Người biểu tình Hồng Kông không chịu về nhà
Người biểu tình Hồng Kông đã dọn dẹp rác sót lại trên phố từ đêm trước đó, phân loại chai nhựa để đem tái chế
Biểu tình đòi dân chủ tiếp tục lan rộng ở Hồng Kông trong ngày hôm qua khi chính quyền của vùng lãnh thổ chỉ đưa ra những nhượng bộ hạn chế và cảnh sát bảo vệ hành động sử dụng hơi cay để chống lại đám đông vào cuối tuần.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hàng chục nghìn người đã đổ xuống các quận mua sắm và kinh doanh chính ở Hồng Kông, thậm chí vượt qua cảng Victoria tới khu Kowloon. Đã có thêm rất nhiều người mới gia nhập đám đông biểu tình vào ngày đầu tuần. Người biểu tình thể hiện rõ quyết tâm không về nhà, được những người ủng hộ tiếp tế đồ ăn, nước uống và đồ tự vệ như ô, áo mưa và khẩu trang.
Không giống như trong ngày Chủ Nhật, đến hôm qua chỉ còn rất ít cảnh sát trên các con đường ở Hồng Kông, và họ hầu như không còn mặc trang phục chống bạo động.
Phóng viên của Wall Street Journal nhận xét, đám đông biểu tình có vẻ như không có một tổ chức lãnh đạo trung tâm nào.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hàng chục nghìn người đã đổ xuống các quận mua sắm và kinh doanh chính ở Hồng Kông, thậm chí vượt qua cảng Victoria tới khu Kowloon. Đã có thêm rất nhiều người mới gia nhập đám đông biểu tình vào ngày đầu tuần. Người biểu tình thể hiện rõ quyết tâm không về nhà, được những người ủng hộ tiếp tế đồ ăn, nước uống và đồ tự vệ như ô, áo mưa và khẩu trang.
Không giống như trong ngày Chủ Nhật, đến hôm qua chỉ còn rất ít cảnh sát trên các con đường ở Hồng Kông, và họ hầu như không còn mặc trang phục chống bạo động.
Phóng viên của Wall Street Journal nhận xét, đám đông biểu tình có vẻ như không có một tổ chức lãnh đạo trung tâm nào.
“Nếu hỏi tôi về tên một nhà lãnh đạo phong trào, thì đó chính là Hồng Kông”, một sinh viên đại học có tên Amy Wong nói. Wong cho biết, cô tham gia biểu tình vì bất bình trước việc cảnh sát dùng hơi cay để tấn công những người biểu tình hôm Chủ Nhật.
Trong ngày hôm qua, biểu tình ở Hồng Kông diễn ra hòa bình và không có thông tin nào về thiệt hại nghiêm trọng. Vào buổi sáng, người biểu tình đã dọn dẹp rác sót lại trên phố từ đêm trước đó, phân loại chai nhựa để đem tái chế. Người biểu tình cũng đã bắt đầu gọi cuộc biểu tình của họ là “cuộc cách mạng ô”, bởi những chiếc ô đã được đám đông sử dụng vừa để chống hơi cay, vừa để che nắng, và cũng là nơi để họ viết những khẩu hiệu về tự do và dân chủ.
Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông bắt nguồn từ quyết định của Bắc Kinh trong đó ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 sẽ do một ủy ban đưa ra. Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông nói rằng, cách làm như vậy là nhằm mục đích có một nhà lãnh đạo mới cho Bắc Kinh lựa chọn.
Phong trào biểu tình lan rộng trong ngày hôm qua sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay chống lại người biểu tình vào cuối tuần. Cách xử lý của cảnh sát đã khiến người dân Hồng Kông nổi giận, bởi hơi cay chưa từng được sử dụng ở vùng lãnh thổ này suốt gần 1 thập kỷ qua.
Đám đông biểu tình hôm qua hô vang khẩu hiệu đòi trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying từ chức. Người biểu tình xem ông Leung là người phải chịu trách nhiệm cho việc Bắc Kinh đặt ra giới hạn đối với bầu cử ở Hồng Kông và việc cảnh sát dùng hơi cay hôm Chủ nhật. “Chúng tôi kêu gọi trưởng đặc khu hành chính từ chức. Đó là cách duy nhất ông ấy có thể xin sự tha thứ”, nghị sỹ ủng hộ dân chủ Alan Leong nói.
Thị trường tài chính Hồng Kông hôm qua mở cửa bình thường, nhưng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biểu tình. Chỉ số chứng khoán Hang Seng giảm 1,9%, xuống mức thấp nhất hai tháng rưỡi. 23 ngân hàng phải đóng cửa hơn 40 chi nhánh, văn phòng và máy ATM. Công ty kiểm toán KPMG đề nghị 1.800 nhân viên tại các khu vực có biểu tình ở nhà. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông tuyên bố đã có kế hoạch khẩn cấp và sẵn sàng bơm thanh khoản vào thị trường nếu cần.
Chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Carrie Lam, vị quan chức chính quyền có quyền lực lớn thứ hai của vùng lãnh thổ, hôm qua nói rằng, chính quyền Hồng Kông sẽ trì hoãn quy trình phê chuẩn kế hoạch của Bắc Kinh đối với bầu cử tại Hồng Kông. Trước đó, vào hôm Chủ Nhật, bà Lam tuyên bố, chính quyền Hồng Kông đang đẩy nhanh quy trình này.
Trong ngày hôm qua, biểu tình ở Hồng Kông diễn ra hòa bình và không có thông tin nào về thiệt hại nghiêm trọng. Vào buổi sáng, người biểu tình đã dọn dẹp rác sót lại trên phố từ đêm trước đó, phân loại chai nhựa để đem tái chế. Người biểu tình cũng đã bắt đầu gọi cuộc biểu tình của họ là “cuộc cách mạng ô”, bởi những chiếc ô đã được đám đông sử dụng vừa để chống hơi cay, vừa để che nắng, và cũng là nơi để họ viết những khẩu hiệu về tự do và dân chủ.
Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông bắt nguồn từ quyết định của Bắc Kinh trong đó ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 sẽ do một ủy ban đưa ra. Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông nói rằng, cách làm như vậy là nhằm mục đích có một nhà lãnh đạo mới cho Bắc Kinh lựa chọn.
Phong trào biểu tình lan rộng trong ngày hôm qua sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay chống lại người biểu tình vào cuối tuần. Cách xử lý của cảnh sát đã khiến người dân Hồng Kông nổi giận, bởi hơi cay chưa từng được sử dụng ở vùng lãnh thổ này suốt gần 1 thập kỷ qua.
Đám đông biểu tình hôm qua hô vang khẩu hiệu đòi trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying từ chức. Người biểu tình xem ông Leung là người phải chịu trách nhiệm cho việc Bắc Kinh đặt ra giới hạn đối với bầu cử ở Hồng Kông và việc cảnh sát dùng hơi cay hôm Chủ nhật. “Chúng tôi kêu gọi trưởng đặc khu hành chính từ chức. Đó là cách duy nhất ông ấy có thể xin sự tha thứ”, nghị sỹ ủng hộ dân chủ Alan Leong nói.
Thị trường tài chính Hồng Kông hôm qua mở cửa bình thường, nhưng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biểu tình. Chỉ số chứng khoán Hang Seng giảm 1,9%, xuống mức thấp nhất hai tháng rưỡi. 23 ngân hàng phải đóng cửa hơn 40 chi nhánh, văn phòng và máy ATM. Công ty kiểm toán KPMG đề nghị 1.800 nhân viên tại các khu vực có biểu tình ở nhà. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông tuyên bố đã có kế hoạch khẩn cấp và sẵn sàng bơm thanh khoản vào thị trường nếu cần.
Chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Carrie Lam, vị quan chức chính quyền có quyền lực lớn thứ hai của vùng lãnh thổ, hôm qua nói rằng, chính quyền Hồng Kông sẽ trì hoãn quy trình phê chuẩn kế hoạch của Bắc Kinh đối với bầu cử tại Hồng Kông. Trước đó, vào hôm Chủ Nhật, bà Lam tuyên bố, chính quyền Hồng Kông đang đẩy nhanh quy trình này.
Tuy vậy, bà Lam cũng nói rằng, sẽ là phi thực tế nếu đề nghị Bắc Kinh đảo ngược quyết định.
Bắc Kinh nhất trí để người dân Hồng Kông có quyền bầu cử bắt đầu từ năm 2017, nhưng chỉ bỏ phiếu cho những ứng cử viên được một ủy ban chọn ra. Ủy ban này gồm 1.200 người chủ yếu là những người thân Bắc Kinh và thân doanh nghiệp. Hiện tại, ủy ban này chọn ra trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông mà không thông qua bỏ phiếu phổ thông.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. “Quan điểm của chúng tôi là, Hồng Kông là của Trung Quốc”, bà Hoa nói.
Nhà Trắng lên tiếng kêu gọi nhà chức trách Hồng Kông kiềm chế khi phản ứng trước các cuộc biểu tình đòi dân chủ. “Chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hồng Kông”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Cảnh sát Hồng Kông đã bị chỉ trích mạnh vì hành vi dùng hơi cay chống người biểu tình hôm Chủ Nhật và sáng sớm ngày thứ Hai. Nhiều chuyên gia cho rằng, cảnh sát Hồng Kông đã xử lý tình huống một cách sai lầm.
Trong một cuộc họp báo ngày thứ Hai, một quan chức cấp cao của lực lượng cảnh sát Hồng Kông, ông Cheung Tak-keung nói, quyết định sử dụng hơi cay được đưa ra sau khi người biểu tình dùng bạo lực để phá vỡ hàng rào cảnh sát. Ông Cheung nói, cảnh sát không còn lựa chọn nào khác.
“Cảnh sát tôn trọng quyền của người dân sử dụng các phương tiện hòa bình, hợp lý và hợp pháp để biểu tình. Nhưng một số người biểu tình dùng bạo lực để vượt qua hàng rào bảo vệ của cảnh sát. Chúng tôi phản đối mạnh việc này”, ông Cheung phát biểu.
Người biểu tình Hồng Kông đã sử dụng các trang mạng xã hội để điều phối người và đồ tiếp tế. Sau những tin nhắn như “khu vực quận Admiralty đang cần nước và kính”, hàng tiếp tế ngay lập tức được chở đến dồn dập, đôi khi bằng xe máy. Người biểu tình cũng tải về ứng dụng FireChat cho phép liên lạc qua Bluetooth phòng trường hợp mạng viễn thông bị đóng.
Bắc Kinh nhất trí để người dân Hồng Kông có quyền bầu cử bắt đầu từ năm 2017, nhưng chỉ bỏ phiếu cho những ứng cử viên được một ủy ban chọn ra. Ủy ban này gồm 1.200 người chủ yếu là những người thân Bắc Kinh và thân doanh nghiệp. Hiện tại, ủy ban này chọn ra trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông mà không thông qua bỏ phiếu phổ thông.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. “Quan điểm của chúng tôi là, Hồng Kông là của Trung Quốc”, bà Hoa nói.
Nhà Trắng lên tiếng kêu gọi nhà chức trách Hồng Kông kiềm chế khi phản ứng trước các cuộc biểu tình đòi dân chủ. “Chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hồng Kông”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Cảnh sát Hồng Kông đã bị chỉ trích mạnh vì hành vi dùng hơi cay chống người biểu tình hôm Chủ Nhật và sáng sớm ngày thứ Hai. Nhiều chuyên gia cho rằng, cảnh sát Hồng Kông đã xử lý tình huống một cách sai lầm.
Trong một cuộc họp báo ngày thứ Hai, một quan chức cấp cao của lực lượng cảnh sát Hồng Kông, ông Cheung Tak-keung nói, quyết định sử dụng hơi cay được đưa ra sau khi người biểu tình dùng bạo lực để phá vỡ hàng rào cảnh sát. Ông Cheung nói, cảnh sát không còn lựa chọn nào khác.
“Cảnh sát tôn trọng quyền của người dân sử dụng các phương tiện hòa bình, hợp lý và hợp pháp để biểu tình. Nhưng một số người biểu tình dùng bạo lực để vượt qua hàng rào bảo vệ của cảnh sát. Chúng tôi phản đối mạnh việc này”, ông Cheung phát biểu.
Người biểu tình Hồng Kông đã sử dụng các trang mạng xã hội để điều phối người và đồ tiếp tế. Sau những tin nhắn như “khu vực quận Admiralty đang cần nước và kính”, hàng tiếp tế ngay lập tức được chở đến dồn dập, đôi khi bằng xe máy. Người biểu tình cũng tải về ứng dụng FireChat cho phép liên lạc qua Bluetooth phòng trường hợp mạng viễn thông bị đóng.