Hồng Kông đang giảm dần tầm quan trọng với Trung Quốc
"Hồng Kông đang giảm dần tầm quan trọng đối với Trung Quốc đại lục. Tôi không cho rằng tiến trình này có thể bị đảo ngược”
Trong lúc biểu tình phản đối Bắc Kinh diễn ra rầm rộ ở Hồng Kông, một số chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của vùng lãnh thổ này về mặt kinh tế đối với Trung Quốc đại lục đang ngày càng giảm.
“Trước nay, Hồng Kông luôn là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng đối với Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie phát biểu trên CNBC. Ông Xie nhấn mạnh việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc còn chưa phải là một đồng tiền tự do chuyển đổi.
“Đối với Trung Quốc đại lục, Hồng Kông quan trọng vì Trung Quốc trước đây thiếu vốn và phải tìm vốn nước ngoài. Nhưng giờ đây, Trung Quốc đã thặng dư vốn”, ông Xie nói. “Tôi cho rằng, một trung tâm tài chính quốc tế sẽ không còn giữ vai trò quan trọng như trước đối với Trung Quốc trong tương lai”.
Chuyên gia này nói thêm, khi mà đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi hoàn toàn, các thương vụ toàn cầu của Trung Quốc có thể sẽ diễn ra ở Thượng Hải, thay vì ở Hồng Kông như từ trước tới nay.
“Về mặt kinh tế, Hồng Kông đang giảm dần tầm quan trọng đối với Trung Quốc đại lục. Tôi không cho rằng tiến trình này có thể bị đảo ngược”, chuyên gia Xie kết luận.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tương quan trong quy mô giữa nền kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng đang giảm xuống.
“Vị trí của Hồng Kông là một cửa ngõ thương mại vào Trung Quốc đại lục đã giảm dần trong 20 năm qua. Trong khoảng thời gian đó, Hồng Kông ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục về thương mại”, ông Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại công ty Julius Baer, viết trong một báo cáo ngắn ra ngày 30/9.
“Vào năm 1997, nền kinh tế Hồng Kông tương đương 18% quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đại lục. Ngày nay, con số này giảm còn 3%. Lượng hàng hóa và dịch vụ mà đại lục sản xuất lớn gấp 30 lần những gì mà Hồng Kông sản xuất”, ông Baer viết trong một báo cáo khác ra ngày 29/9.
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch ước tính, đến tháng 6 năm nay, mức độ tùy thuộc về kinh tế của Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục đã lên tới mức tương đương 314% GDP của vùng lãnh thổ này, từ mức 70% vào năm 2008. Trong đó, 38% tài sản của ngành ngân hàng Hồng Kông được đặt ở Trung Quốc đại lục.
Các nhà phân tích khác bày tỏ quan ngại về việc cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh nổ ra ngay giữa lúc Hồng Kông đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn về thu hút vốn với Trung Quốc đại lục. Một đường dây kết nối giao dịch mới giữa thị trường chứng khoán của Hồng Kông và Thượng Hải dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10 này, cho phép các nhà đầu tư bên ngoài tiếp cận với cổ phiếu A niêm yết tại Trung Quốc đại lục.
“Trong trung hạn, đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, còn chưa rõ liệu biểu tình có buộc các công ty cân nhắc các lựa chọn khác trong khu vực hay không”, ông Toby Lawson, trưởng bộ phận hợp đồng tương lai và quyền chọn tài chính tại ngân hàng Societe Generale, đánh giá. Một số nhà phân tích lưu ý rằng, hầu hết mảng quản lý tài sản trong khu vực đã dịch chuyển về Singapore.
Ông Lawson nhấn mạnh, du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của Hồng Kông và biểu tình có thể khiến lượng khách từ đại lục tới Hồng Kông giảm xuống. Trong khi đó, du khách đại lục ngày càng có nhiều lựa chọn để đi du lịch hơn, thay vì chỉ chăm chăm tới Hồng Kông.
Tuy vậy, không phải ai cũng tin rằng Hồng Kông sẽ đánh mất địa vị trung tâm tài chính.
“Rõ ràng, khi biểu tình xảy ra như hiện nay, giới đầu tư sẽ nghĩ liệu có một nơi nào tốt hơn không”, ông Ronald Arculli, thành viên công ty King & Wood Mallesons, nhận xét. Nhưng ông Arculli không cho rằng, sẽ sớm có sự dịch chuyển lớn xảy ra.
“Thị trường ở Hồng Kông là thị trường quốc tế. Thị trường ở đây không hoàn toàn được tạo nên bởi các công ty của Hồng Kông. Có nhiều công ty lớn của đại lục và nước ngoài niêm yết ở đây. Hồng Kông có một thị trường tiền tệ sôi động và một trung tâm thanh toán Nhân dân tệ rất quan trọng”, ông Arculli nói. “Tất cả những gì có được hiện nay không phải sau một đêm mà có. Và cũng chính vì thế, những gì đang có sẽ không thể mất đi chỉ sau một đêm”.
“Trước nay, Hồng Kông luôn là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng đối với Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie phát biểu trên CNBC. Ông Xie nhấn mạnh việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc còn chưa phải là một đồng tiền tự do chuyển đổi.
“Đối với Trung Quốc đại lục, Hồng Kông quan trọng vì Trung Quốc trước đây thiếu vốn và phải tìm vốn nước ngoài. Nhưng giờ đây, Trung Quốc đã thặng dư vốn”, ông Xie nói. “Tôi cho rằng, một trung tâm tài chính quốc tế sẽ không còn giữ vai trò quan trọng như trước đối với Trung Quốc trong tương lai”.
Chuyên gia này nói thêm, khi mà đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi hoàn toàn, các thương vụ toàn cầu của Trung Quốc có thể sẽ diễn ra ở Thượng Hải, thay vì ở Hồng Kông như từ trước tới nay.
“Về mặt kinh tế, Hồng Kông đang giảm dần tầm quan trọng đối với Trung Quốc đại lục. Tôi không cho rằng tiến trình này có thể bị đảo ngược”, chuyên gia Xie kết luận.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tương quan trong quy mô giữa nền kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng đang giảm xuống.
“Vị trí của Hồng Kông là một cửa ngõ thương mại vào Trung Quốc đại lục đã giảm dần trong 20 năm qua. Trong khoảng thời gian đó, Hồng Kông ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục về thương mại”, ông Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại công ty Julius Baer, viết trong một báo cáo ngắn ra ngày 30/9.
“Vào năm 1997, nền kinh tế Hồng Kông tương đương 18% quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đại lục. Ngày nay, con số này giảm còn 3%. Lượng hàng hóa và dịch vụ mà đại lục sản xuất lớn gấp 30 lần những gì mà Hồng Kông sản xuất”, ông Baer viết trong một báo cáo khác ra ngày 29/9.
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch ước tính, đến tháng 6 năm nay, mức độ tùy thuộc về kinh tế của Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục đã lên tới mức tương đương 314% GDP của vùng lãnh thổ này, từ mức 70% vào năm 2008. Trong đó, 38% tài sản của ngành ngân hàng Hồng Kông được đặt ở Trung Quốc đại lục.
Các nhà phân tích khác bày tỏ quan ngại về việc cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh nổ ra ngay giữa lúc Hồng Kông đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn về thu hút vốn với Trung Quốc đại lục. Một đường dây kết nối giao dịch mới giữa thị trường chứng khoán của Hồng Kông và Thượng Hải dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10 này, cho phép các nhà đầu tư bên ngoài tiếp cận với cổ phiếu A niêm yết tại Trung Quốc đại lục.
“Trong trung hạn, đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, còn chưa rõ liệu biểu tình có buộc các công ty cân nhắc các lựa chọn khác trong khu vực hay không”, ông Toby Lawson, trưởng bộ phận hợp đồng tương lai và quyền chọn tài chính tại ngân hàng Societe Generale, đánh giá. Một số nhà phân tích lưu ý rằng, hầu hết mảng quản lý tài sản trong khu vực đã dịch chuyển về Singapore.
Ông Lawson nhấn mạnh, du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của Hồng Kông và biểu tình có thể khiến lượng khách từ đại lục tới Hồng Kông giảm xuống. Trong khi đó, du khách đại lục ngày càng có nhiều lựa chọn để đi du lịch hơn, thay vì chỉ chăm chăm tới Hồng Kông.
Tuy vậy, không phải ai cũng tin rằng Hồng Kông sẽ đánh mất địa vị trung tâm tài chính.
“Rõ ràng, khi biểu tình xảy ra như hiện nay, giới đầu tư sẽ nghĩ liệu có một nơi nào tốt hơn không”, ông Ronald Arculli, thành viên công ty King & Wood Mallesons, nhận xét. Nhưng ông Arculli không cho rằng, sẽ sớm có sự dịch chuyển lớn xảy ra.
“Thị trường ở Hồng Kông là thị trường quốc tế. Thị trường ở đây không hoàn toàn được tạo nên bởi các công ty của Hồng Kông. Có nhiều công ty lớn của đại lục và nước ngoài niêm yết ở đây. Hồng Kông có một thị trường tiền tệ sôi động và một trung tâm thanh toán Nhân dân tệ rất quan trọng”, ông Arculli nói. “Tất cả những gì có được hiện nay không phải sau một đêm mà có. Và cũng chính vì thế, những gì đang có sẽ không thể mất đi chỉ sau một đêm”.