Hồng Kông trước nguy cơ tê liệt vì biểu tình
Biểu tình đang đe dọa khiến Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới, rơi vào tê liệt
Cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng tới hơi cay để trấn áp dòng người biểu tình hàng nghìn người đòi dân chủ, nhưng bất thành.
Cuộc biểu tình lan rộng khắp thành phố và đến sáng sớm hôm nay (29/9), người biểu tình đã phong tỏa các con đường chính và bao vây trụ sở của các cơ quan công quyền.
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình đang diễn ra được xem là lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều thập kỷ qua. Cảnh sát chống bạo động trong trang phục chống hơi cay, mang dùi cui và súng liên tục có các cuộc đụng độ với người biểu tình đeo mặt nạ, thái độ giận dữ, sử dụng áo mưa và ô để tự vệ.
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình đang diễn ra được xem là lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều thập kỷ qua. Cảnh sát chống bạo động trong trang phục chống hơi cay, mang dùi cui và súng liên tục có các cuộc đụng độ với người biểu tình đeo mặt nạ, thái độ giận dữ, sử dụng áo mưa và ô để tự vệ.
Vào cuối tuần, những đám đông lớn ào ảo đổ ra khu vực trung tâm của Hồng Kông để tham gia cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng nhằm phản đối kế hoạch của Trung Quốc đại lục về kiểm soát cuộc bầu cử lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Đến hôm nay, cuộc biểu tình này đã bước sang ngày thứ tư.
Các nhà tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi đám đông rút lui vào khoảng 10h30 đêm qua, nhưng lời kêu gọi này bị nhiều người biểu tình phớt lờ. Đến 3h30 sáng nay theo giờ địa phương, hàng nghìn người vẫn có mặt trên đường.
Các nhà tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi đám đông rút lui vào khoảng 10h30 đêm qua, nhưng lời kêu gọi này bị nhiều người biểu tình phớt lờ. Đến 3h30 sáng nay theo giờ địa phương, hàng nghìn người vẫn có mặt trên đường.
Một số người sử dụng thanh chắn kim loại để tạo hàng rào trên các tuyến đường chính dẫn tới quận kinh doanh trung tâm, trong khi số khác nằm, ngồi vạ vật trong khi số lượng cảnh sát có mặt tại các khu vực có biểu tình đã giảm xuống. Trong đêm, biểu tình đã lan tới các quận mua sắm Causeway Bay và Mongkok, nơi hàng trăm người xuống đường khiến giao thông bị cản trở.
“Đây là một ngày buồn đối với Hồng Kông”, ông Anson Chan, một cựu Phó trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, nhận xét. “Những bức ảnh cho thấy cảnh sát xịt hơi cay vào dòng người biểu tình không có vũ khí sẽ khiến chính quyền của chúng tôi mất mặt trước toàn thể thế giới”.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying kêu gọi người biểu tình giải tán vì sự ổn định của thành phố, đồng thời bác bỏ những tin đồn nói rằng cảnh sát đã nổ súng hoặc chính quyền có kế hoạch nhờ tới Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc để trấn áp biểu tình. Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông nhưng rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố.
“Sự phát triển ổn định của Hồng Kông bấy lâu nay vốn phụ thuộc vào việc mọi người tôn trọng hòa bình và luật pháp. Chúng tôi không muốn Hồng Kông trở nên hỗn loạn hay cuộc sống thường nhật của người dân bị ảnh hưởng”, ông Leung phát biểu trong một tuyên bố được truyền hình trực tiếp lúc 1h sáng nay.
Biểu tình đang đe dọa khiến Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới và là cửa ngõ đầu tư vào Trung Quốc đại lục, rơi vào tê liệt.
“Đây là một ngày buồn đối với Hồng Kông”, ông Anson Chan, một cựu Phó trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, nhận xét. “Những bức ảnh cho thấy cảnh sát xịt hơi cay vào dòng người biểu tình không có vũ khí sẽ khiến chính quyền của chúng tôi mất mặt trước toàn thể thế giới”.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying kêu gọi người biểu tình giải tán vì sự ổn định của thành phố, đồng thời bác bỏ những tin đồn nói rằng cảnh sát đã nổ súng hoặc chính quyền có kế hoạch nhờ tới Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc để trấn áp biểu tình. Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông nhưng rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố.
“Sự phát triển ổn định của Hồng Kông bấy lâu nay vốn phụ thuộc vào việc mọi người tôn trọng hòa bình và luật pháp. Chúng tôi không muốn Hồng Kông trở nên hỗn loạn hay cuộc sống thường nhật của người dân bị ảnh hưởng”, ông Leung phát biểu trong một tuyên bố được truyền hình trực tiếp lúc 1h sáng nay.
Biểu tình đang đe dọa khiến Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới và là cửa ngõ đầu tư vào Trung Quốc đại lục, rơi vào tê liệt.
Hơn một nửa số công ty trong chỉ số Hang Seng đến từ đại lục, đóng vai trò đầu tàu cho thị trường chứng khoán quy mô 3,7 nghìn tỷ USD, lớn thứ 5 thế giới của Hồng Kông.
Cơ quan y tế của Hồng Kông cho biết, tính đến 11h45 đêm qua, 34 người đã bị thương trong cuộc biểu tình. Theo cơ quan cảnh sát, đã có 78 người bị bắt giữ vì các hành vi đột nhập trái phép các tòa nhà công quyền, tụ tập trái phép, gây mất trật tự, và cản trở người thi hành công vụ.
“Các biện pháp trấn áp biểu tình mạnh tay đối với sinh viên chắc chắn sẽ phản tác dụng”, giáo sư luật Michael Davis thuộc Đại học Hồng Kông nhận xét. “Người Hồng Kông đã nhiều lần chứng minh rằng, nếu chính quyền xử lý không tốt các mối quan ngại của người dân, công chúng sẽ chống lại họ”.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying tuyên bố quyết tâm chống biểu tình, đồng thời hối thúc người dân ủng hộ các cải cách chính trị để nhà lãnh đạo kế tiếp của vùng lãnh thổ được bầu bằng bỏ phiếu phổ thông. Ông Leung từ chối đề nghị của sinh viên tổ chức một cuộc họp để bàn bạc vấn đề.
Các tổ chức sinh viên Hồng Kông và một nhóm hoạt động có tên Occupy Central With Love and Peace hôm qua tuyên bố, cách tốt nhất để giải tán biểu tình là ông Leung phải từ chức. Các nhóm này nói, Trung Quốc đang từ bỏ lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” về duy trì quyền tự trị của Hồng Kông được đưa ra 17 năm trước khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc.
Biểu tình bùng phát ở Hồng Kông từ tháng trước sau khi Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 sẽ do một ủy ban đưa ra. Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông nói rằng, cách làm như vậy là nhằm mục đích có một nhà lãnh đạo mới cho Bắc Kinh lựa chọn.
Căng thẳng leo thang mạnh vào lúc khoảng 6h chiều ngày Chủ nhật (28/9) khi cảnh sát bắt đầu dùng tới bình xịt hơi cay đối với đám đông biểu tình. Trước đó, khi số lượng người biểu tình gia tăng và các rào chắn bắt đầu được dựng lên, cảnh sát đã giơ biển cảnh báo “Giải tán hoặc là chúng tôi nổ súng”. Hơi cay bắt đầu được sử dụng để chống lại người biểu tình ở quận Admiralty, ngay bên ngoài văn phòng của trưởng đặc khu hành chính.
Đêm đến, hàng trăm người tới các khu vực biểu tình tiếp tế nước, ô, và các đồ dùng khác cho những người biểu tình. Hugo Tam, 24 tuổi, mang tới một hộp khẩu trang và cho biết, mẹ anh đã mua hộp khẩu trang này. “Mẹ tôi bảo tôi đến giúp mọi người. Họ đã ở đây quá lâu vào có lẽ đã hết đồ dùng”, Tam nói.
Hôm qua, 3 lãnh đạo sinh viên bị bắt vì khởi xướng biểu tình đã được thả tự do. Thông tin này được luật sư Michael Vidler, người bảo vệ cho sinh viên 17 tuổi JoshuaWong, công bố. Wong bị bắt vì kêu gọi người biểu tình trèo công vào các tòa nhà công quyền. Wong được thả sau khi một quan tòa ra phán quyết rằng, việc bắt giữ sinh viên này là trái pháp luật.
Cuộc biểu tình diễn ra trùng với thời điểm Trung Quốc chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần. Trong kỳ nghỉ này, dự kiến có hàng trăm nghìn người từ Trung Quốc đại lục sang Hồng Kông du lịch và mua sắm. Năm ngoái, Hồng Kông đón 54 triệu du khách, lớn gấp 8 lần dân số của vùng lãnh thổ, trong đó 75% là khách đại lục.
Hôm qua, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying phát tín hiệu rằng, biểu tình sẽ không khiến Bắc Kinh nhượng bộ trong kế hoạch bầu cử ở Hồng Kông.
Cơ quan y tế của Hồng Kông cho biết, tính đến 11h45 đêm qua, 34 người đã bị thương trong cuộc biểu tình. Theo cơ quan cảnh sát, đã có 78 người bị bắt giữ vì các hành vi đột nhập trái phép các tòa nhà công quyền, tụ tập trái phép, gây mất trật tự, và cản trở người thi hành công vụ.
“Các biện pháp trấn áp biểu tình mạnh tay đối với sinh viên chắc chắn sẽ phản tác dụng”, giáo sư luật Michael Davis thuộc Đại học Hồng Kông nhận xét. “Người Hồng Kông đã nhiều lần chứng minh rằng, nếu chính quyền xử lý không tốt các mối quan ngại của người dân, công chúng sẽ chống lại họ”.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying tuyên bố quyết tâm chống biểu tình, đồng thời hối thúc người dân ủng hộ các cải cách chính trị để nhà lãnh đạo kế tiếp của vùng lãnh thổ được bầu bằng bỏ phiếu phổ thông. Ông Leung từ chối đề nghị của sinh viên tổ chức một cuộc họp để bàn bạc vấn đề.
Các tổ chức sinh viên Hồng Kông và một nhóm hoạt động có tên Occupy Central With Love and Peace hôm qua tuyên bố, cách tốt nhất để giải tán biểu tình là ông Leung phải từ chức. Các nhóm này nói, Trung Quốc đang từ bỏ lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” về duy trì quyền tự trị của Hồng Kông được đưa ra 17 năm trước khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc.
Biểu tình bùng phát ở Hồng Kông từ tháng trước sau khi Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 sẽ do một ủy ban đưa ra. Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông nói rằng, cách làm như vậy là nhằm mục đích có một nhà lãnh đạo mới cho Bắc Kinh lựa chọn.
Căng thẳng leo thang mạnh vào lúc khoảng 6h chiều ngày Chủ nhật (28/9) khi cảnh sát bắt đầu dùng tới bình xịt hơi cay đối với đám đông biểu tình. Trước đó, khi số lượng người biểu tình gia tăng và các rào chắn bắt đầu được dựng lên, cảnh sát đã giơ biển cảnh báo “Giải tán hoặc là chúng tôi nổ súng”. Hơi cay bắt đầu được sử dụng để chống lại người biểu tình ở quận Admiralty, ngay bên ngoài văn phòng của trưởng đặc khu hành chính.
Đêm đến, hàng trăm người tới các khu vực biểu tình tiếp tế nước, ô, và các đồ dùng khác cho những người biểu tình. Hugo Tam, 24 tuổi, mang tới một hộp khẩu trang và cho biết, mẹ anh đã mua hộp khẩu trang này. “Mẹ tôi bảo tôi đến giúp mọi người. Họ đã ở đây quá lâu vào có lẽ đã hết đồ dùng”, Tam nói.
Hôm qua, 3 lãnh đạo sinh viên bị bắt vì khởi xướng biểu tình đã được thả tự do. Thông tin này được luật sư Michael Vidler, người bảo vệ cho sinh viên 17 tuổi JoshuaWong, công bố. Wong bị bắt vì kêu gọi người biểu tình trèo công vào các tòa nhà công quyền. Wong được thả sau khi một quan tòa ra phán quyết rằng, việc bắt giữ sinh viên này là trái pháp luật.
Cuộc biểu tình diễn ra trùng với thời điểm Trung Quốc chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần. Trong kỳ nghỉ này, dự kiến có hàng trăm nghìn người từ Trung Quốc đại lục sang Hồng Kông du lịch và mua sắm. Năm ngoái, Hồng Kông đón 54 triệu du khách, lớn gấp 8 lần dân số của vùng lãnh thổ, trong đó 75% là khách đại lục.
Hôm qua, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying phát tín hiệu rằng, biểu tình sẽ không khiến Bắc Kinh nhượng bộ trong kế hoạch bầu cử ở Hồng Kông.
Ông Leung nói, quyết định của Bắc Kinh về cuộc bầu cử được đưa ra “sau những cân nhắc chi tiết và cẩn trọng về tình hình ở Hồng Kông và quan điểm của người dân. Quyết định này có tính ràng buộc pháp lý”.
Chính quyền tuyên bố, hôm nay, tất cả các trường học ở Hồng Kông sẽ đóng cửa do giao thông gián đoạn. Hiệp hội Giáo viên chuyên nghiệp Hồng Kông kêu gọi các thành viên đình công nhằm phản đối “hành vi điên rồ của chính quyền và cảnh sát” chống lại người biểu tình. Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông tuyên bố, chương trình tẩy chay lớp học của sinh viên bắt đầu từ ngày 22/9 sẽ kéo dài vô thời hạn.
“Chúng tôi có thể có những hành động xa hơn. Bởi vậy chúng tôi kêu gọi sinh viên Hồng Kông tẩy chay lớp học, công nhân tẩy chay công việc, và doanh nhân tẩy chay thị trường”, nghị sỹ Lee Cheuk-yan phát biểu ngày 28/9.
Chính quyền tuyên bố, hôm nay, tất cả các trường học ở Hồng Kông sẽ đóng cửa do giao thông gián đoạn. Hiệp hội Giáo viên chuyên nghiệp Hồng Kông kêu gọi các thành viên đình công nhằm phản đối “hành vi điên rồ của chính quyền và cảnh sát” chống lại người biểu tình. Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông tuyên bố, chương trình tẩy chay lớp học của sinh viên bắt đầu từ ngày 22/9 sẽ kéo dài vô thời hạn.
“Chúng tôi có thể có những hành động xa hơn. Bởi vậy chúng tôi kêu gọi sinh viên Hồng Kông tẩy chay lớp học, công nhân tẩy chay công việc, và doanh nhân tẩy chay thị trường”, nghị sỹ Lee Cheuk-yan phát biểu ngày 28/9.