Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam
Kỹ sư của nền kinh tế toàn cầu không chỉ được đào tạo về kiến thức chuyên môn
Ngày 18/4, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Đại học Bang Arizona (ASU) và Tập đoàn Intel đã thông báo phát triển Chương trình liên kết đào tạo kỹ sư chất lượng cao (HEEAP) đến năm 2014.
Đây là chương trình mà USAID, trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của ASU, Intel, Siemens và các đối tác khác trong ngành công nghiệp sẽ liên kết với tám trường đại học, cao đẳng dẫn đầu tại Việt Nam để tăng cường chất lượng cho chương trình giảng dạy đại học, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
Ông Francis Donovan, giám đốc USAID tại Việt Nam cho biết, cơ quan này cùng Intel và ASU sẽ chi hai triệu đôla Mỹ cho việc phát triển chương trình liên kết đào tạo này, cho phép các đối tác liên kết bổ sung học phần hướng nghiệp sử dụng phương pháp dạy cải tiến. Thông qua việc hiện đại hoá các chương trình giáo dục hướng nghiệp, các nguồn lực và kiến thức công nghệ, chương trình phát triển sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên để đạt được thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo TS Vũ Đình Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM, một trong những trường đại học nằm trong chương trình liên kết này, hiện sinh viên ngành kỹ thuật Việt Nam sau khi ra trường rất khó tiếp cận với các thiết bị hiện đại vì bị hạn chế nhiều mặt, trong đó có trình độ ngoại ngữ.
Với HEEAP, các kỹ sư tương lai sẽ không chỉ có kiến thức chuyên môn mà sẽ là những chuyên gia kỹ thuật, thông thạo ngoại ngữ, các kỹ năng mềm và các năng lực cần thiết.
Đây là chương trình mà USAID, trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của ASU, Intel, Siemens và các đối tác khác trong ngành công nghiệp sẽ liên kết với tám trường đại học, cao đẳng dẫn đầu tại Việt Nam để tăng cường chất lượng cho chương trình giảng dạy đại học, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
Ông Francis Donovan, giám đốc USAID tại Việt Nam cho biết, cơ quan này cùng Intel và ASU sẽ chi hai triệu đôla Mỹ cho việc phát triển chương trình liên kết đào tạo này, cho phép các đối tác liên kết bổ sung học phần hướng nghiệp sử dụng phương pháp dạy cải tiến. Thông qua việc hiện đại hoá các chương trình giáo dục hướng nghiệp, các nguồn lực và kiến thức công nghệ, chương trình phát triển sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên để đạt được thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo TS Vũ Đình Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM, một trong những trường đại học nằm trong chương trình liên kết này, hiện sinh viên ngành kỹ thuật Việt Nam sau khi ra trường rất khó tiếp cận với các thiết bị hiện đại vì bị hạn chế nhiều mặt, trong đó có trình độ ngoại ngữ.
Với HEEAP, các kỹ sư tương lai sẽ không chỉ có kiến thức chuyên môn mà sẽ là những chuyên gia kỹ thuật, thông thạo ngoại ngữ, các kỹ năng mềm và các năng lực cần thiết.