Học quản lý kinh doanh bằng chương trình mô phỏng
Chương trình mô phỏng kinh doanh của VBS được thiết kế học trong thời gian ngắn nhằm nâng cao khả năng quản lý và điều hành
Trong kỹ thuật, người ta thường dùng các chương trình mô phỏng để mô tả quá trình hoạt động, tương tác của hệ thống (hệ thống được làm mô phỏng gần như trong thực tế).
Trên cơ sở đó đưa các tham số kỹ thuật, các điều kiện ảnh hưởng vào chương trình để tính toán sửa đổi thiết kế cũng như dùng nó để dự đoán kết quả xẩy ra của hệ thống trong tương lai.
Trong kinh doanh cũng vậy, VBS (Virtual Business Solution) là mô phỏng hoạt động kinh doanh của một công ty đang cạnh tranh với hàng nghìn công ty trên thương trường khắc nghiệt. Quyết định của chủ doanh nghiệp và các cộng sự dẫn đến thành công hay thất bại sẽ được trả lời ngay lập tức, đó là chìa khoá nâng cao kỹ năng hành nghề cho các nhà quản lý trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới.
Thiếu đào tạo chuyên nghiệp
Tại diễn đàn “Hội nhập khu vực và tiến trình hiện đại hoá của Việt Nam” khai mạc tháng 4/2007 tại Tp.HCM, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam đảm bảo với các nhà đầu tư là liên tục và tiếp tục đổi mới mạnh hơn nữa, giải quyết tốt hơn nữa tất cả các vấn đề về môi trường đầu tư của cả nước và Tp.HCM”.
Đến nay, đã có hàng ngàn doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn trên thế giới từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpViệt Nam còn rất nhiều việc phải làm, ngoài việc tìm hiểu thị trường, chính sách thuế, dịch vụ để xây dựng sản xuất kinh doanh xuất khẩu hợp lý, hiệu quả họ còn đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường.
Tuy nhiên, một mối lo canh cánh hàng ngày hiện nay ở các doanh nghiệp là thiếu các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty của các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp. Theo thống kê sơ bộ, có tới hơn 40% các nhà doanh nghiệp Việt Nam chưa qua đào tạo mà phần lớn là những doanh nhân xuất phát từ những nhà chuyên môn, chưa được đào tạo về kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
Còn theo một nghiên cứu được công bố mới đây thì có tới hơn 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang quản lý công ty theo phương thức thiếu chuyên nghiệp, tức là thiếu các kỹ năng quản lý cần thiết như kỹ năng chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng xây dựng hệ thống.
Sức mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện bằng công nghệ, tiềm lực tài chính, thương hiệu, giá cả... Song, để quyết định sự thành bại trên thương trường thì lại phụ thuộc rất nhiều vào tài năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như đội ngũ quản lý của họ.
Minh chứng mới cho điều này là sự lột xác thành công của hãng hàng không Nga Aeroflot. Từ một tập đoàn “ảm đạm như chợ chiều”, quan liêu lạc hậu và liên tục thua lỗ suốt thập niên 90 thì đến năm 2006, doanh thu của hãng lên tới 2,9 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Đó là một cú xoay chuyển tình thế đáng kinh ngạc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là nhờ tài năng quản lý của Tổng giám đốc Valery Okulov cùng cộng sự.
Chương trình nâng cao khả năng quản lý
Hiện nay, nhiều tổ chức kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp trẻ đã và đang tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng kinh doanh. Nhiều trường đại học trong nước kết hợp với các truờng đại học nước ngoài tổ chức nhiều khoá học bồi dưỡng kiến thức quản lý, quản trị kinh doanh nhằm tìm kiếm tài năng và làm tăng thêm kiến thức cho người học. Lựa chọn chương trình phù hợp về nội dung và thời gian để tổ chức đào tạo là giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý của mình hiện nay.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - VCCI, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì một việc cần làm ngay hiện nay ở các doanh nghiệp là nâng cao các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty cho các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Chương trình mô phỏng kinh doanh của VBS (www.vbs.vn) được thiết kế học trong thời gian ngắn nhằm nâng cao khả năng quản lý và điều hành cho các doanh nghiệp theo phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là một chương trình đào tạo kinh doanh của Công ty Mô phỏng quản lý (MSInc)- Mỹ, được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng tham gia học, từ các sinh viên kinh tế đến các nhà sản xuất, kinh doanh nắm các vai trò, vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.
Chương trình đã được VBS Việt Nam mua bản quyền và cập nhật liên tục và bắt đầu Việt hoá từ năm 2002 đến nay mới hoàn chỉnh đưa vào giảng dạy.
Phần thực hành, học viên phải hoá mình trong vai trò của giám đốc, hay trưởng các phòng chức năng chính của một công ty như phòng nghiên cứu và phát triển, marketing, nhân sự, quản lý chất lượng, tài chính... để điều hành một công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, cùng chịu sự cạnh tranh với hàng trăm, hàng ngàn công ty khác.
Mỗi quyết định của học viên cùng các cộng sự về chiến lược tài chính, nhân sự, marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty sẽ được đánh giá so sánh ngay với các công ty đối thủ và bạn sẽ biết công ty đang nằm ở đâu trong hàng ngàn công ty trên.
Hệ thống sẽ dự báo cho bạn biết công ty bạn đang điều hành có tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ mà trong thực tế phải mất vài năm bạn mới nhìn thấy, nếu vậy bạn và các cộng sự phải trao đổi để tìm hướng giải quyết. Chương trình truyền tải đến cho học viên rất cô đọng, kiến thức mà họ thu được chính là qua các cuộc tranh luận, hợp tác làm việc giữa các phòng trong công ty, hay quyết định chiến lược của họ. Giáo viên chỉ là gợi mở, phản biện cho từng quyết định và từ đó tạo ra khả năng làm việc của học viên.
Anh Bùi Cao Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Du thuyền Hạ Long, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chưa qua trường lớp kinh tế, cho biết: “Mới qua hai ngày học, tôi đã nắm được rất nhiều kiến thức về kinh tế như lập kế hoạch tài chính, kinh doanh, những điều cần nắm trong khi định vị thị trường.
Học theo VBS mới thấy hệ thống cực kỳ chi tiết, tính hiệu quả kinh doanh tối ưu, logic như trên thương trường thực sự. Qua đó, tôi thấy rõ bức tranh tổng quát của một công ty, cũng như vai trò quan trọng của tinh thần làm việc đồng đội, phối hợp giữa các phòng với nhau”.
Trên cơ sở đó đưa các tham số kỹ thuật, các điều kiện ảnh hưởng vào chương trình để tính toán sửa đổi thiết kế cũng như dùng nó để dự đoán kết quả xẩy ra của hệ thống trong tương lai.
Trong kinh doanh cũng vậy, VBS (Virtual Business Solution) là mô phỏng hoạt động kinh doanh của một công ty đang cạnh tranh với hàng nghìn công ty trên thương trường khắc nghiệt. Quyết định của chủ doanh nghiệp và các cộng sự dẫn đến thành công hay thất bại sẽ được trả lời ngay lập tức, đó là chìa khoá nâng cao kỹ năng hành nghề cho các nhà quản lý trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới.
Thiếu đào tạo chuyên nghiệp
Tại diễn đàn “Hội nhập khu vực và tiến trình hiện đại hoá của Việt Nam” khai mạc tháng 4/2007 tại Tp.HCM, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam đảm bảo với các nhà đầu tư là liên tục và tiếp tục đổi mới mạnh hơn nữa, giải quyết tốt hơn nữa tất cả các vấn đề về môi trường đầu tư của cả nước và Tp.HCM”.
Đến nay, đã có hàng ngàn doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn trên thế giới từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpViệt Nam còn rất nhiều việc phải làm, ngoài việc tìm hiểu thị trường, chính sách thuế, dịch vụ để xây dựng sản xuất kinh doanh xuất khẩu hợp lý, hiệu quả họ còn đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường.
Tuy nhiên, một mối lo canh cánh hàng ngày hiện nay ở các doanh nghiệp là thiếu các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty của các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp. Theo thống kê sơ bộ, có tới hơn 40% các nhà doanh nghiệp Việt Nam chưa qua đào tạo mà phần lớn là những doanh nhân xuất phát từ những nhà chuyên môn, chưa được đào tạo về kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
Còn theo một nghiên cứu được công bố mới đây thì có tới hơn 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang quản lý công ty theo phương thức thiếu chuyên nghiệp, tức là thiếu các kỹ năng quản lý cần thiết như kỹ năng chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng xây dựng hệ thống.
Sức mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện bằng công nghệ, tiềm lực tài chính, thương hiệu, giá cả... Song, để quyết định sự thành bại trên thương trường thì lại phụ thuộc rất nhiều vào tài năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như đội ngũ quản lý của họ.
Minh chứng mới cho điều này là sự lột xác thành công của hãng hàng không Nga Aeroflot. Từ một tập đoàn “ảm đạm như chợ chiều”, quan liêu lạc hậu và liên tục thua lỗ suốt thập niên 90 thì đến năm 2006, doanh thu của hãng lên tới 2,9 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Đó là một cú xoay chuyển tình thế đáng kinh ngạc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là nhờ tài năng quản lý của Tổng giám đốc Valery Okulov cùng cộng sự.
Chương trình nâng cao khả năng quản lý
Hiện nay, nhiều tổ chức kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp trẻ đã và đang tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng kinh doanh. Nhiều trường đại học trong nước kết hợp với các truờng đại học nước ngoài tổ chức nhiều khoá học bồi dưỡng kiến thức quản lý, quản trị kinh doanh nhằm tìm kiếm tài năng và làm tăng thêm kiến thức cho người học. Lựa chọn chương trình phù hợp về nội dung và thời gian để tổ chức đào tạo là giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý của mình hiện nay.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - VCCI, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì một việc cần làm ngay hiện nay ở các doanh nghiệp là nâng cao các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty cho các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Chương trình mô phỏng kinh doanh của VBS (www.vbs.vn) được thiết kế học trong thời gian ngắn nhằm nâng cao khả năng quản lý và điều hành cho các doanh nghiệp theo phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là một chương trình đào tạo kinh doanh của Công ty Mô phỏng quản lý (MSInc)- Mỹ, được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng tham gia học, từ các sinh viên kinh tế đến các nhà sản xuất, kinh doanh nắm các vai trò, vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.
Chương trình đã được VBS Việt Nam mua bản quyền và cập nhật liên tục và bắt đầu Việt hoá từ năm 2002 đến nay mới hoàn chỉnh đưa vào giảng dạy.
Phần thực hành, học viên phải hoá mình trong vai trò của giám đốc, hay trưởng các phòng chức năng chính của một công ty như phòng nghiên cứu và phát triển, marketing, nhân sự, quản lý chất lượng, tài chính... để điều hành một công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, cùng chịu sự cạnh tranh với hàng trăm, hàng ngàn công ty khác.
Mỗi quyết định của học viên cùng các cộng sự về chiến lược tài chính, nhân sự, marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty sẽ được đánh giá so sánh ngay với các công ty đối thủ và bạn sẽ biết công ty đang nằm ở đâu trong hàng ngàn công ty trên.
Hệ thống sẽ dự báo cho bạn biết công ty bạn đang điều hành có tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ mà trong thực tế phải mất vài năm bạn mới nhìn thấy, nếu vậy bạn và các cộng sự phải trao đổi để tìm hướng giải quyết. Chương trình truyền tải đến cho học viên rất cô đọng, kiến thức mà họ thu được chính là qua các cuộc tranh luận, hợp tác làm việc giữa các phòng trong công ty, hay quyết định chiến lược của họ. Giáo viên chỉ là gợi mở, phản biện cho từng quyết định và từ đó tạo ra khả năng làm việc của học viên.
Anh Bùi Cao Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Du thuyền Hạ Long, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chưa qua trường lớp kinh tế, cho biết: “Mới qua hai ngày học, tôi đã nắm được rất nhiều kiến thức về kinh tế như lập kế hoạch tài chính, kinh doanh, những điều cần nắm trong khi định vị thị trường.
Học theo VBS mới thấy hệ thống cực kỳ chi tiết, tính hiệu quả kinh doanh tối ưu, logic như trên thương trường thực sự. Qua đó, tôi thấy rõ bức tranh tổng quát của một công ty, cũng như vai trò quan trọng của tinh thần làm việc đồng đội, phối hợp giữa các phòng với nhau”.