Hy Lạp được cứu, giá hàng hóa tăng dữ dội
Giá dầu thô thế giới chạm đỉnh 9 tháng, vàng tăng vọt 2% lên cao nhất từ đầu tháng, giá ca cao, cà phê cũng đồng loạt tiến mạnh
Thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp trị giá 130 tỷ Euro đạt được trong cuộc họp gay cấn hôm 21/2 của các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã trở thành chất xúc tác đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt trong phiên giao dịch đêm qua, đặc biệt là vàng và dầu thô.
Sau hơn 12 giờ đàm phán liên tục, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu sáng qua (21/2 theo giờ Việt Nam) đã thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro (170 tỷ USD) cho Hy Lạp, giúp nước này tránh được nguy cơ vỡ nợ và tiếp tục ở lại liên minh tiền tệ.
Kết thúc cuộc họp, các bộ trưởng nhất trí về các biện pháp nhằm giảm mức nợ của Hy Lạp xuống khoảng 121% GDP vào năm 2020, so với mục tiêu đề ra trước đó là 120% GDP, sau khi các chủ nợ tư nhân được đề nghị chấp nhận mức lỗ lớn hơn để lấp đầy khoảng trống ngân sách.
Với kết quả này, Hy Lạp có thể tiến hành hoán đổi nợ với các chủ nợ tư nhân để giảm 107 tỷ Euro nợ cho nước này. Dự kiến, các chủ nợ tư nhân chịu lỗ 53,5% hoặc nhiều hơn đối với giá trị danh nghĩa, tương đương với mức thiệt hại khoảng 70% giá trị thực, của số trái phiếu họ giữ.
Dầu thô chạm đỉnh 9 tháng
Nhờ lực đẩy từ thông tin đáng mừng trên của Hy Lạp, giá dầu thô thế giới đêm qua vọt lên cao nhất kể từ ngày 4/5/2011. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn New York tăng 2,6 USD, tương ứng 2,5%, lên 105,84 USD/thùng. Như vậy, từ đầu năm tới nay, giá dầu đã tăng 7,1%.
Hợp đồng giao tháng 3 hết hạn sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2. Hợp đồng giao tháng 4 tăng vọt 2,65 USD/thùng, tương ứng 2,6% lên 106,25 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tháng 4 tại London tăng 1,61 USD lên 121,66 USD/thùng, cũng cao nhất trong 9 tháng.
Dầu Brent tăng vọt đã đẩy mạnh giá các loại năng lượng khác như xăng, dầu sưởi. Cụ thể, xăng giao tháng 3 tăng 5 cent, tương ứng 1,8%, lên 3,07 USD/gallon. Dầu sưởi tăng 5 cent, tương ứng 1,6%, lên 3,24 USD/gallon, trong khi khí tự nhiên giảm 6 cent xuống 2,63 USD/ triệu BTU.
Trên thực tế, thị trường năng lượng thế giới đêm qua tăng vọt lên các đỉnh cao mới, còn xuất phát từ những tin tức căng thẳng về nguồn cung dầu thô từ khu vực Trung Đông, đặc biệt là xung quanh việc Iran cấm xuất khẩu dầu sang Anh, Pháp nhằm trả đũa đòn trừng phạt từ châu Âu.
Vàng lên cao nhất từ đầu tháng
Cũng hưởng lợi từ yếu tố Hy Lạp, thị trường vàng đêm qua đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi đồng Euro tăng giá mạnh. Cụ thể, giá vàng giao tháng 4 trên sàn New York tăng 32,6 USD, tương ứng 1,9%, lên 1.758,5 USD/ounce, mức chốt cao nhất của kim loại này kể từ phiên ngày 2/2.
Phạm vi giao dịch của giá vàng kỳ hạn trong phiên là từ 1.727 USD/ounce cho tới 1.759,5 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao ngay cũng tăng khá mạnh 1,2% lên 1.755,45 USD/ounce, sau khi lên tới 1.756,41 USD/ounce vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ ngày 3/2 cho tới nay.
Cùng đi lên với giá vàng, còn có giá đồng, bạc, bạch kim và palladium. Cụ thể, giá đồng tăng 13 cent, lên 3,84 USD/lb. Giá bạc tăng 1,21 USD, lên 34,43 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 51 USD, lên 1.684,9 USD/ounce. Giá palladium tăng 22,65 USD, lên chốt ở 710,75 USD/ounce.
Cùng với yếu tố Hy Lạp như đã nói ở trên, giá các mặt hàng kim loại đêm qua tăng mạnh còn xuất phát từ việc Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng thanh khoản của hệ thống tài chính.
Ca cao, cà phê tăng giá dữ dội
Tương tự như vàng, dầu thô, chốt phiên giao dịch ngày 21/1, giá cà phê, ca cao đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, giá ca cao kỳ hạn tăng vọt 79 USD, tương ứng 3,37%, lên tới 2.424 USD/tấn. Giá cà phê arabica cũng bật tăng 3,7 cent, tương ứng 1,83% lên đứng ở mức 206,05 cent/lb.
Tuy nhiên, một số mặt hàng khác lại kém may mắn. Cụ thể, giá đậu tương giảm 0,33% xuống 1.272,75 cent/bushel. Yến mạch hạ 0,94% xuống đứng ở giá 315,25 cent/bushel. Lúa mì KCB giảm 0,07% xuống còn 692 cent/bushel. Lúa mì CBT giảm 0,2% xuống đứng ở 635,5 cent/bushel.
Sau hơn 12 giờ đàm phán liên tục, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu sáng qua (21/2 theo giờ Việt Nam) đã thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro (170 tỷ USD) cho Hy Lạp, giúp nước này tránh được nguy cơ vỡ nợ và tiếp tục ở lại liên minh tiền tệ.
Kết thúc cuộc họp, các bộ trưởng nhất trí về các biện pháp nhằm giảm mức nợ của Hy Lạp xuống khoảng 121% GDP vào năm 2020, so với mục tiêu đề ra trước đó là 120% GDP, sau khi các chủ nợ tư nhân được đề nghị chấp nhận mức lỗ lớn hơn để lấp đầy khoảng trống ngân sách.
Với kết quả này, Hy Lạp có thể tiến hành hoán đổi nợ với các chủ nợ tư nhân để giảm 107 tỷ Euro nợ cho nước này. Dự kiến, các chủ nợ tư nhân chịu lỗ 53,5% hoặc nhiều hơn đối với giá trị danh nghĩa, tương đương với mức thiệt hại khoảng 70% giá trị thực, của số trái phiếu họ giữ.
Dầu thô chạm đỉnh 9 tháng
Nhờ lực đẩy từ thông tin đáng mừng trên của Hy Lạp, giá dầu thô thế giới đêm qua vọt lên cao nhất kể từ ngày 4/5/2011. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn New York tăng 2,6 USD, tương ứng 2,5%, lên 105,84 USD/thùng. Như vậy, từ đầu năm tới nay, giá dầu đã tăng 7,1%.
Hợp đồng giao tháng 3 hết hạn sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2. Hợp đồng giao tháng 4 tăng vọt 2,65 USD/thùng, tương ứng 2,6% lên 106,25 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tháng 4 tại London tăng 1,61 USD lên 121,66 USD/thùng, cũng cao nhất trong 9 tháng.
Dầu Brent tăng vọt đã đẩy mạnh giá các loại năng lượng khác như xăng, dầu sưởi. Cụ thể, xăng giao tháng 3 tăng 5 cent, tương ứng 1,8%, lên 3,07 USD/gallon. Dầu sưởi tăng 5 cent, tương ứng 1,6%, lên 3,24 USD/gallon, trong khi khí tự nhiên giảm 6 cent xuống 2,63 USD/ triệu BTU.
Trên thực tế, thị trường năng lượng thế giới đêm qua tăng vọt lên các đỉnh cao mới, còn xuất phát từ những tin tức căng thẳng về nguồn cung dầu thô từ khu vực Trung Đông, đặc biệt là xung quanh việc Iran cấm xuất khẩu dầu sang Anh, Pháp nhằm trả đũa đòn trừng phạt từ châu Âu.
Vàng lên cao nhất từ đầu tháng
Cũng hưởng lợi từ yếu tố Hy Lạp, thị trường vàng đêm qua đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi đồng Euro tăng giá mạnh. Cụ thể, giá vàng giao tháng 4 trên sàn New York tăng 32,6 USD, tương ứng 1,9%, lên 1.758,5 USD/ounce, mức chốt cao nhất của kim loại này kể từ phiên ngày 2/2.
Phạm vi giao dịch của giá vàng kỳ hạn trong phiên là từ 1.727 USD/ounce cho tới 1.759,5 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao ngay cũng tăng khá mạnh 1,2% lên 1.755,45 USD/ounce, sau khi lên tới 1.756,41 USD/ounce vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ ngày 3/2 cho tới nay.
Cùng đi lên với giá vàng, còn có giá đồng, bạc, bạch kim và palladium. Cụ thể, giá đồng tăng 13 cent, lên 3,84 USD/lb. Giá bạc tăng 1,21 USD, lên 34,43 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 51 USD, lên 1.684,9 USD/ounce. Giá palladium tăng 22,65 USD, lên chốt ở 710,75 USD/ounce.
Cùng với yếu tố Hy Lạp như đã nói ở trên, giá các mặt hàng kim loại đêm qua tăng mạnh còn xuất phát từ việc Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng thanh khoản của hệ thống tài chính.
Ca cao, cà phê tăng giá dữ dội
Tương tự như vàng, dầu thô, chốt phiên giao dịch ngày 21/1, giá cà phê, ca cao đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, giá ca cao kỳ hạn tăng vọt 79 USD, tương ứng 3,37%, lên tới 2.424 USD/tấn. Giá cà phê arabica cũng bật tăng 3,7 cent, tương ứng 1,83% lên đứng ở mức 206,05 cent/lb.
Tuy nhiên, một số mặt hàng khác lại kém may mắn. Cụ thể, giá đậu tương giảm 0,33% xuống 1.272,75 cent/bushel. Yến mạch hạ 0,94% xuống đứng ở giá 315,25 cent/bushel. Lúa mì KCB giảm 0,07% xuống còn 692 cent/bushel. Lúa mì CBT giảm 0,2% xuống đứng ở 635,5 cent/bushel.