HSBC “tiến gần tới thỏa thuận thoái vốn” khỏi Bảo Việt
Giá trị của thương vụ này được nguồn tin thân cận tiết lộ cho hãng tin Reuters là 30 tỷ Yên, tương đương với 360 triệu USD
Hãng Sumitomo Life Insurance của Nhật đang tiến gần tới thỏa thuận mua lại 18% cổ phần Tập đoàn Bảo Việt (mã BHV-HSX) từ ngân hàng HSBC. Giá trị của thương vụ này được nguồn tin thân cận tiết lộ cho hãng tin Reuters là 30 tỷ Yên, tương đương với 360 triệu USD.
Theo Reuters, Sumitomo Life là một trong 4 công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất của Nhật Bản. Nguồn tin cho biết, thỏa thuận nhượng cổ phần Bảo Việt của HSBC cho đối tác Nhật này có thể hoàn tất trong thời gian từ nay tới cuối tuần.
Hiện Sumitomo Life chưa có bình luận về thông tin nói trên.
Thông tin về việc HSBC cân nhắc thoái vốn khỏi Bảo Việt được đưa ra hồi tháng 7 năm nay. Ở thời điểm đó, với mức giá 43.000 đồng/cổ phiếu của cổ phiếu Bảo Việt, giá trị thị trường lượng cổ phiếu Bảo Việt mà HSBC nắm giữ đạt khoảng 250 triệu USD.
Tuy nhiên, mức giá chuyển nhượng ở thời điểm đó được ước tính ở mức khoảng 400 triệu USD, cao hơn nhiều mức giá thị trường do vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm và khả năng tăng thêm mức cổ phần nắm giữ về sau.
Kết thúc ngày giao dịch hôm nay (18/12), giá cổ phiếu Bảo Việt giảm còn 30.800 đồng/cổ phiếu.
Được biết, để nắm được 18% cổ phần Bảo Việt, HSBC đã chi tổng cộng 360 triệu USD để mua qua hai đợt vào năm 2007 và 2009. Theo điều lệ của Bảo Việt, thời hạn hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu của cổ đông chiến lược HSBC tại tập đoàn này là 5 năm. Như vậy, lượng cổ phần 10% BVH mà HSBC mua hồi năm 2007 sẽ được phép chuyển nhượng từ tháng 9/2012.
HSBC đang trong quá trình rút lui khỏi các thị trường và những mảng kinh doanh có khả năng sinh lợi kém. Đây là một phần trong kế hoạch phục hồi kéo dài 3 năm của tập đoàn. Hiện HSBC đã bán lại 28 bộ phận, cắt giảm 15.000 nhân viên, và giải phóng 55 tỷ USD tài sản có độ rủi ro cao theo kế hoạch này.
Kế hoạch rút khỏi thị trường bảo hiểm Việt Nam của HSBC được đưa ra 4 tháng sau khi ngân hàng này bán lại bộ phận bảo hiểm chung toàn cầu cho công ty AXA SA và QBE Insurance Group Ltd với giá 914 triệu USD.
Trong khi đó, đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm tại thị trường nội địa, các hãng bảo hiểm Nhật đang thúc đẩy các nỗ lực mở rộng ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Theo Reuters, Sumitomo Life là một trong 4 công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất của Nhật Bản. Nguồn tin cho biết, thỏa thuận nhượng cổ phần Bảo Việt của HSBC cho đối tác Nhật này có thể hoàn tất trong thời gian từ nay tới cuối tuần.
Hiện Sumitomo Life chưa có bình luận về thông tin nói trên.
Thông tin về việc HSBC cân nhắc thoái vốn khỏi Bảo Việt được đưa ra hồi tháng 7 năm nay. Ở thời điểm đó, với mức giá 43.000 đồng/cổ phiếu của cổ phiếu Bảo Việt, giá trị thị trường lượng cổ phiếu Bảo Việt mà HSBC nắm giữ đạt khoảng 250 triệu USD.
Tuy nhiên, mức giá chuyển nhượng ở thời điểm đó được ước tính ở mức khoảng 400 triệu USD, cao hơn nhiều mức giá thị trường do vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm và khả năng tăng thêm mức cổ phần nắm giữ về sau.
Kết thúc ngày giao dịch hôm nay (18/12), giá cổ phiếu Bảo Việt giảm còn 30.800 đồng/cổ phiếu.
Được biết, để nắm được 18% cổ phần Bảo Việt, HSBC đã chi tổng cộng 360 triệu USD để mua qua hai đợt vào năm 2007 và 2009. Theo điều lệ của Bảo Việt, thời hạn hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu của cổ đông chiến lược HSBC tại tập đoàn này là 5 năm. Như vậy, lượng cổ phần 10% BVH mà HSBC mua hồi năm 2007 sẽ được phép chuyển nhượng từ tháng 9/2012.
HSBC đang trong quá trình rút lui khỏi các thị trường và những mảng kinh doanh có khả năng sinh lợi kém. Đây là một phần trong kế hoạch phục hồi kéo dài 3 năm của tập đoàn. Hiện HSBC đã bán lại 28 bộ phận, cắt giảm 15.000 nhân viên, và giải phóng 55 tỷ USD tài sản có độ rủi ro cao theo kế hoạch này.
Kế hoạch rút khỏi thị trường bảo hiểm Việt Nam của HSBC được đưa ra 4 tháng sau khi ngân hàng này bán lại bộ phận bảo hiểm chung toàn cầu cho công ty AXA SA và QBE Insurance Group Ltd với giá 914 triệu USD.
Trong khi đó, đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm tại thị trường nội địa, các hãng bảo hiểm Nhật đang thúc đẩy các nỗ lực mở rộng ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.