Hỏi & đáp về tiêm vaccine phòng cúm
Bắt đầu tháng 9 hàng năm trở đi là mùa xuất hiện bệnh cúm nhiều nhất. Việc tiêm vaccine phòng cúm ở người mạnh khỏe sẽ giảm nguy cơ mắc cúm cũng như việc truyền virus cúm cho những người ở nhóm nguy cơ mắc cúm cao như trẻ sơ sinh và người già.

Theo Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc tiêm chủng ngừa cúm hằng năm sẽ trang bị cho bạn sự bảo vệ tối ưu chống lại căn bệnh này. Và bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề trước khi tham gia tiêm phòng cúm cho bản thân và gia đình.


Đã tiêm phòng cúm thì không thể bị lây bệnh cúm?Phải mất khoảng gần 10 ngày cho đến 2 tuần để vacxin phòng cúm có thể phát huy tác dụng. Nếu bạn tiếp xúc với người đang bị cúm trước khoảng thời gian đó, bạn vẫn có thể bị cúm. Vậy, ngay sau khi tiêm phòng mà bạn vẫn bị cúm thì đừng nghĩ rằng tiêm phòng đã lây cúm cho bạn nhé.Đau nhức là những hiện tượng bình thường sau khi tiêm phòng?Sau khi tiêm phòng cúm, việc bạn cảm thấy đau nhức, bị cảm nhẹ hay mệt mỏi trong ngày đều là những phản ứng bình thường, không đáng ngại, không có nghĩa là bạn đang bị dị ứng hay bị lây cúm. Nên bạn đừng quá lo lắng, những hiện tượng này sau đó sẽ tự biến mất.
Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?Đó là các đối tượng: Những người đã từng mắc chứng phản ứng phản vệ, dị ứng với trứng hay với các thành phần của vaccine; trẻ em dưới 6 tháng tuổi; người dị ứng nặng với trứng gà, người bị nhiễm trùng nặng hoặc sốt quá cao; bà mẹ đang mang thai hoặc đang có ý định mang bầu trong vòng 1 tháng tới; người mang cơ địa dị ứng như hen dị ứng, viêm họng dị ứng, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng...
