 tại Hà Nội.
Sứ mạng mới của hiệp hội
Theo ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, đúng là trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO, cộng đồng doanh nghiệp vừa là đối tượng hưởng lợi từ khung pháp lý đang trở nên minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, từ những cam kết cắt giảm thuế, được quyền tiếp cận thị trường của các thành viên WTO.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh được ông Tự chỉ ra là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước.
Đi sâu hơn vào lĩnh vực trợ cấp, giáo sư Claudio Dordi, Chuyên gia dự án Mutrap còn chỉ ra hàng loạt những bảo hộ của Nhà nước từ nay sẽ không được dành cho doanh nghiệp như Chính phủ và các cơ quan địa phương không được trợ cấp xuất khẩu hay nội địa hoá, ngoại trừ từ nay cho tới 1/2012 Chính phủ tiếp tục trợ cấp xuất khẩu dưới dạng ưu đãi đầu tư.
Tiếp đó là trợ cấp trong nước phải được cấp trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa trong nước và nước ngoài, giữa các doanh nghiệp có cùng nhu cầu và cùng tính chất hoạt động.
Giáo sư Claudio Dordi cũng nhìn nhận xuất khẩu là một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Song xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trên thế giới hiện nay, các nước đều khống chế về mặt thị phần. Lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp ra sao trong quá trình hội nhập khi vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá...), hiệp hội phải là người đại diện đứng lên đấu tranh.
Có những vụ kiện thương mại, người ta chỉ kiện doanh nghiệp chứ đâu phải kiện Chính phủ, thế nên, Chính phủ khó có thể can thiệp trực tiếp vào mà phải là hiệp hội.
Trong tình huống “gió đổi chiều” như vậy, Chính phủ và các cơ quan chính phủ cần tính đến khả năng hỗ trợ và phối hợp với hiệp hội tạo điều kiện cho hiệp hội đủ sức mạnh trợ giúp cho doanh nghiệp.
Như vậy, nhiệm vụ đang đặt lên vai các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề. Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề mà không lĩnh hội được vai trò, trách nhiệm can thiệp trực tiếp thì chắc chắn hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Khẳng định vai trò “bà đỡ”
Thời gian qua, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp đã được nâng cao. Phần nhiều các trường hợp tranh chấp dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các vụ kiện về cá tra, cá ba sa, vụ kiện bật lửa ga, vụ kiện về Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày da. Năm 2003, khi nổ ra vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa thì Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lần đầu tiên gánh vác thêm một sứ mệnh mới: trở thành “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bị đơn trong vụ kiện. Đây cũng là việc chưa từng xảy ra đối với các hiệp hội doanh nghiệp nói chung.
Theo thống kê ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong thời gian đàm phán và thời kỳ đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã phải theo trên 20 vụ kiện chống bán phá giá, 5 vụ kiện tự vệ và nhiều vụ kiện khác có liên quan đến chất lượng hàng hoá, bản quyền sở hữu trí tuệ... Đây là những việc mới phát sinh, các doanh nghiệp của ta chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý cũng như không thể tự xử lý theo kiểu đơn lẻ.
Để theo đuổi các vụ kiện cũ đã kéo dài và những vụ kiện mới sẽ phát sinh, Chính phủ và các bộ ngành đã, đang và sẽ thường xuyên cùng các hiệp hội ngành hàng hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vướng mắc hạn chế tối đa mức độ thiệt hại.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp
Rõ ràng trên sân chơi thương mại toàn cầu, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề hết sức quan trọng. Thế nhưng số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết số còn lại vẫn trong tình trạng trì trệ, xơ cứng theo kiểu cũ hoặc chạy theo phong trào cho xôm tụ. Hoạt động của các hiệp hội ở Việt Nam hiện nay rất mờ nhạt.
Phó chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến vai trò ủng hộ của hiệp hội đối với doanh nghiệp còn yếu kém là do thời gian và công việc chuẩn bị cho hội nhập cả ở Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp vừa ngắn vừa sơ sài dẫn tới hậu quả là không chỉ có doanh nghiệp gánh chịu mà cả Nhà nước và hiệp hội ngành hàng cũng bị ảnh hưởng. Ông Thụ ví von một cách hình ảnh là do doanh nghiệp chưa kịp tập bơi (chưa nói là luyện kỹ năng bơi) đã phải xuống nước (mà lại thiếu phao và la bàn).
Để hoạt động của hiệp hội thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới, hiệp hội cần xúc tiến và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO.
Hoạt động của hiệp hội cũng không thể không tính đến việc liên kết với các chủ thể nước ngoài, nhất là đội ngũ đông đảo Việt kiều, để lôi kéo họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trên phạm vi toàn cầu.
Như vậy ai sẽ giúp doanh nghiệp khi Nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài? Lời giải chính là các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề.
“Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã làm thay đổi vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Các hiệp hội sẽ nhận được rất nhiều đề nghị từ các thành viên là làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ WTO bởi vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam không đủ năng lực theo dõi, thực hiện tất cả các cam kết WTO”, ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất của EC tại Việt Nam đã rút ra kết luận như vậy tại hội thảo “Các cam kết WTO và vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp” do VCCI và dự án Mutrap phối hợp tổ chức ngày 23/4 tại Hà Nội.
Sứ mạng mới của hiệp hội
Theo ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, đúng là trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO, cộng đồng doanh nghiệp vừa là đối tượng hưởng lợi từ khung pháp lý đang trở nên minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, từ những cam kết cắt giảm thuế, được quyền tiếp cận thị trường của các thành viên WTO.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh được ông Tự chỉ ra là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước.
Đi sâu hơn vào lĩnh vực trợ cấp, giáo sư Claudio Dordi, Chuyên gia dự án Mutrap còn chỉ ra hàng loạt những bảo hộ của Nhà nước từ nay sẽ không được dành cho doanh nghiệp như Chính phủ và các cơ quan địa phương không được trợ cấp xuất khẩu hay nội địa hoá, ngoại trừ từ nay cho tới 1/2012 Chính phủ tiếp tục trợ cấp xuất khẩu dưới dạng ưu đãi đầu tư.
Tiếp đó là trợ cấp trong nước phải được cấp trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa trong nước và nước ngoài, giữa các doanh nghiệp có cùng nhu cầu và cùng tính chất hoạt động.
Giáo sư Claudio Dordi cũng nhìn nhận xuất khẩu là một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Song xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trên thế giới hiện nay, các nước đều khống chế về mặt thị phần. Lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp ra sao trong quá trình hội nhập khi vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá...), hiệp hội phải là người đại diện đứng lên đấu tranh.
Có những vụ kiện thương mại, người ta chỉ kiện doanh nghiệp chứ đâu phải kiện Chính phủ, thế nên, Chính phủ khó có thể can thiệp trực tiếp vào mà phải là hiệp hội.
Trong tình huống “gió đổi chiều” như vậy, Chính phủ và các cơ quan chính phủ cần tính đến khả năng hỗ trợ và phối hợp với hiệp hội tạo điều kiện cho hiệp hội đủ sức mạnh trợ giúp cho doanh nghiệp.
Như vậy, nhiệm vụ đang đặt lên vai các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề. Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề mà không lĩnh hội được vai trò, trách nhiệm can thiệp trực tiếp thì chắc chắn hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Khẳng định vai trò “bà đỡ”
Thời gian qua, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp đã được nâng cao. Phần nhiều các trường hợp tranh chấp dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các vụ kiện về cá tra, cá ba sa, vụ kiện bật lửa ga, vụ kiện về Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày da. Năm 2003, khi nổ ra vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa thì Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lần đầu tiên gánh vác thêm một sứ mệnh mới: trở thành “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bị đơn trong vụ kiện. Đây cũng là việc chưa từng xảy ra đối với các hiệp hội doanh nghiệp nói chung.
Theo thống kê ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong thời gian đàm phán và thời kỳ đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã phải theo trên 20 vụ kiện chống bán phá giá, 5 vụ kiện tự vệ và nhiều vụ kiện khác có liên quan đến chất lượng hàng hoá, bản quyền sở hữu trí tuệ... Đây là những việc mới phát sinh, các doanh nghiệp của ta chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý cũng như không thể tự xử lý theo kiểu đơn lẻ.
Để theo đuổi các vụ kiện cũ đã kéo dài và những vụ kiện mới sẽ phát sinh, Chính phủ và các bộ ngành đã, đang và sẽ thường xuyên cùng các hiệp hội ngành hàng hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vướng mắc hạn chế tối đa mức độ thiệt hại.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp
Rõ ràng trên sân chơi thương mại toàn cầu, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề hết sức quan trọng. Thế nhưng số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết số còn lại vẫn trong tình trạng trì trệ, xơ cứng theo kiểu cũ hoặc chạy theo phong trào cho xôm tụ. Hoạt động của các hiệp hội ở Việt Nam hiện nay rất mờ nhạt.
Phó chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến vai trò ủng hộ của hiệp hội đối với doanh nghiệp còn yếu kém là do thời gian và công việc chuẩn bị cho hội nhập cả ở Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp vừa ngắn vừa sơ sài dẫn tới hậu quả là không chỉ có doanh nghiệp gánh chịu mà cả Nhà nước và hiệp hội ngành hàng cũng bị ảnh hưởng. Ông Thụ ví von một cách hình ảnh là do doanh nghiệp chưa kịp tập bơi (chưa nói là luyện kỹ năng bơi) đã phải xuống nước (mà lại thiếu phao và la bàn).
Để hoạt động của hiệp hội thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới, hiệp hội cần xúc tiến và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO.
Hoạt động của hiệp hội cũng không thể không tính đến việc liên kết với các chủ thể nước ngoài, nhất là đội ngũ đông đảo Việt kiều, để lôi kéo họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trên phạm vi toàn cầu.