Hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Mỹ: Hai bên cùng có lợi
Có 3 lý do chính để thị trường đầu tư ở Việt Nam có sức hút to lớn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức tới Mỹ với lời mời từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bên cạnh tổng thể mối quan hệ hai nước, kết quả chuyến thăm được đánh giá là rất quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Vấn đề được đặt ra là cả hai bên trong đó có cộng đồng doanh nghiệp sẽ khai thác những lợi thế này như thế nào và giải quyết những vướng mắc ra sao. Chương trình Hội nhập phát sóng ngày 14/6 trên VTV1 đã giải đáp câu hỏi trên.
Khách mời chương trình lần này, ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc Điều hành khu vực ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho rằng có 3 lý do chính để thị trường đầu tư ở Việt Nam có sức hút to lớn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ.
Thứ nhất, Việt Nam đã liên tục cải cách, đặc biệt là có những cải cách liên quan đến môi trường kinh doanh. Lý do thứ hai chính là sự tác động mạnh mẽ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định được kì vọng là sẽ đem lại những lợi ích và cơ hội lớn cho những doanh nghiệp. Thứ ba, so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá nổi bật hơn bởi sự ổn định chính trị của mình.
Theo con số thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ hài lòng với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng lên, tuy nhiên, họ cũng có những lo ngại về những thủ tục hành chính, giấy tờ cấp phép còn rườm rà, đồng thời những quy định về doanh nghiệp thay đổi quá nhanh khiến doanh nghiệp không kịp thích nghi.
Theo ông Vũ Tú Thành, nhìn vào môi trường kinh doanh và đầu tư hiện nay ở Việt Nam, rủi ro cao trước hết cho doanh nghiệp đến từ chính sách.
Bởi những chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục, khó đoán định; những quy định trong chính sách không phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh, nhất là những mô hình kinh doanh mới và sáng tạo hiện đại. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận rõ những điều này và thể hiện rõ quan điểm rằng, quản lý là để phát triển, không phải kìm hãm.
Có thể thấy, mối quan hệ Việt - Mỹ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, coi phát triển thương mại với Việt Nam là một quá trình mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross nhận định: “Tiềm năng cho quan hệ thương mại giữa Mỹ - Việt là rất lớn. Việt Nam là một quốc gia đang thay đổi từng ngày, tăng trưởng kinh tế rất nhanh, bởi vậy đây là một thị trường rất sôi động và đáng quan tâm”.
Việt Nam không chỉ là môi trường đầu tư hấp dẫn mà còn là thị trường lớn của hàng hóa Mỹ, nền kinh tế hai nước có tính bổ sung cho nhau khá lớn và cùng có lợi. Trong chuyến thăm tới Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư giữa hai nước sẽ phát triển theo hướng tự do, công bằng và cùng có lợi.
Chương trình “Hội nhập: Thách thức và Cơ hội” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15, Thứ tư hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Vấn đề được đặt ra là cả hai bên trong đó có cộng đồng doanh nghiệp sẽ khai thác những lợi thế này như thế nào và giải quyết những vướng mắc ra sao. Chương trình Hội nhập phát sóng ngày 14/6 trên VTV1 đã giải đáp câu hỏi trên.
Khách mời chương trình lần này, ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc Điều hành khu vực ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho rằng có 3 lý do chính để thị trường đầu tư ở Việt Nam có sức hút to lớn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ.
Thứ nhất, Việt Nam đã liên tục cải cách, đặc biệt là có những cải cách liên quan đến môi trường kinh doanh. Lý do thứ hai chính là sự tác động mạnh mẽ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định được kì vọng là sẽ đem lại những lợi ích và cơ hội lớn cho những doanh nghiệp. Thứ ba, so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá nổi bật hơn bởi sự ổn định chính trị của mình.
Theo con số thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ hài lòng với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng lên, tuy nhiên, họ cũng có những lo ngại về những thủ tục hành chính, giấy tờ cấp phép còn rườm rà, đồng thời những quy định về doanh nghiệp thay đổi quá nhanh khiến doanh nghiệp không kịp thích nghi.
Theo ông Vũ Tú Thành, nhìn vào môi trường kinh doanh và đầu tư hiện nay ở Việt Nam, rủi ro cao trước hết cho doanh nghiệp đến từ chính sách.
Bởi những chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục, khó đoán định; những quy định trong chính sách không phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh, nhất là những mô hình kinh doanh mới và sáng tạo hiện đại. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận rõ những điều này và thể hiện rõ quan điểm rằng, quản lý là để phát triển, không phải kìm hãm.
Có thể thấy, mối quan hệ Việt - Mỹ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, coi phát triển thương mại với Việt Nam là một quá trình mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross nhận định: “Tiềm năng cho quan hệ thương mại giữa Mỹ - Việt là rất lớn. Việt Nam là một quốc gia đang thay đổi từng ngày, tăng trưởng kinh tế rất nhanh, bởi vậy đây là một thị trường rất sôi động và đáng quan tâm”.
Việt Nam không chỉ là môi trường đầu tư hấp dẫn mà còn là thị trường lớn của hàng hóa Mỹ, nền kinh tế hai nước có tính bổ sung cho nhau khá lớn và cùng có lợi. Trong chuyến thăm tới Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư giữa hai nước sẽ phát triển theo hướng tự do, công bằng và cùng có lợi.
Chương trình “Hội nhập: Thách thức và Cơ hội” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15, Thứ tư hàng tuần trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.