Hơn 130 nghìn ha đất rừng bị bỏ hoang
Tính đến đầu năm 2012, vẫn còn khoảng 132.000 ha đất rừng thuộc quản lý của các lâm trường quốc doanh nhưng vẫn chưa được sử dụng
Tính đến đầu năm 2012, vẫn còn khoảng 132.000 ha đất rừng thuộc quản lý của các lâm trường quốc doanh nhưng vẫn chưa được sử dụng.
Thống kê trên vừa được các cơ quan chức năng ngành nông, lâm nghiệp đưa ra tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp quản lý đất rừng”, do Viện Tư vấn phát triển tổ chức ngày 15/5.
Theo đánh giá của cơ quan này, sau hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh, kết quả hầu như chưa có gì đáng kể, ngoài việc đổi tên các lâm trường quốc doanh thành các ban quản lý rừng.
Trong khi đó, nội dung quan trọng hàng đầu là rà soát đất đai và thu hồi một phần trả lại cho địa phương để giao cho các thành phần khác chưa được thực hiện. Việc rà soát chỉ mới được thực hiện trên giấy tờ, bản đồ, hầu hết chưa xác định trên thực địa.
Đối với một số ít địa phương đã rà soát thì quá trình thu hồi đất đai diễn ra rất chậm. Đến năm 2010, mới thu hồi và giao lại cho địa phương chỉ có 490 nghìn ha, năm 2011 tăng lên 702 nghìn ha (chiếm 63% diện tích dự kiến thu hồi), song chủ yếu vẫn mới chỉ thực hiện ở bước thống kê, phân loại trên sổ sách.
Chính vì vậy, theo đánh giá của người dân và các cơ quan chức năng, diện tích đất thu hồi từ lâm trường quốc doanh quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh kế, chưa khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân.
Sau rà soát, vẫn còn diện tích đất đai chưa sử dụng, đất hoang hóa của lâm trường quốc doanh với khoảng 132 nghìn ha, tính đến đầu năm 2012.
Mặt khác, tình trạng đất đai của các lâm trường quốc doanh bị xâm lấn diễn ra ngày càng nhiều và kéo dài. Đến năm 2011, vẫn còn khoảng 75.650 ha bị xâm lấn chưa được xử lý.
Ngoài những tồn tại trên, quá trình rà soát của nhóm nghiên cứu cho thấy, do sự bất cập, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý, chính quyền đã khiến việc tranh chấp đất đai giữa các lâm trường và các hộ dân sống trong vùng cũng đang diễn ra phổ biến. Tình trạng “một sổ đỏ cấp cho hai chủ” vẫn diễn ra ở không ít địa phương.
Dẫn chứng cho sự bất cập của quản lý đất rừng hiện nay, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An), cho hay hiện người dân ở địa phương này đang thiếu đất sản xuất do toàn bộ diện tích đất thuộc xã này đã được tỉnh cấp cho lâm trường quốc doanh vào năm 2003, trong khi xã được thành lập năm 2005.
Như vậy, thực tế là chính quyền xã là cơ quan quản lý hành chính, song đất đai trên địa bàn lại thuộc quyền của lâm trường, dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn và nguy nhất là người dân không có đất để canh tác, sản xuất, thậm chí cả đất ở.
Thống kê trên vừa được các cơ quan chức năng ngành nông, lâm nghiệp đưa ra tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp quản lý đất rừng”, do Viện Tư vấn phát triển tổ chức ngày 15/5.
Theo đánh giá của cơ quan này, sau hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh, kết quả hầu như chưa có gì đáng kể, ngoài việc đổi tên các lâm trường quốc doanh thành các ban quản lý rừng.
Trong khi đó, nội dung quan trọng hàng đầu là rà soát đất đai và thu hồi một phần trả lại cho địa phương để giao cho các thành phần khác chưa được thực hiện. Việc rà soát chỉ mới được thực hiện trên giấy tờ, bản đồ, hầu hết chưa xác định trên thực địa.
Đối với một số ít địa phương đã rà soát thì quá trình thu hồi đất đai diễn ra rất chậm. Đến năm 2010, mới thu hồi và giao lại cho địa phương chỉ có 490 nghìn ha, năm 2011 tăng lên 702 nghìn ha (chiếm 63% diện tích dự kiến thu hồi), song chủ yếu vẫn mới chỉ thực hiện ở bước thống kê, phân loại trên sổ sách.
Chính vì vậy, theo đánh giá của người dân và các cơ quan chức năng, diện tích đất thu hồi từ lâm trường quốc doanh quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh kế, chưa khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân.
Sau rà soát, vẫn còn diện tích đất đai chưa sử dụng, đất hoang hóa của lâm trường quốc doanh với khoảng 132 nghìn ha, tính đến đầu năm 2012.
Mặt khác, tình trạng đất đai của các lâm trường quốc doanh bị xâm lấn diễn ra ngày càng nhiều và kéo dài. Đến năm 2011, vẫn còn khoảng 75.650 ha bị xâm lấn chưa được xử lý.
Ngoài những tồn tại trên, quá trình rà soát của nhóm nghiên cứu cho thấy, do sự bất cập, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý, chính quyền đã khiến việc tranh chấp đất đai giữa các lâm trường và các hộ dân sống trong vùng cũng đang diễn ra phổ biến. Tình trạng “một sổ đỏ cấp cho hai chủ” vẫn diễn ra ở không ít địa phương.
Dẫn chứng cho sự bất cập của quản lý đất rừng hiện nay, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An), cho hay hiện người dân ở địa phương này đang thiếu đất sản xuất do toàn bộ diện tích đất thuộc xã này đã được tỉnh cấp cho lâm trường quốc doanh vào năm 2003, trong khi xã được thành lập năm 2005.
Như vậy, thực tế là chính quyền xã là cơ quan quản lý hành chính, song đất đai trên địa bàn lại thuộc quyền của lâm trường, dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn và nguy nhất là người dân không có đất để canh tác, sản xuất, thậm chí cả đất ở.