Hỗ trợ thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới
Đây là khoản hỗ trợ không hoàn lại - được thực hiện từ 2007 đến 2010 - nhằm hỗ trợ việc thực thi hiệu quả hai bộ luật quan trọng này
Giám đốc Quốc gia của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam vừa cho biết, tổ chức này sẽ hỗ trợ Việt Nam 830.000 USD trong thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Đây là khoản hỗ trợ không hoàn lại - được thực hiện từ 2007 đến 2010 - nhằm hỗ trợ việc thực thi hiệu quả hai bộ luật quan trọng này.
Theo bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, dự án sẽ hỗ trợ Nhóm công tác thực thi hai luật này bằng cách tăng cường cơ cấu tổ chức cũng như năng lực của Nhóm trong việc theo dõi, giám sát và đẩy nhanh tiến độ thực hiện hai bộ luật ở cấp trung ương và cấp địa phương.
“Dự án sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ở cấp trung ương và cấp tỉnh/thành phố và nỗ lực thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác”, bà nói.
Việc thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được coi là một cột mốc quan trọng trong quá trình cải thiện môi trường tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Việc thông qua hai bộ luật và các quy định kèm theo mới chỉ là bước đầu; phần việc khó khăn và thách thức hơn ở Việt Nam thường là khâu thi hành luật trên thực tế”.
Ông Ân cũng đề cập tới những kẽ hở tồn tại từ bao lâu nay trong việc thi hành luật ở các cấp, việc thực thi luật và diễn giải luật theo các cách khác nhau giữa các tỉnh/thành phố cũng như tình trạng chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các quy định hiện hành. Tất cả những thực tế đó gây khó khăn cho việc thực hiện có hiệu quả hai bộ luật mới.
Đây là khoản hỗ trợ không hoàn lại - được thực hiện từ 2007 đến 2010 - nhằm hỗ trợ việc thực thi hiệu quả hai bộ luật quan trọng này.
Theo bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, dự án sẽ hỗ trợ Nhóm công tác thực thi hai luật này bằng cách tăng cường cơ cấu tổ chức cũng như năng lực của Nhóm trong việc theo dõi, giám sát và đẩy nhanh tiến độ thực hiện hai bộ luật ở cấp trung ương và cấp địa phương.
“Dự án sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ở cấp trung ương và cấp tỉnh/thành phố và nỗ lực thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác”, bà nói.
Việc thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được coi là một cột mốc quan trọng trong quá trình cải thiện môi trường tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Việc thông qua hai bộ luật và các quy định kèm theo mới chỉ là bước đầu; phần việc khó khăn và thách thức hơn ở Việt Nam thường là khâu thi hành luật trên thực tế”.
Ông Ân cũng đề cập tới những kẽ hở tồn tại từ bao lâu nay trong việc thi hành luật ở các cấp, việc thực thi luật và diễn giải luật theo các cách khác nhau giữa các tỉnh/thành phố cũng như tình trạng chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các quy định hiện hành. Tất cả những thực tế đó gây khó khăn cho việc thực hiện có hiệu quả hai bộ luật mới.