''Hốt bạc'' nhờ nuôi gà quý hiếm
Những giống gà Chín Cựa, Đông Tảo, gà Hồ... với giá bán tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu mỗi con, đã và đang giúp người chăn nuôi “hốt bạc” nhiều năm qua
Trong khi chăn nuôi gà công nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp, nhiều giai đoạn người chăn nuôi thua lỗ vì rớt giá thì một bộ phận nông dân đã hướng về chăn nuôi những giống gà bản địa quý hiếm, luôn giữ được giá bán cao. Những giống gà Chín Cựa, Đông Tảo, gà Hồ... với giá bán tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu mỗi con, đã và đang giúp người chăn nuôi “hốt bạc” nhiều năm qua.
Trong thời hội nhập sâu rộng, chăn nuôi gà thịt công nghiệp khó cạnh tranh trước thịt gà nhập khẩu giá rẻ tràn vào nước ta đã nhãn tiền. Bởi vậy, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, thúc đẩy chăn nuôi các giống gà ta, gà cổ truyền của người Việt là hướng đi để cạnh tranh, cứu ngành chăn nuôi trước sự tấn công của thịt gà ngoại.
Gà Việt có rất nhiều giống, thịt đều thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng; giá bán cao gấp nhiều lần gà công nghiệp, lại không “đụng hàng” với bất cứ loại thịt gà nhập khẩu nào nên không lo rớt giá.
Độc đáo gà chín cựa
Cách đây 7 - 8 năm, rất nhiều bài báo viết về gà chín cựa ở Phú Thọ, nói rằng đó là giống gà từ thuở truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nơi đất Tổ vua Hùng còn lại đến ngày nay. Các giáo sư ở Khoa chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng công bố công trình khoa học nghiên cứu về gà chín cựa Phú Thọ.
Gà chín cựa có thật hay chỉ là huyền thoại? Đó là câu hỏi ám ảnh ông Nguyễn Như So, Tổng giám đốc Tập đoàn Dabaco, cũng là doanh nhân đại biểu Quốc hội suốt nhiều năm. Ông So chỉ đạo cho Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty Gà thuộc Tập đoàn Dabaco phải tìm khắp trên đất nước, nếu có con gà nào đúng chín cựa thì dù giá cao đến đâu cũng phải mua. Hễ nghe đâu có loài “thần kê” này, Nguyên đều tìm đến. Nào ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An hay ở Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, xa xôi nào có quản ngại nhưng khi tìm đến đều là giống gà nhiều ngón hay gà nhiều cựa song không con nào đủ chín cựa.
Cho đến ngày, một nông dân ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh gọi điện thoại mời Nguyên đến xem gà. Đến nơi, ôm con gà trống, giơ cặp chân lên ngắm nghía một hồi đếm đủ chín cựa, những chiếc cựa hình tròn, bằng sừng nhọn hoắt, không có da, cũng không có đốt ngón chân. Nguyên mừng húm: “Gà chín cựa rõ ràng thế này mà mình tìm mãi chẳng thấy tăm hơi”. Có được con gà quý, Tập đoàn Dabaco đầu tư hẳn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng Trung tâm nghiên cứu gà chín cựa tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đến thăm Trung tâm nghiên cứu gà chín cựa của Dabaco trước thềm xuân Đinh Dậu, chúng tôi được chiêm ngưỡng hàng nghìn con gà trống chín cựa đều tăm tắp như tranh vẽ, chuẩn bị tung ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán. Tất thảy gà trống ở đây đều đồng nhất, với 5 màu ngũ hành: đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen và tía xen xanh cánh trả của lông. Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Trung tâm kể: con gà giống chín cựa mà chúng tôi “vớ được” ở huyện Thuận Thành là một con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ.
Tuy có chín cựa, nhưng nó chưa đủ để thành một thần kê trong truyền thuyết vì vóc dáng xấu, lông ngắn, chân chì. Vậy là những chuỗi ngày khổ cực tạo giống bắt đầu. Trung tâm bền bỉ nghiên cứu, lai tạo từng phẩm chất lấy cựa, lấy màu lông, màu chân, cầu kỳ qua từng tháng, từng năm. Phải loại bỏ đi hàng ngàn con gà, mới chọn lọc thành hình được một thần kê đúng chuẩn với màu sắc, kích thước lẫn mùi vị thơm ngon khó trộn lẫn. Với kỹ thuật sàng lọc tinh, gà con sinh ra 98% là gà trống và chúng cùng một kiểu dáng, màu lông, như là được nhân bản.
Những chú gà lộc ngộc nặng 3-4 kg, nuôi cả chục tháng mới nhú đủ cựa, gột trên một năm cựa mới bật hết. Được biết, gà trống chín cựa chuẩn Dabaco năm nay có giá bán từ 2-5 triệu đồng, tùy trọng lượng và độ đẹp của hình thái. Tôi hỏi: khi bán gà trống chín cựa ra thị trường, có sợ người ta dùng để nhân giống tiếp và Công ty sẽ mất độc quyền giống quý này hay không? “Chúng tôi tạo giống và nhân giống theo công nghệ hiện đại. Những con gà trống chín cựa này, dù có đạp mái thông thường lúc nở ra gà con cũng sẽ không có chín cựa nên không lo có đối thủ nhân giống và cạnh tranh. Dabaco muốn xây dựng một thương hiệu gà cúng đặc biệt, thiên về tâm linh, đó là gà chín cựa”, Nguyên chia sẻ.
Gà Đông Tảo: đắt xắt ra miếng
Gà Đông Tảo được mệnh danh “gà tiến Vua” xuất xứ từ làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ngày nay, giống gà này được coi là quý hiếm và nhiều năm trở lại đây, trong giới nhà giàu rộ lên trào lưu mua gà Đông Tảo để ăn Tết, bất chấp cái giá “khủng” của nó. Những con gà Đông Tảo chuẩn có giá bán phổ biến từ 1,5-2 triệu đồng/kg, tức là trên dưới 10 triệu đồng một con trống trưởng thành cỡ 5 kg.
Có những con gà Đông Tảo kỳ dị được đại gia mua với giá lên tới cả cây vàng. Đơn cử, trang trại gà Đông Tảo của anh Giang Tuấn Vũ ở thôn Hiệp Tiến (Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) từng bán một cặp gà “khủng” với giá 40 triệu đồng. Hay anh Giang Lê Hân, chủ trại chăn nuôi gà Hân Minh ở xã Đông Tảo, từng xuất bán cặp gà với giá 70 triệu đồng. Có người bán một con gà Đông Tảo lợi nhuận bằng những hộ nuôi 2.000 con gà công nghiệp.
Gà Đông Tảo có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Lúc trưởng thành, con trống nặng 5,5-6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau, không dai.
Gà Đông Tảo là loài rất khó nuôi, không thể nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi, vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Tuy bán được giá cao, nhưng vì giống gà Đông Tảo đẻ rất ít trứng, mỗi năm gà mái chỉ đẻ được vài chục quả, bộ chân to vụng về khiến gà vụng ấp trứng và nuôi con, dễ bị bệnh nên công cuộc nhân đàn rất ì ạch. Chưa năm nào, làng Đông Tảo có được 2.000 con gà thuần chủng để xuất bán.
Theo những người nuôi gà Đông Tảo, để nuôi được những con gà đẹp, người chủ phải rất kỳ công, từ khâu chọn phối giống đến chăm sóc tới khi gà trưởng thành. Anh Giang Lê Hân, chủ trại chăn nuôi gà Hân Minh cho hay, để chọn được một con giống chuẩn, cần người chủ phải có con mắt tinh tường. Gà nuôi đến giai đoạn 3-4 tháng tuổi, người nuôi phải để ý sàng lọc và chọn những con gà có hình dáng thanh thoát, đầu to (hình củ tre), vai rộng, hai gối chân thẳng.
Đặc biệt là chân gà phải đỏ, bụ bẫm, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn. “Không phải đàn gà nào nở ra cũng chọn được những con có đặc điểm hoàn hảo như thế, mà có đàn chọn được 1 đến 2 con, nhưng có đàn không chọn được con nào. Dù chọn được gà giống như ý muốn, nhưng khi nuôi đến khi trưởng thành lại không thành công, do không có bí quyết chăm sóc đúng”, anh Hân chia sẻ.
Gà Hồ vẫn còn đó nỗi lo tuyệt chủng
Gà Hồ là một giống gà cổ truyền nổi tiếng của thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo ông Nguyễn Đăng Chung, Hội trưởng Hội chăn nuôi gà Hồ ở thị trấn Hồ, gà Hồ tương truyền có lịch sử hơn 600 năm, từng được chọn làm sản vật tiến Vua của vùng đất Bắc Ninh. Mặc dù được coi là thủ phủ của giống gà này song ở Bắc Ninh, số lượng người nuôi không nhiều. Hiện tại, câu lạc bộ gà Hồ trong làng chỉ có khoảng 34 hộ nuôi loại này với tổng số gần 1.000 con. Mô hình chủ yếu nhỏ lẻ theo hộ gia đình và để phục vụ nhu cầu trong gia đình khi giỗ chạp, lễ Tết. Mỗi hộ trung bình sở hữu 10-20 con, nhiều nhất khoảng 200, song gà thương phẩm chỉ chiếm một nửa.
Ngoài kích cỡ lớn, gà Hồ không có đặc điểm khác biệt so với giống thông thường. Tuy nhiên, dòng giống, tiếng tăm và độ thơm ngon của thịt khiến sản phẩm được khách chuộng mua, nhiều người bỏ nhiều tiền để săn đặc sản này cho Tết Nguyên đán. Năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Trường ở làng Lạc Thổ, Thuận Thành, Bắc Ninh có khoảng 100 con gà Hồ bán Tết. Đặc tính của giống gà này là từ 4,5-6 kg/con, mã đẹp, thịt chắc, ngọt. “Mỗi con có giá lên tới cả 3-4 triệu đồng. Hầu như ngày nào cũng có người đến hỏi mua nên tôi chẳng dám đi đâu, phải thường trực ở nhà tiếp khách”, anh Trường cho hay.
Theo chủ hộ, số lượng gà Hồ ngày càng ít đi do khó gây giống, thời gian nuôi dài, phải 1,5-2 năm mới được xuất bán. Tùy thuộc vào mẫu mã, nguồn gốc và cân nặng của từng con mà loại đặc sản này được định giá khác nhau. Loại dưới 4 kg có giá bán tại vườn khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg, loại 5-6 kg là 500.000 - 600.000 đồng/kg.
Những con hậu duệ của giống gà “Hoa hậu” (gà đạt giải trong cuộc thi gà Hồ khu vực) có thể bán với giá lên tới 1 triệu đồng/kg. Hiện tại, đã có khách trả giá con gà trống to nhất đàn nặng gần 6 kg tới 5 triệu đồng nhưng anh Trường không bán. Anh Nguyễn Văn Thanh, cùng làng với anh Trường đang sở hữu 100 con gà Hồ cho hay, “Từ đầu tháng 12, gia đình không còn gà để bán. Khách mua chủ yếu là chỗ quen biết ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Mỗi người đặt mua dăm ba con là hết cả đàn. Hiện tại, tôi đang nuôi cầm chừng để trả hàng cho khách vào cận Tết”.
Hội trưởng Hội chăn nuôi gà Hồ cho biết, gà Hồ không những làm nên thương hiệu của Bắc Ninh mà còn có tiềm năng phát triển kinh tế. “Dù người dân làng Hồ đã bắt đầu có ý thức chăn nuôi gà Hồ hàng hóa, phát triển kinh tế nhưng giống gà này vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nếu không kiểm soát chặt sẽ bị lai tạp, đồng hóa với các giống gà khác. Vì vậy, Hội chăn nuôi gà Hồ đang thiết lập quy chế xây dựng thương hiệu cho gà Hồ, có nhãn mác sản phẩm...”, ông Chung nói.
Trong thời hội nhập sâu rộng, chăn nuôi gà thịt công nghiệp khó cạnh tranh trước thịt gà nhập khẩu giá rẻ tràn vào nước ta đã nhãn tiền. Bởi vậy, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, thúc đẩy chăn nuôi các giống gà ta, gà cổ truyền của người Việt là hướng đi để cạnh tranh, cứu ngành chăn nuôi trước sự tấn công của thịt gà ngoại.
Gà Việt có rất nhiều giống, thịt đều thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng; giá bán cao gấp nhiều lần gà công nghiệp, lại không “đụng hàng” với bất cứ loại thịt gà nhập khẩu nào nên không lo rớt giá.
Độc đáo gà chín cựa
Cách đây 7 - 8 năm, rất nhiều bài báo viết về gà chín cựa ở Phú Thọ, nói rằng đó là giống gà từ thuở truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nơi đất Tổ vua Hùng còn lại đến ngày nay. Các giáo sư ở Khoa chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng công bố công trình khoa học nghiên cứu về gà chín cựa Phú Thọ.
Gà chín cựa có thật hay chỉ là huyền thoại? Đó là câu hỏi ám ảnh ông Nguyễn Như So, Tổng giám đốc Tập đoàn Dabaco, cũng là doanh nhân đại biểu Quốc hội suốt nhiều năm. Ông So chỉ đạo cho Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty Gà thuộc Tập đoàn Dabaco phải tìm khắp trên đất nước, nếu có con gà nào đúng chín cựa thì dù giá cao đến đâu cũng phải mua. Hễ nghe đâu có loài “thần kê” này, Nguyên đều tìm đến. Nào ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An hay ở Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, xa xôi nào có quản ngại nhưng khi tìm đến đều là giống gà nhiều ngón hay gà nhiều cựa song không con nào đủ chín cựa.
Cho đến ngày, một nông dân ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh gọi điện thoại mời Nguyên đến xem gà. Đến nơi, ôm con gà trống, giơ cặp chân lên ngắm nghía một hồi đếm đủ chín cựa, những chiếc cựa hình tròn, bằng sừng nhọn hoắt, không có da, cũng không có đốt ngón chân. Nguyên mừng húm: “Gà chín cựa rõ ràng thế này mà mình tìm mãi chẳng thấy tăm hơi”. Có được con gà quý, Tập đoàn Dabaco đầu tư hẳn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng Trung tâm nghiên cứu gà chín cựa tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đến thăm Trung tâm nghiên cứu gà chín cựa của Dabaco trước thềm xuân Đinh Dậu, chúng tôi được chiêm ngưỡng hàng nghìn con gà trống chín cựa đều tăm tắp như tranh vẽ, chuẩn bị tung ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán. Tất thảy gà trống ở đây đều đồng nhất, với 5 màu ngũ hành: đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen và tía xen xanh cánh trả của lông. Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Trung tâm kể: con gà giống chín cựa mà chúng tôi “vớ được” ở huyện Thuận Thành là một con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ.
Tuy có chín cựa, nhưng nó chưa đủ để thành một thần kê trong truyền thuyết vì vóc dáng xấu, lông ngắn, chân chì. Vậy là những chuỗi ngày khổ cực tạo giống bắt đầu. Trung tâm bền bỉ nghiên cứu, lai tạo từng phẩm chất lấy cựa, lấy màu lông, màu chân, cầu kỳ qua từng tháng, từng năm. Phải loại bỏ đi hàng ngàn con gà, mới chọn lọc thành hình được một thần kê đúng chuẩn với màu sắc, kích thước lẫn mùi vị thơm ngon khó trộn lẫn. Với kỹ thuật sàng lọc tinh, gà con sinh ra 98% là gà trống và chúng cùng một kiểu dáng, màu lông, như là được nhân bản.
Những chú gà lộc ngộc nặng 3-4 kg, nuôi cả chục tháng mới nhú đủ cựa, gột trên một năm cựa mới bật hết. Được biết, gà trống chín cựa chuẩn Dabaco năm nay có giá bán từ 2-5 triệu đồng, tùy trọng lượng và độ đẹp của hình thái. Tôi hỏi: khi bán gà trống chín cựa ra thị trường, có sợ người ta dùng để nhân giống tiếp và Công ty sẽ mất độc quyền giống quý này hay không? “Chúng tôi tạo giống và nhân giống theo công nghệ hiện đại. Những con gà trống chín cựa này, dù có đạp mái thông thường lúc nở ra gà con cũng sẽ không có chín cựa nên không lo có đối thủ nhân giống và cạnh tranh. Dabaco muốn xây dựng một thương hiệu gà cúng đặc biệt, thiên về tâm linh, đó là gà chín cựa”, Nguyên chia sẻ.
Gà Đông Tảo: đắt xắt ra miếng
Gà Đông Tảo được mệnh danh “gà tiến Vua” xuất xứ từ làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ngày nay, giống gà này được coi là quý hiếm và nhiều năm trở lại đây, trong giới nhà giàu rộ lên trào lưu mua gà Đông Tảo để ăn Tết, bất chấp cái giá “khủng” của nó. Những con gà Đông Tảo chuẩn có giá bán phổ biến từ 1,5-2 triệu đồng/kg, tức là trên dưới 10 triệu đồng một con trống trưởng thành cỡ 5 kg.
Có những con gà Đông Tảo kỳ dị được đại gia mua với giá lên tới cả cây vàng. Đơn cử, trang trại gà Đông Tảo của anh Giang Tuấn Vũ ở thôn Hiệp Tiến (Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) từng bán một cặp gà “khủng” với giá 40 triệu đồng. Hay anh Giang Lê Hân, chủ trại chăn nuôi gà Hân Minh ở xã Đông Tảo, từng xuất bán cặp gà với giá 70 triệu đồng. Có người bán một con gà Đông Tảo lợi nhuận bằng những hộ nuôi 2.000 con gà công nghiệp.
Gà Đông Tảo có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Lúc trưởng thành, con trống nặng 5,5-6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau, không dai.
Gà Đông Tảo là loài rất khó nuôi, không thể nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi, vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Tuy bán được giá cao, nhưng vì giống gà Đông Tảo đẻ rất ít trứng, mỗi năm gà mái chỉ đẻ được vài chục quả, bộ chân to vụng về khiến gà vụng ấp trứng và nuôi con, dễ bị bệnh nên công cuộc nhân đàn rất ì ạch. Chưa năm nào, làng Đông Tảo có được 2.000 con gà thuần chủng để xuất bán.
Theo những người nuôi gà Đông Tảo, để nuôi được những con gà đẹp, người chủ phải rất kỳ công, từ khâu chọn phối giống đến chăm sóc tới khi gà trưởng thành. Anh Giang Lê Hân, chủ trại chăn nuôi gà Hân Minh cho hay, để chọn được một con giống chuẩn, cần người chủ phải có con mắt tinh tường. Gà nuôi đến giai đoạn 3-4 tháng tuổi, người nuôi phải để ý sàng lọc và chọn những con gà có hình dáng thanh thoát, đầu to (hình củ tre), vai rộng, hai gối chân thẳng.
Đặc biệt là chân gà phải đỏ, bụ bẫm, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn. “Không phải đàn gà nào nở ra cũng chọn được những con có đặc điểm hoàn hảo như thế, mà có đàn chọn được 1 đến 2 con, nhưng có đàn không chọn được con nào. Dù chọn được gà giống như ý muốn, nhưng khi nuôi đến khi trưởng thành lại không thành công, do không có bí quyết chăm sóc đúng”, anh Hân chia sẻ.
Gà Hồ vẫn còn đó nỗi lo tuyệt chủng
Gà Hồ là một giống gà cổ truyền nổi tiếng của thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo ông Nguyễn Đăng Chung, Hội trưởng Hội chăn nuôi gà Hồ ở thị trấn Hồ, gà Hồ tương truyền có lịch sử hơn 600 năm, từng được chọn làm sản vật tiến Vua của vùng đất Bắc Ninh. Mặc dù được coi là thủ phủ của giống gà này song ở Bắc Ninh, số lượng người nuôi không nhiều. Hiện tại, câu lạc bộ gà Hồ trong làng chỉ có khoảng 34 hộ nuôi loại này với tổng số gần 1.000 con. Mô hình chủ yếu nhỏ lẻ theo hộ gia đình và để phục vụ nhu cầu trong gia đình khi giỗ chạp, lễ Tết. Mỗi hộ trung bình sở hữu 10-20 con, nhiều nhất khoảng 200, song gà thương phẩm chỉ chiếm một nửa.
Ngoài kích cỡ lớn, gà Hồ không có đặc điểm khác biệt so với giống thông thường. Tuy nhiên, dòng giống, tiếng tăm và độ thơm ngon của thịt khiến sản phẩm được khách chuộng mua, nhiều người bỏ nhiều tiền để săn đặc sản này cho Tết Nguyên đán. Năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Trường ở làng Lạc Thổ, Thuận Thành, Bắc Ninh có khoảng 100 con gà Hồ bán Tết. Đặc tính của giống gà này là từ 4,5-6 kg/con, mã đẹp, thịt chắc, ngọt. “Mỗi con có giá lên tới cả 3-4 triệu đồng. Hầu như ngày nào cũng có người đến hỏi mua nên tôi chẳng dám đi đâu, phải thường trực ở nhà tiếp khách”, anh Trường cho hay.
Theo chủ hộ, số lượng gà Hồ ngày càng ít đi do khó gây giống, thời gian nuôi dài, phải 1,5-2 năm mới được xuất bán. Tùy thuộc vào mẫu mã, nguồn gốc và cân nặng của từng con mà loại đặc sản này được định giá khác nhau. Loại dưới 4 kg có giá bán tại vườn khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg, loại 5-6 kg là 500.000 - 600.000 đồng/kg.
Những con hậu duệ của giống gà “Hoa hậu” (gà đạt giải trong cuộc thi gà Hồ khu vực) có thể bán với giá lên tới 1 triệu đồng/kg. Hiện tại, đã có khách trả giá con gà trống to nhất đàn nặng gần 6 kg tới 5 triệu đồng nhưng anh Trường không bán. Anh Nguyễn Văn Thanh, cùng làng với anh Trường đang sở hữu 100 con gà Hồ cho hay, “Từ đầu tháng 12, gia đình không còn gà để bán. Khách mua chủ yếu là chỗ quen biết ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Mỗi người đặt mua dăm ba con là hết cả đàn. Hiện tại, tôi đang nuôi cầm chừng để trả hàng cho khách vào cận Tết”.
Hội trưởng Hội chăn nuôi gà Hồ cho biết, gà Hồ không những làm nên thương hiệu của Bắc Ninh mà còn có tiềm năng phát triển kinh tế. “Dù người dân làng Hồ đã bắt đầu có ý thức chăn nuôi gà Hồ hàng hóa, phát triển kinh tế nhưng giống gà này vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nếu không kiểm soát chặt sẽ bị lai tạp, đồng hóa với các giống gà khác. Vì vậy, Hội chăn nuôi gà Hồ đang thiết lập quy chế xây dựng thương hiệu cho gà Hồ, có nhãn mác sản phẩm...”, ông Chung nói.