Hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tư nhân vẫn “cô đơn”
Chủ tịch VCCI cho rằng điểm nghẽn rất lớn của kinh tế Việt Nam là sự yếu kém của khu vực kinh tư nhân
Mặc dù Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ nhưng khu vực kinh tế tư nhân tư nhân vẫn “cô đơn”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, người cũng là đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhấn mạnh tại cuộc họp báo chiều 30/11.
Tại đây, ông Lộc và bà Bà Virginia B. Foote, Đồng Chủ tịch VBF đã trao đổi với báo chí về những thông tin đáng chú ý trong Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2015, sẽ diễn ra sáng 1/12 tới tại Hà Nội.
Theo chương trình dự kiến, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ có bài phát biểu tại sự kiện này.
Gắn với chủ đề của Diễn đàn là “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế” ông Lộc nhấn mạnh đến một điểm mà theo ông là đặc biệt mới trong năm nay. Đó chính là Nghị quyết 36a về chính phủ điện tử với mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Theo Chủ tịch VCCI thì cùng với đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử cũng là một biện pháp phòng chống tham nhũng.
Trở lại câu chuyện khá nóng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua xung quanh các đề nghị xây dựng trung tâm hành chính ngàn tỷ, ông Lộc bày tỏ quan điểm rằng ông phản đối lấy tiền ngân sách đầu tư cho các công trình này.
Nhưng việc các cơ quan hành chính tập trung vào một mối, theo ông rất quan trọng. Lấy ví dụ từ Thái Bình - nơi ông ứng cử đại biểu Quốc hội - ông Lộc cho biết tỉnh này không xây mới, mà đã sửa chữa trung tâm triển lãm vốn đang để “mạng nhện chăng” thành trung tâm hành chính công.
Tất cả thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được thực hiện tại đây, đồng thời cơ quan kiểm tra và thanh tra đều ngồi đó, mọi hành vi được quan sát bằng camera và đều được ghi chép lại, nếu có phiền hà gì thì thanh tra lập biên bản và xử lý ngay.
Việc xây dựng trung tâm hành chính công như vậy đang là động lực rất quan trọng để cải cách hành chính, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc trao đổi.
Bên cạnh những tín hiệu mừng như vậy, Chủ tịch VCCI cho rằng điểm nghẽn rất lớn là sự yếu kém của khu vực kinh tư nhân. Trong bối cảnh đang hội nhập mạnh mẽ nhưng khu vực tư nhân vẫn “cô đơn” không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông là hồi chuông cảnh báo lớn nhất với kinh tế Việt Nam. Và đây chính là vấn đề lớn sẽ được đề cập tại Diễn đàn lần này.
Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, để khơi thông điểm nghẽn này thì Chính phủ cần có chính sách đột phá để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, hình thành một thế hệ doanh nghiệp mới trên cở sở sáng tạo.
Nhấn mạnh 2015 là một năm tuyệt vời với Việt Nam khi đàm phán TPP đã hoàn tất, đồng Chủ tịch VBF, bà Virginia B. Foote cho biết, VBF 2015 sẽ đề cập đến các vấn đề thiết yếu để Việt Nam khai thác lợi thế của TPP.
Theo đó, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp FDI để tiếp cận các cơ hội mà AFTA mang lại sẽ là vấn đề quan trọng khác được bàn thảo tại VBF.
Bà Virginia B. Foote cũng nhấn mạnh một nguyên tắc rất khó của TPP là không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nội và ngoại, tức là các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đều được đối xử như nhau. Tuy nhiên hiện tại thì ở Việt Nam có một số chính sách vẫn có phân biệt đối xử, và điều này sẽ cần phải được xem lại trong thời gian tới.
Tại đây, ông Lộc và bà Bà Virginia B. Foote, Đồng Chủ tịch VBF đã trao đổi với báo chí về những thông tin đáng chú ý trong Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2015, sẽ diễn ra sáng 1/12 tới tại Hà Nội.
Theo chương trình dự kiến, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ có bài phát biểu tại sự kiện này.
Gắn với chủ đề của Diễn đàn là “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế” ông Lộc nhấn mạnh đến một điểm mà theo ông là đặc biệt mới trong năm nay. Đó chính là Nghị quyết 36a về chính phủ điện tử với mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Theo Chủ tịch VCCI thì cùng với đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử cũng là một biện pháp phòng chống tham nhũng.
Trở lại câu chuyện khá nóng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua xung quanh các đề nghị xây dựng trung tâm hành chính ngàn tỷ, ông Lộc bày tỏ quan điểm rằng ông phản đối lấy tiền ngân sách đầu tư cho các công trình này.
Nhưng việc các cơ quan hành chính tập trung vào một mối, theo ông rất quan trọng. Lấy ví dụ từ Thái Bình - nơi ông ứng cử đại biểu Quốc hội - ông Lộc cho biết tỉnh này không xây mới, mà đã sửa chữa trung tâm triển lãm vốn đang để “mạng nhện chăng” thành trung tâm hành chính công.
Tất cả thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được thực hiện tại đây, đồng thời cơ quan kiểm tra và thanh tra đều ngồi đó, mọi hành vi được quan sát bằng camera và đều được ghi chép lại, nếu có phiền hà gì thì thanh tra lập biên bản và xử lý ngay.
Việc xây dựng trung tâm hành chính công như vậy đang là động lực rất quan trọng để cải cách hành chính, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc trao đổi.
Bên cạnh những tín hiệu mừng như vậy, Chủ tịch VCCI cho rằng điểm nghẽn rất lớn là sự yếu kém của khu vực kinh tư nhân. Trong bối cảnh đang hội nhập mạnh mẽ nhưng khu vực tư nhân vẫn “cô đơn” không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông là hồi chuông cảnh báo lớn nhất với kinh tế Việt Nam. Và đây chính là vấn đề lớn sẽ được đề cập tại Diễn đàn lần này.
Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, để khơi thông điểm nghẽn này thì Chính phủ cần có chính sách đột phá để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, hình thành một thế hệ doanh nghiệp mới trên cở sở sáng tạo.
Nhấn mạnh 2015 là một năm tuyệt vời với Việt Nam khi đàm phán TPP đã hoàn tất, đồng Chủ tịch VBF, bà Virginia B. Foote cho biết, VBF 2015 sẽ đề cập đến các vấn đề thiết yếu để Việt Nam khai thác lợi thế của TPP.
Theo đó, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp FDI để tiếp cận các cơ hội mà AFTA mang lại sẽ là vấn đề quan trọng khác được bàn thảo tại VBF.
Bà Virginia B. Foote cũng nhấn mạnh một nguyên tắc rất khó của TPP là không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nội và ngoại, tức là các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đều được đối xử như nhau. Tuy nhiên hiện tại thì ở Việt Nam có một số chính sách vẫn có phân biệt đối xử, và điều này sẽ cần phải được xem lại trong thời gian tới.