Hoàng Anh Gia Lai ngấp nghé lên sàn
Hôm nay, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai làm lễ ký hợp đồng hợp tác chiến lược với 3 đối tác
Hôm nay (8/2) tại Tp.HCM, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) làm lễ ký hợp đồng hợp tác chiến lược với 3 đối tác là Quỹ đầu tư Jaccar (Pháp), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Theo nội dung bản ký kết, Jaccar sẽ sở hữu 4 triệu cổ phiếu của HAGL với mức giá thoả thuận là 30.000 đồng/cổ phiếu; trong khi đó, SSI sở hữu 3 triệu cổ phiếu của HASL với mức giá 28.000 đồng/cổ phiếu; còn Sacombank khiêm tốn ở mức 1 triệu cổ phiếu nhưng với giá cực kỳ ưu đãi: giá bán bằng mệnh giá.
Xây dựng thương hiệu từ... bóng đá
HAGL được hình thành từ năm 1990 từ một xưởng mộc nhỏ, sau 17 năm tồn tại và phát triển, ngày nay HAGL đã trở thành một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Cái tên HAGL ngày nay không chỉ gợi người ta nhớ đến gỗ, đá hay bóng đá mà còn là công ty chuyên về xây dựng, kinh doanh resort, khách sạn và địa ốc...
Và hiện tại, cơ cấu của HAGL là một Hoàng Anh Group gồm 1 công ty cổ phần (được cổ phần hoá vào tháng 6/2006 với vốn điều lệ 326 tỷ đồng) và 5 công ty TNHH đặt tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Quy Nhơn... và sắp tới đây là Hoàng Anh Gia Lai tại Thái Lan. Và tổng nhân lực của Hoàng Anh Group hiện có trên 7.000 người.
Tên tuổi HAGL hiện được biết đến với nhiều lĩnh vực nhưng phải thừa nhận để thương hiệu HAGL được biết đến rộng rãi như ngày nay là nhờ bóng đá. Nhờ có đội bóng, nhất là từ khi có Kiatisak, doanh số của HAGL tăng hàng năm đến 200%.
Có thể nói từ năm 2001 đến nay là thời kỳ tăng tốc phát triển nóng của HAGL, và được dự báo còn tiếp tục tăng trưởng nóng đến sau năm 2010. Thành công của đội bóng làm tên tuổi của HAGL được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. HAGL vừa ký kết hợp tác chiến lược toàn cầu với CLB bóng đá hàng đầu thế giới Arsenal.
Vào đầu tháng 3 tới, đại diện của Arsenal sẽ đến Việt Nam để cùng HAGL động thổ xây dựng một học viện đào tạo bóng đá trẻ mang tên HAGL Arsenal tại Pleiku. Đây là học viện đào tạo bóng đá trẻ đầu tiên tại Việt Nam và thứ hai tại châu Á.
Một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam
Ngoài gỗ, đá và bóng đá, thương hiệu HAGL được mở rộng bằng những dự án phát triển du lịch có tầm cỡ - hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4,5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế ở Gia Lai, Bình Định, Lâm Đồng.
Bước vào năm 2007, HAGL bắt đầu triển khai các dự án căn hộ cao cấp như khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (450 căn), Trần Xuân Soạn (500 căn), khu căn hộ Lê Văn Lương – Trần Xuân Soạn (430 căn), khu căn hộ Chánh Hương (2.200 căn), khu căn hộ cao cấp New Saigon, ngay khu Nam Saigon (4.000 căn)...
Và ông Đức hoàn toàn lạc quan trước các dự án bất động sản đang được triển khai: “Chúng tôi không sợ cạnh tranh với bất kỳ công ty bất động sản trong và ngoài nước nào. Tất cả các dự án trên thực tế đã, đang và sẽ hoàn thành vào năm 2009. Trong 3 năm từ 2007 - 2009, mỗi năm các dự án này sẽ bổ sung vào lãi của HAGL thêm 1.200 tỷ đồng”.
Theo ông Đức, kế hoạch của tập đoàn HAGL trong thời gian tới là tập trung vào dự án 15.000 hecta cao su (đã được Chính phủ Lào và UBND các thành phố Gia Lai, Kon Tum cấp đất). Đây là dự án có tầm quan trọng đến sự phát triển bền vững của cả tập đoàn HAGL trong tương lai.
“Tại sao tôi lại chọn năm 2012 là năm cột mốc cho dự án cao su, vì dự án này sau 5 năm có thể đem lại cho HAGL lợi nhuận cao và bền vững: trên 500 tỷ đồng/năm (hơn 30 triệu USD) và có thể chiếm 60-70% lợi nhuận sau thuế của tập đoàn”, ông nói.
Không chỉ dừng lại ở đó, dự án cao su là cả một chiến lược dài hạn và có “tính toán” rất kỹ lưỡng của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đoàn Nguyên Đức. Sau chu kỳ 20 năm khai thác mủ là đến thời kỳ thu hoạch lấy gỗ.
Theo tính toán của ông Đức, toàn bộ vườn 15.000 hecta cao su này sẽ cho 1,5 triệu m3 gỗ xẻ. Nếu giá trị như hiện nay là 250USD/m3 thì riêng tiền gỗ đã đem lại cho công ty 350 triệu USD.
“Trừ chi phí chặt cây, vận chuyển... tối đa 40%, chúng ta vẫn còn 210 triệu USD. Như vậy ngoài lợi nhuận thu về từ mủ cao su, mỗi năm công ty còn thu về hơn 10 triệu USD tiền gỗ, cộng với tiền mủ là hơn 40 triệu USD. Thử hỏi có dự án nào mang lại lợi nhuận cao như thế trong kinh doanh!?”, ông Đức tự tin nói.
Tại buổi lễ công bố các nhà đầu tư chiến lược nói trên, HAGL cũng đã đề ra cho mình một kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho giai đoạn từ 2007 - 2010.
Theo đó, doanh thu năm 2007 ước đạt 813 tỷ, tăng lên 1.089 tỷ vào 2008, đạt 1.385 tỷ vào 2009 và lên 1.414 tỷ vào 2010. Lợi nhuận trước thuế lần lượt là 200, 317, 348 và 364 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ 326 tỷ vào 2006 lên 440 tỷ trong 2007 và đạt 600 tỷ vào 2010.
Dự kiến, quý II/2008, HAGL sẽ chính thức đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán.
Theo nội dung bản ký kết, Jaccar sẽ sở hữu 4 triệu cổ phiếu của HAGL với mức giá thoả thuận là 30.000 đồng/cổ phiếu; trong khi đó, SSI sở hữu 3 triệu cổ phiếu của HASL với mức giá 28.000 đồng/cổ phiếu; còn Sacombank khiêm tốn ở mức 1 triệu cổ phiếu nhưng với giá cực kỳ ưu đãi: giá bán bằng mệnh giá.
Xây dựng thương hiệu từ... bóng đá
HAGL được hình thành từ năm 1990 từ một xưởng mộc nhỏ, sau 17 năm tồn tại và phát triển, ngày nay HAGL đã trở thành một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Cái tên HAGL ngày nay không chỉ gợi người ta nhớ đến gỗ, đá hay bóng đá mà còn là công ty chuyên về xây dựng, kinh doanh resort, khách sạn và địa ốc...
Và hiện tại, cơ cấu của HAGL là một Hoàng Anh Group gồm 1 công ty cổ phần (được cổ phần hoá vào tháng 6/2006 với vốn điều lệ 326 tỷ đồng) và 5 công ty TNHH đặt tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Quy Nhơn... và sắp tới đây là Hoàng Anh Gia Lai tại Thái Lan. Và tổng nhân lực của Hoàng Anh Group hiện có trên 7.000 người.
Tên tuổi HAGL hiện được biết đến với nhiều lĩnh vực nhưng phải thừa nhận để thương hiệu HAGL được biết đến rộng rãi như ngày nay là nhờ bóng đá. Nhờ có đội bóng, nhất là từ khi có Kiatisak, doanh số của HAGL tăng hàng năm đến 200%.
Có thể nói từ năm 2001 đến nay là thời kỳ tăng tốc phát triển nóng của HAGL, và được dự báo còn tiếp tục tăng trưởng nóng đến sau năm 2010. Thành công của đội bóng làm tên tuổi của HAGL được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. HAGL vừa ký kết hợp tác chiến lược toàn cầu với CLB bóng đá hàng đầu thế giới Arsenal.
Vào đầu tháng 3 tới, đại diện của Arsenal sẽ đến Việt Nam để cùng HAGL động thổ xây dựng một học viện đào tạo bóng đá trẻ mang tên HAGL Arsenal tại Pleiku. Đây là học viện đào tạo bóng đá trẻ đầu tiên tại Việt Nam và thứ hai tại châu Á.
Một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam
Ngoài gỗ, đá và bóng đá, thương hiệu HAGL được mở rộng bằng những dự án phát triển du lịch có tầm cỡ - hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4,5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế ở Gia Lai, Bình Định, Lâm Đồng.
Bước vào năm 2007, HAGL bắt đầu triển khai các dự án căn hộ cao cấp như khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (450 căn), Trần Xuân Soạn (500 căn), khu căn hộ Lê Văn Lương – Trần Xuân Soạn (430 căn), khu căn hộ Chánh Hương (2.200 căn), khu căn hộ cao cấp New Saigon, ngay khu Nam Saigon (4.000 căn)...
Và ông Đức hoàn toàn lạc quan trước các dự án bất động sản đang được triển khai: “Chúng tôi không sợ cạnh tranh với bất kỳ công ty bất động sản trong và ngoài nước nào. Tất cả các dự án trên thực tế đã, đang và sẽ hoàn thành vào năm 2009. Trong 3 năm từ 2007 - 2009, mỗi năm các dự án này sẽ bổ sung vào lãi của HAGL thêm 1.200 tỷ đồng”.
Theo ông Đức, kế hoạch của tập đoàn HAGL trong thời gian tới là tập trung vào dự án 15.000 hecta cao su (đã được Chính phủ Lào và UBND các thành phố Gia Lai, Kon Tum cấp đất). Đây là dự án có tầm quan trọng đến sự phát triển bền vững của cả tập đoàn HAGL trong tương lai.
“Tại sao tôi lại chọn năm 2012 là năm cột mốc cho dự án cao su, vì dự án này sau 5 năm có thể đem lại cho HAGL lợi nhuận cao và bền vững: trên 500 tỷ đồng/năm (hơn 30 triệu USD) và có thể chiếm 60-70% lợi nhuận sau thuế của tập đoàn”, ông nói.
Không chỉ dừng lại ở đó, dự án cao su là cả một chiến lược dài hạn và có “tính toán” rất kỹ lưỡng của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đoàn Nguyên Đức. Sau chu kỳ 20 năm khai thác mủ là đến thời kỳ thu hoạch lấy gỗ.
Theo tính toán của ông Đức, toàn bộ vườn 15.000 hecta cao su này sẽ cho 1,5 triệu m3 gỗ xẻ. Nếu giá trị như hiện nay là 250USD/m3 thì riêng tiền gỗ đã đem lại cho công ty 350 triệu USD.
“Trừ chi phí chặt cây, vận chuyển... tối đa 40%, chúng ta vẫn còn 210 triệu USD. Như vậy ngoài lợi nhuận thu về từ mủ cao su, mỗi năm công ty còn thu về hơn 10 triệu USD tiền gỗ, cộng với tiền mủ là hơn 40 triệu USD. Thử hỏi có dự án nào mang lại lợi nhuận cao như thế trong kinh doanh!?”, ông Đức tự tin nói.
Tại buổi lễ công bố các nhà đầu tư chiến lược nói trên, HAGL cũng đã đề ra cho mình một kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho giai đoạn từ 2007 - 2010.
Theo đó, doanh thu năm 2007 ước đạt 813 tỷ, tăng lên 1.089 tỷ vào 2008, đạt 1.385 tỷ vào 2009 và lên 1.414 tỷ vào 2010. Lợi nhuận trước thuế lần lượt là 200, 317, 348 và 364 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ 326 tỷ vào 2006 lên 440 tỷ trong 2007 và đạt 600 tỷ vào 2010.
Dự kiến, quý II/2008, HAGL sẽ chính thức đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán.