Hồi kết cho hãng sản xuất sữa nhiễm melamine
Công ty sữa Tam Lộc của Trung Quốc phá sản và bà cựu Chủ tịch công ty này có khả năng lãnh án tử hình
Thời gian gần đây, báo chí quốc tế liên tục đưa tin về việc công ty Tam Lộc của Trung Quốc – trung tâm của vụ bê bối sữa nhiễm độc melamine - phá sản và bà cựu chủ tịch công ty này có khả năng lãnh án tử hình.
Giới quan sát cho rằng, đây là kết cục tất yếu đối với công ty đã gây vụ scandal về an toàn thực phẩm lớn nhất thế giới trong năm 2008. Thống kê của hãng tin Tân Hoa Xã cho hay, sản phẩm sữa bột nhiễm melamine của Tam Lộc đã khiến 6 trẻ em ở Trung Quốc thiệt mạng và 290.000 em khác mắc bệnh sạn thận.
“Vạ lây” vì sữa Tam Lộc
Vụ bê bối gây chấn động này bắt đầu vào tháng 9/2008, sau khi Tam Lộc thu hồi khoảng 700 tấn bột sữa bị phát hiện là có chứa chất melamine.
Đây là một hóa chất được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sơn mạ, tuy nhiên, hãng sản xuất sữa hàng đầu của Trung Quốc là Tam Lộc đã bổ sung chất này vào các sản phẩm sữa của họ để làm gia tăng hàm lượng protein. Trong năm 2007, melamine cũng là “hạt nhân” của vụ bê bối an toàn thực phẩm khác, khi thức ăn vật nuôi trong nhà nhiễm chất này được nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến hàng ngàn con chó và mèo tại Mỹ ngộ độc và chết.
Vụ sữa nhiễm melamine nói trên không chỉ gói gọn tại công ty Tam Lộc và trong biên giới Trung Quốc. Các nhà chức trách nước này vào cuộc và đã phát hiện gần 70 sản phẩm sữa từ hơn 20 công ty sữa địa phương khác. Sau đó, hàng ngàn tấn bột sữa đã bị thu hồi tại Trung Quốc và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu sữa từ Trung Quốc như New Zealand, Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Burundi, Gabon, Tanzania, Việt Nam…
Vụ bê bối này đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa bị “vạ lây” do người tiêu dùng có ý định “tẩy chay” sản phẩm của họ vì nghi các sản phẩm có melamine. Trong số này, công ty sữa Hanoimilk của Việt Nam là một ví dụ.
Báo chí quốc tế nhận định, vụ Tam Lộc là vụ khủng hoảng an toàn thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua, khiến uy tín hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, thêm sứt mẻ, sau khi đã chịu nhiều tai tiếng trong những năm gần đây.
Lời xin lỗi muộn màng
Cuối tháng 12 này, Tam Lộc đã nộp đơn xin phá sản lên tòa án ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Theo các nhà chức trách, ở thời điểm xin phá sản, Tam Lộc nợ ròng tổng số tiền 1,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD.
Ở thời điểm 31/10, tổng tài sản của Tam Lộc là 1,56 tỷ Nhân dân tệ, trong khi tổng nợ của công ty là 1,76 tỷ Nhân dân tệ. Vào ngày 19/12 vừa qua, Tam Lộc đã vay 902 triệu Nhân dân tệ để trả tiền viện phí cho các em bé là nạn nhân của sữa nhiễm độc do công ty này sản xuất. Theo báo chí Trung Quốc, 56% cổ phần của Tam Lộc thuộc quyền sở hữu của chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, 43% cổ phần của công ty này thuộc về Fonterra, một công ty sữa của New Zealand.
Sau khi đơn xin phá sản được nộp ít ngày, cựu Chủ tịch Điền Ôn Hoa cùng một số quan chức cao cấp khác của công ty này cũng ra hầu tòa tại tòa án nói trên.
Trong phiên xét xử ngày 31/12, bà Điền Ôn Hoa đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Điều đáng sợ là bà Điền đã khai nhận, Tam Lộc đã biết sản phẩm của họ chứa chất melamine với hàm lượng vượt quá ngưỡng an toàn nhiều tháng trước khi chịu thu hồi sản phẩm này.
Theo bà cựu Chủ tịch này, Tam Lộc đã biết sữa bột của họ nhiễm độc từ tháng 5/2008, nhưng tới tận tháng 8 mới chịu báo tin cho cơ quan chức năng. Theo các nhà chức trách, trong thời gian từ tháng 5/2008 tới tháng 8/2008 - thời điểm mà Tam Lộc ngừng sản xuất - công ty này đã cho ra lò hơn 900 tấn sữa bột nhiễm độc.
Báo chí Trung Quốc cho hay, bà Điền khai, vào tháng 8/2008, bà được biết theo tiêu chuẩn châu Âu, trong mỗi kilogram thực phẩm, lượng melamine tối đa cho phép chỉ là 20 miligram. Tuy nhiên, trong một số sản phẩm của Tam Lộc bị thu hồi vào tháng 9 vừa qua, lượng melamine lên tới 2.000 miligrams trên mỗi kg sữa.
Người phụ nữ 66 tuổi này hiện là một trong những quan chức doanh nghiệp cấp cao nhất ở Trung Quốc phải ra hầu tòa tính tới thời điểm hiện nay. Nhiều khả năng, bà Điền sẽ phải lãnh án chung thân hoặc thậm chí là tử hình. Tuy nhiên, thời điểm ra phán quyết của tòa án hiện còn chưa rõ.
Trước tòa, bà Điền và các quan chức Tam Lộc cùng bị đem ra xét xử đã gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân. “Giá như tôi có thể trả lại sức khỏe cho các em bé mắc bệnh vì sữa Tam Lộc, tôi xin chấp nhận bất kỳ hình phạt nào của pháp luật”, bà Điền nói.
Bà Điền cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới vụ sữa nhiễm độc melamine là do Trung Quốc thiếu những quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm và có thể nên xem xét áp dụng tiêu chuẩn melamine trong thực phẩm của châu Âu.
Hiện 22 công ty sữa có sản phẩm nhiễm melamine ở Trung Quốc đã cam kết sẽ bồi thường tổng số tiền 160 triệu USD cho các nạn nhân, nhưng ngày thanh toán tiền bồi thường chưa được xác định. Tuy nhiên, hiện các công ty này đã tiến hành thanh toán hóa đơn viện phí cho các em bé phải nhập viện vì sữa nhiễm độc.
Giới quan sát cho rằng, đây là kết cục tất yếu đối với công ty đã gây vụ scandal về an toàn thực phẩm lớn nhất thế giới trong năm 2008. Thống kê của hãng tin Tân Hoa Xã cho hay, sản phẩm sữa bột nhiễm melamine của Tam Lộc đã khiến 6 trẻ em ở Trung Quốc thiệt mạng và 290.000 em khác mắc bệnh sạn thận.
“Vạ lây” vì sữa Tam Lộc
Vụ bê bối gây chấn động này bắt đầu vào tháng 9/2008, sau khi Tam Lộc thu hồi khoảng 700 tấn bột sữa bị phát hiện là có chứa chất melamine.
Đây là một hóa chất được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sơn mạ, tuy nhiên, hãng sản xuất sữa hàng đầu của Trung Quốc là Tam Lộc đã bổ sung chất này vào các sản phẩm sữa của họ để làm gia tăng hàm lượng protein. Trong năm 2007, melamine cũng là “hạt nhân” của vụ bê bối an toàn thực phẩm khác, khi thức ăn vật nuôi trong nhà nhiễm chất này được nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến hàng ngàn con chó và mèo tại Mỹ ngộ độc và chết.
Vụ sữa nhiễm melamine nói trên không chỉ gói gọn tại công ty Tam Lộc và trong biên giới Trung Quốc. Các nhà chức trách nước này vào cuộc và đã phát hiện gần 70 sản phẩm sữa từ hơn 20 công ty sữa địa phương khác. Sau đó, hàng ngàn tấn bột sữa đã bị thu hồi tại Trung Quốc và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu sữa từ Trung Quốc như New Zealand, Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Burundi, Gabon, Tanzania, Việt Nam…
Vụ bê bối này đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa bị “vạ lây” do người tiêu dùng có ý định “tẩy chay” sản phẩm của họ vì nghi các sản phẩm có melamine. Trong số này, công ty sữa Hanoimilk của Việt Nam là một ví dụ.
Báo chí quốc tế nhận định, vụ Tam Lộc là vụ khủng hoảng an toàn thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua, khiến uy tín hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, thêm sứt mẻ, sau khi đã chịu nhiều tai tiếng trong những năm gần đây.
Lời xin lỗi muộn màng
Cuối tháng 12 này, Tam Lộc đã nộp đơn xin phá sản lên tòa án ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Theo các nhà chức trách, ở thời điểm xin phá sản, Tam Lộc nợ ròng tổng số tiền 1,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD.
Ở thời điểm 31/10, tổng tài sản của Tam Lộc là 1,56 tỷ Nhân dân tệ, trong khi tổng nợ của công ty là 1,76 tỷ Nhân dân tệ. Vào ngày 19/12 vừa qua, Tam Lộc đã vay 902 triệu Nhân dân tệ để trả tiền viện phí cho các em bé là nạn nhân của sữa nhiễm độc do công ty này sản xuất. Theo báo chí Trung Quốc, 56% cổ phần của Tam Lộc thuộc quyền sở hữu của chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, 43% cổ phần của công ty này thuộc về Fonterra, một công ty sữa của New Zealand.
Sau khi đơn xin phá sản được nộp ít ngày, cựu Chủ tịch Điền Ôn Hoa cùng một số quan chức cao cấp khác của công ty này cũng ra hầu tòa tại tòa án nói trên.
Trong phiên xét xử ngày 31/12, bà Điền Ôn Hoa đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Điều đáng sợ là bà Điền đã khai nhận, Tam Lộc đã biết sản phẩm của họ chứa chất melamine với hàm lượng vượt quá ngưỡng an toàn nhiều tháng trước khi chịu thu hồi sản phẩm này.
Theo bà cựu Chủ tịch này, Tam Lộc đã biết sữa bột của họ nhiễm độc từ tháng 5/2008, nhưng tới tận tháng 8 mới chịu báo tin cho cơ quan chức năng. Theo các nhà chức trách, trong thời gian từ tháng 5/2008 tới tháng 8/2008 - thời điểm mà Tam Lộc ngừng sản xuất - công ty này đã cho ra lò hơn 900 tấn sữa bột nhiễm độc.
Báo chí Trung Quốc cho hay, bà Điền khai, vào tháng 8/2008, bà được biết theo tiêu chuẩn châu Âu, trong mỗi kilogram thực phẩm, lượng melamine tối đa cho phép chỉ là 20 miligram. Tuy nhiên, trong một số sản phẩm của Tam Lộc bị thu hồi vào tháng 9 vừa qua, lượng melamine lên tới 2.000 miligrams trên mỗi kg sữa.
Người phụ nữ 66 tuổi này hiện là một trong những quan chức doanh nghiệp cấp cao nhất ở Trung Quốc phải ra hầu tòa tính tới thời điểm hiện nay. Nhiều khả năng, bà Điền sẽ phải lãnh án chung thân hoặc thậm chí là tử hình. Tuy nhiên, thời điểm ra phán quyết của tòa án hiện còn chưa rõ.
Trước tòa, bà Điền và các quan chức Tam Lộc cùng bị đem ra xét xử đã gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân. “Giá như tôi có thể trả lại sức khỏe cho các em bé mắc bệnh vì sữa Tam Lộc, tôi xin chấp nhận bất kỳ hình phạt nào của pháp luật”, bà Điền nói.
Bà Điền cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới vụ sữa nhiễm độc melamine là do Trung Quốc thiếu những quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm và có thể nên xem xét áp dụng tiêu chuẩn melamine trong thực phẩm của châu Âu.
Hiện 22 công ty sữa có sản phẩm nhiễm melamine ở Trung Quốc đã cam kết sẽ bồi thường tổng số tiền 160 triệu USD cho các nạn nhân, nhưng ngày thanh toán tiền bồi thường chưa được xác định. Tuy nhiên, hiện các công ty này đã tiến hành thanh toán hóa đơn viện phí cho các em bé phải nhập viện vì sữa nhiễm độc.