“ICOR là cao, nhưng...”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nêu quan điểm về chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Việt Nam
Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2009 là 42,2% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP), trong khi tốc độ tăng trưởng sụt giảm chỉ còn khoảng 5,2%, chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) tăng lên trên 8 so với mức 6,66% của năm 2008.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thừa nhận “chỉ số ICOR của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, nhưng phải xét nó dưới nhiều góc độ”.
Thưa Bộ trưởng, gói kích cầu với quy mô lên 145.000 tỷ, chiếm tương đương gần 10% GDP và khoảng 1/3 tổng thu ngân sách. Vào thời điểm bắt đầu thực hiện, có nhiều ý kiến nghi ngại về khả năng dung nạp của nền kinh tế, đến nay, sự nghi ngại này liệu có còn cơ sở không?
Như chúng ta đã biết, thực chất của gói kích cầu này bỏ ra, để thực hiện là chỉ có 1 tỷ USD tức là khoảng 18 ngàn tỷ để hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra, phần lớn là vốn của năm 2008 chuyển sang, ứng của năm 2010 đưa về, tạm hoãn khoản nợ... Không có gì phải nghi ngại về điều này. Khả năng dung nạp là thực hiện được và chúng ta đã thực hiện được.
Một số ý kiến băn khoăn là dường như hiệu quả của việc sử dụng các gói kích cầu này cho những dự án đầu tư, đặc biệt những gói đầu tư công, chưa hiệu quả nên chưa bảo đảm chất lượng tăng trưởng, dẫn đến chỉ số ICOR ngày càng cao. Xin cho biết quan điểm của Bộ trưởng?
Gói kích cầu được phân chia làm nhiều gói nhỏ. Tổng thể trong đó kích cầu rơi vào gói đầu tư công chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị gói kích cầu. Khi xem xét chỉ số ICOR của Việt Nam cho thấy, năm 2007 chỉ số này là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8.
Đúng là năm nay chỉ số ICOR của chúng ta cao. Hiện nay nền kinh tế chúng ta đang phát triển, nên chỉ số ICOR cao hơn chỉ số của các nước trong khu vực cũng là lẽ thường. Cùng đó, chỉ số ICOR này cũng cần phải được xem xét một cách đầy đủ.
Bởi vì, một điểm cần lưu ý là hiện nay, khi thực hiện kích cầu thì đang đầu tư nhiều cho vấn đề an sinh xã hội, đầu tư nhiều cho các cơ sở hạ tầng đều là những lĩnh vực chưa thể sinh ngay lợi nhuận, nhất là đầu tư cho an sinh xã hội thì không thể sinh ra lợi nhuận.
Mặt khác, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu như năm 2009 thì càng không lấy chỉ số ICOR để làm thước đo được. Vì ai cũng biết ICOR là tỷ lệ tổng đầu tư toàn xã hội trên GDP so với chỉ số tăng trưởng của cả năm đó, lấy con số đơn giản để so và cách tính đơn giản nhất là tính như vậy.
Nếu chỉ số tăng trưởng bằng 0 như là một số nước thì chẳng nhẽ ICOR là vô cùng theo phương thức toán học, chỉ số tăng trưởng mà âm thì ICOR lại âm quá nhỏ theo phương thức toán học? Cho nên, chỉ số ICOR chỉ so sánh trong một thời gian dài, 5 năm, 10 năm hoặc cả một chu kỳ phát triển để so sánh và so sánh trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường thôi chứ không nên dùng nó để so sánh trong từng năm và so sánh trong điều kiện kinh tế diễn biến bất thường như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng so với nhiều nước, chỉ số ICOR của chúng ta cao hơn. Những đầu tư để sinh lợi làm ra GDP của năm 2009 không đáng kể. Chẳng hạn đầu tư nước ngoài, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư của dân cư và các khoản đầu tư khác thậm chí không tăng mà còn giảm đi. Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước năm 2009 cũng giảm hơn so với dự kiến kế hoạch.
Từ đó dẫn đến chỉ số ICOR năm nay cao hơn năm ngoái nhiều. Nhưng như tôi đã nói, cần phải tính toán tổng thể. Tuy nhiên cũng phải xem xét nghiêm túc về cơ cấu đầu tư của chúng ta có hợp lý không và để có quyết sách trong thời gian tới.
Việc xem xét nghiêm túc về cơ cấu đầu tư để có những quyết sách trong thời gian tới, thưa ông, phải chăng đó chính là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế?
Đúng là như vậy. Sau khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh hơn.
Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án cơ cấu lại nền kinh tế. Đề án tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị nội địa của từng sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tế. Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc. Coi việc tăng giá trị nội địa và xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc là phương hướng chủ yếu để nâng cao tiềm lực và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế...
Ngay từ tên gọi có nên dùng "cơ cấu lại nền kinh tế" hoặc là “tái cơ cấu” hay không cũng đang là vấn đề phải bàn. Vì như nhiều đại biểu Quốc hội có nói, không phải là từ trước đến nay do nền kinh tế của chúng ta chưa đúng mà chúng ta phải cơ cấu lại. Tái cơ cấu để nhìn nhận lại và hệ thống hóa lại nội dung này như thế nào trong điều kiện kinh tế hội nhập và trong điều kiện kinh tế thế giới có khủng hoảng, chúng ta có cơ sở vững chắc để đưa ra một quyết sách phát triển kinh tế phù hợp.
Thực tế thì vấn đề điều chỉnh cơ cấu chúng ta làm thường xuyên. Như ngay trong từng vùng, từng ngành, từng thành phố, từng lĩnh vực, chúng ta vẫn đang điều chỉnh, đang cơ cấu. Ví dụ như trước đây khi mới thu hút đầu tư nước ngoài Tp.HCM thu hút đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp da giày, công nghiệp may nhưng nay thành phố đã chuyển hướng thu hút chỉ đầu tư công nghệ cao....
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thừa nhận “chỉ số ICOR của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, nhưng phải xét nó dưới nhiều góc độ”.
Thưa Bộ trưởng, gói kích cầu với quy mô lên 145.000 tỷ, chiếm tương đương gần 10% GDP và khoảng 1/3 tổng thu ngân sách. Vào thời điểm bắt đầu thực hiện, có nhiều ý kiến nghi ngại về khả năng dung nạp của nền kinh tế, đến nay, sự nghi ngại này liệu có còn cơ sở không?
Như chúng ta đã biết, thực chất của gói kích cầu này bỏ ra, để thực hiện là chỉ có 1 tỷ USD tức là khoảng 18 ngàn tỷ để hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra, phần lớn là vốn của năm 2008 chuyển sang, ứng của năm 2010 đưa về, tạm hoãn khoản nợ... Không có gì phải nghi ngại về điều này. Khả năng dung nạp là thực hiện được và chúng ta đã thực hiện được.
Một số ý kiến băn khoăn là dường như hiệu quả của việc sử dụng các gói kích cầu này cho những dự án đầu tư, đặc biệt những gói đầu tư công, chưa hiệu quả nên chưa bảo đảm chất lượng tăng trưởng, dẫn đến chỉ số ICOR ngày càng cao. Xin cho biết quan điểm của Bộ trưởng?
Gói kích cầu được phân chia làm nhiều gói nhỏ. Tổng thể trong đó kích cầu rơi vào gói đầu tư công chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị gói kích cầu. Khi xem xét chỉ số ICOR của Việt Nam cho thấy, năm 2007 chỉ số này là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8.
Đúng là năm nay chỉ số ICOR của chúng ta cao. Hiện nay nền kinh tế chúng ta đang phát triển, nên chỉ số ICOR cao hơn chỉ số của các nước trong khu vực cũng là lẽ thường. Cùng đó, chỉ số ICOR này cũng cần phải được xem xét một cách đầy đủ.
Bởi vì, một điểm cần lưu ý là hiện nay, khi thực hiện kích cầu thì đang đầu tư nhiều cho vấn đề an sinh xã hội, đầu tư nhiều cho các cơ sở hạ tầng đều là những lĩnh vực chưa thể sinh ngay lợi nhuận, nhất là đầu tư cho an sinh xã hội thì không thể sinh ra lợi nhuận.
Mặt khác, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu như năm 2009 thì càng không lấy chỉ số ICOR để làm thước đo được. Vì ai cũng biết ICOR là tỷ lệ tổng đầu tư toàn xã hội trên GDP so với chỉ số tăng trưởng của cả năm đó, lấy con số đơn giản để so và cách tính đơn giản nhất là tính như vậy.
Nếu chỉ số tăng trưởng bằng 0 như là một số nước thì chẳng nhẽ ICOR là vô cùng theo phương thức toán học, chỉ số tăng trưởng mà âm thì ICOR lại âm quá nhỏ theo phương thức toán học? Cho nên, chỉ số ICOR chỉ so sánh trong một thời gian dài, 5 năm, 10 năm hoặc cả một chu kỳ phát triển để so sánh và so sánh trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường thôi chứ không nên dùng nó để so sánh trong từng năm và so sánh trong điều kiện kinh tế diễn biến bất thường như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng so với nhiều nước, chỉ số ICOR của chúng ta cao hơn. Những đầu tư để sinh lợi làm ra GDP của năm 2009 không đáng kể. Chẳng hạn đầu tư nước ngoài, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư của dân cư và các khoản đầu tư khác thậm chí không tăng mà còn giảm đi. Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước năm 2009 cũng giảm hơn so với dự kiến kế hoạch.
Từ đó dẫn đến chỉ số ICOR năm nay cao hơn năm ngoái nhiều. Nhưng như tôi đã nói, cần phải tính toán tổng thể. Tuy nhiên cũng phải xem xét nghiêm túc về cơ cấu đầu tư của chúng ta có hợp lý không và để có quyết sách trong thời gian tới.
Việc xem xét nghiêm túc về cơ cấu đầu tư để có những quyết sách trong thời gian tới, thưa ông, phải chăng đó chính là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế?
Đúng là như vậy. Sau khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh hơn.
Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án cơ cấu lại nền kinh tế. Đề án tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị nội địa của từng sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tế. Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc. Coi việc tăng giá trị nội địa và xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc là phương hướng chủ yếu để nâng cao tiềm lực và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế...
Ngay từ tên gọi có nên dùng "cơ cấu lại nền kinh tế" hoặc là “tái cơ cấu” hay không cũng đang là vấn đề phải bàn. Vì như nhiều đại biểu Quốc hội có nói, không phải là từ trước đến nay do nền kinh tế của chúng ta chưa đúng mà chúng ta phải cơ cấu lại. Tái cơ cấu để nhìn nhận lại và hệ thống hóa lại nội dung này như thế nào trong điều kiện kinh tế hội nhập và trong điều kiện kinh tế thế giới có khủng hoảng, chúng ta có cơ sở vững chắc để đưa ra một quyết sách phát triển kinh tế phù hợp.
Thực tế thì vấn đề điều chỉnh cơ cấu chúng ta làm thường xuyên. Như ngay trong từng vùng, từng ngành, từng thành phố, từng lĩnh vực, chúng ta vẫn đang điều chỉnh, đang cơ cấu. Ví dụ như trước đây khi mới thu hút đầu tư nước ngoài Tp.HCM thu hút đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp da giày, công nghiệp may nhưng nay thành phố đã chuyển hướng thu hút chỉ đầu tư công nghệ cao....