Họp “G14”: Tăng tín dụng, đã nới hết cách…!
Thảo luận cả buổi sáng, nhưng dường như “G14” cũng đã hết cách, không có giải pháp mới
Sáng 14/11, Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhóm họp 14 ngân hàng thương mại lớn để bàn về một số giải pháp thúc đẩy tín dụng thời gian tới.
Như VnEconomy đề cập ở bản tin trước, một nội dung của cuộc họp là Ngân hàng Nhà nước cùng 14 thành viên nói trên đánh giá về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay; trong đó đề cập đến việc đánh giá ảnh hưởng của bão lũ vừa qua đối với các doanh nghiệp, hộ dân vay vốn chịu thiệt hại, để tìm hướng hỗ trợ và khắc phục.
Và cụ thể hóa thông tin đưa ra tại diễn đàn Quốc hội ngày 1/11 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chủ trì cuộc họp trên và đặt vấn đề xây dựng hướng liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư và ngân hàng), nhằm góp phần thúc đẩy việc giải phóng hàng tồn kho, gỡ khó cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này…
Quan trọng nhất tại cuộc họp “G14” là việc tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm. Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, nhưng đến thời điểm này mới chỉ đạt được gần 8%. 45 ngày còn lại, để hoàn thành, hệ thống các tổ chức tín dụng cần “đẩy” được thêm 4% nữa.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được đưa ra từ đầu năm, thường có mức độ sai số nhất định khi triển khai trên thực tế, gắn với nhiều biến số của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, năm nay dường như con số 12% trở nên quyết liệt và áp lực hơn với Ngân hàng Nhà nước, khi nó được nhấn mạnh tại nhiều thời điểm từ đầu năm đến nay, cũng như thường có mặt trong nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng…
Vậy Ngân hàng Nhà nước hệ thống các tổ chức tín dụng đã làm được gì?
Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội cũng như trong các văn bản gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tin tưởng tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 có thể đạt 11 - 12%.
Song, khoảng 4% cho 45 ngày còn lại là áp lực lớn. Điều này thể hiện ở nội dung cuộc họp 14 ngân hàng lớn sáng 14/11. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đặt “đề bài” làm sao để đạt được.
Một lãnh đạo ngân hàng tham gia cuộc họp trên cho biết, có nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận và gần như cả buổi sáng chỉ tập trung để trả lời “đề bài” trên. Tuy nhiên, không có ngân hàng nào trả lời được, hay nói đúng hơn là không có thêm giải pháp mới.
Thành viên tham dự trên giải thích rằng, bởi suốt từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã làm hết mọi cách có thể để thúc đẩy tín dụng.
“Có lẽ để đẩy nhanh tín dụng cho đạt mục tiêu 12%, trong bối cảnh hiện nay, sau khi đã vận dụng hết mọi giải pháp, thì chỉ còn cách… nới hoặc hạ điều kiện và tiêu chuẩn cho vay”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói.
Điểm lại, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã dùng mọi cách có thể để hỗ trợ các ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế, thậm chí có những giải pháp “cực chẳng đã”, nếu không nói là “chệch chuẩn”.
Ở yếu tố nền tảng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm được lãi suất cho vay về mức khá thấp, giữ được thanh khoản tốt và vốn khả dụng khá dồi dào trong hệ thống qua điều tiết “bơm - hút” vốn…
Nhà điều hành cũng đã phải nhượng bộ khi ban hành Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khó khăn vẫn có thể tiếp cận vốn, ngân hàng cũng bớt áp lực nợ xấu để cho vay ra. Hay sự nhượng bộ bằng lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 thêm 1 năm, tránh siết các điều kiện chặt chẽ hơn tác động đến nguồn vốn các tổ chức tín dụng và hạng mức tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp vay vốn.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải có văn bản số 7558 ngày 14/10/2013, có thể xem là “sự nhượng bộ cuối cùng” khi mở cơ chế cho phép tổ chức tín dụng không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ.
Ngay cả khi có văn bản 7558, tại cuộc họp “G14” nói trên, có thành viên cho biết là họ cũng không dám cho vay. Bởi những doanh nghiệp đang có nợ xấu được vay vốn tiếp, họ không dùng để triển khai dự án hay sản xuất kinh doanh mà đem đi trả nợ cho ngân hàng khác thì sao?
Hay ở giới hạn khác, xét thấy nhiều tổ chức tín dụng đủ lực và có đà tăng trưởng tín dụng tốt, Ngân hàng Nhà nước đã nới hẳn rào chỉ tiêu; giới hạn 12% hồi đầu năm đã được nới lên 20%, thậm chí 25 - 26%...
Tựu trung, như ý kiến của vị lãnh đạo ngân hàng trên, tất cả các giải pháp có thể được đều đã làm, đã nới; cách còn lại chỉ có nước hạ tiêu chuẩn và điều kiện cho vay. Song, điều này là không thể.
Tại cuộc họp trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng quán triệt, dù nỗ lực thúc đẩy cho vay nhưng yêu cầu tiên quyết là phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu lại nảy sinh phức tạp trong tương lai.
Theo đó, có lẽ chất lượng tín dụng, điểm đến hợp lý của nó và chi phí vay vốn dễ chịu hơn sẽ quan trọng hơn là áp lực của con số 12% mà chỉ tiêu đề ra.
Như VnEconomy đề cập ở bản tin trước, một nội dung của cuộc họp là Ngân hàng Nhà nước cùng 14 thành viên nói trên đánh giá về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay; trong đó đề cập đến việc đánh giá ảnh hưởng của bão lũ vừa qua đối với các doanh nghiệp, hộ dân vay vốn chịu thiệt hại, để tìm hướng hỗ trợ và khắc phục.
Và cụ thể hóa thông tin đưa ra tại diễn đàn Quốc hội ngày 1/11 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chủ trì cuộc họp trên và đặt vấn đề xây dựng hướng liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư và ngân hàng), nhằm góp phần thúc đẩy việc giải phóng hàng tồn kho, gỡ khó cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này…
Quan trọng nhất tại cuộc họp “G14” là việc tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm. Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, nhưng đến thời điểm này mới chỉ đạt được gần 8%. 45 ngày còn lại, để hoàn thành, hệ thống các tổ chức tín dụng cần “đẩy” được thêm 4% nữa.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được đưa ra từ đầu năm, thường có mức độ sai số nhất định khi triển khai trên thực tế, gắn với nhiều biến số của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, năm nay dường như con số 12% trở nên quyết liệt và áp lực hơn với Ngân hàng Nhà nước, khi nó được nhấn mạnh tại nhiều thời điểm từ đầu năm đến nay, cũng như thường có mặt trong nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng…
Vậy Ngân hàng Nhà nước hệ thống các tổ chức tín dụng đã làm được gì?
Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội cũng như trong các văn bản gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tin tưởng tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 có thể đạt 11 - 12%.
Song, khoảng 4% cho 45 ngày còn lại là áp lực lớn. Điều này thể hiện ở nội dung cuộc họp 14 ngân hàng lớn sáng 14/11. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đặt “đề bài” làm sao để đạt được.
Một lãnh đạo ngân hàng tham gia cuộc họp trên cho biết, có nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận và gần như cả buổi sáng chỉ tập trung để trả lời “đề bài” trên. Tuy nhiên, không có ngân hàng nào trả lời được, hay nói đúng hơn là không có thêm giải pháp mới.
Thành viên tham dự trên giải thích rằng, bởi suốt từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã làm hết mọi cách có thể để thúc đẩy tín dụng.
“Có lẽ để đẩy nhanh tín dụng cho đạt mục tiêu 12%, trong bối cảnh hiện nay, sau khi đã vận dụng hết mọi giải pháp, thì chỉ còn cách… nới hoặc hạ điều kiện và tiêu chuẩn cho vay”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói.
Điểm lại, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã dùng mọi cách có thể để hỗ trợ các ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế, thậm chí có những giải pháp “cực chẳng đã”, nếu không nói là “chệch chuẩn”.
Ở yếu tố nền tảng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm được lãi suất cho vay về mức khá thấp, giữ được thanh khoản tốt và vốn khả dụng khá dồi dào trong hệ thống qua điều tiết “bơm - hút” vốn…
Nhà điều hành cũng đã phải nhượng bộ khi ban hành Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khó khăn vẫn có thể tiếp cận vốn, ngân hàng cũng bớt áp lực nợ xấu để cho vay ra. Hay sự nhượng bộ bằng lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 thêm 1 năm, tránh siết các điều kiện chặt chẽ hơn tác động đến nguồn vốn các tổ chức tín dụng và hạng mức tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp vay vốn.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải có văn bản số 7558 ngày 14/10/2013, có thể xem là “sự nhượng bộ cuối cùng” khi mở cơ chế cho phép tổ chức tín dụng không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ.
Ngay cả khi có văn bản 7558, tại cuộc họp “G14” nói trên, có thành viên cho biết là họ cũng không dám cho vay. Bởi những doanh nghiệp đang có nợ xấu được vay vốn tiếp, họ không dùng để triển khai dự án hay sản xuất kinh doanh mà đem đi trả nợ cho ngân hàng khác thì sao?
Hay ở giới hạn khác, xét thấy nhiều tổ chức tín dụng đủ lực và có đà tăng trưởng tín dụng tốt, Ngân hàng Nhà nước đã nới hẳn rào chỉ tiêu; giới hạn 12% hồi đầu năm đã được nới lên 20%, thậm chí 25 - 26%...
Tựu trung, như ý kiến của vị lãnh đạo ngân hàng trên, tất cả các giải pháp có thể được đều đã làm, đã nới; cách còn lại chỉ có nước hạ tiêu chuẩn và điều kiện cho vay. Song, điều này là không thể.
Tại cuộc họp trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng quán triệt, dù nỗ lực thúc đẩy cho vay nhưng yêu cầu tiên quyết là phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu lại nảy sinh phức tạp trong tương lai.
Theo đó, có lẽ chất lượng tín dụng, điểm đến hợp lý của nó và chi phí vay vốn dễ chịu hơn sẽ quan trọng hơn là áp lực của con số 12% mà chỉ tiêu đề ra.