IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra những dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2009
Ngày 4/12, tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra những dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2009.
Mọi chỉ tiêu đều... giảm
Dự báo của IMF cho rằng tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 5% trong năm 2009, từ mức 6,25% trong năm 2008. Đồng thời, lạm phát chung sẽ giảm mạnh xuống một con số vào cuối năm 2009 nhờ vào việc giá hàng hóa giảm.
Tác động bên ngoài đến Việt Nam cũng được IMF nêu ra. Khi kinh tế các nước suy thoái mạnh hơn, đặc biệt là ở các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam và nơi có nguồn kiều hối lớn, thì tác động đến Việt Nam cũng mạnh hơn. Thêm vào đó, nguồn tài chính quốc tế thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp và các luồng vốn từ nước ngoài khác.
Theo ông Shogo Ichii, Trợ lý Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương của IMF, triển vọng kinh tế đã xấu đi nhiều trong những tháng gần đây. Theo dự báo mới nhất của IMF, GDP của toàn thế giới chỉ tăng khoảng 2,25% trong năm 2009, giảm 0,75% so với mức dự báo trước đó.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sẽ dẫn đến việc giảm giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu. Mặc dù điều này giúp giảm áp lực lạm phát, nhưng cũng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế xuất khẩu dựa nhiều sản phẩm sơ chế như Việt Nam”, ông Shogo Ichii nói.
IMF cũng cho rằng vấn đề có thể nghiêm trọng hơn trong ngắn hạn, khi nhà chức trách sẽ phải đồng thời đối phó với mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn và cả những yếu kém của khu vực ngân hàng lẫn khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
IMF cũng cho rằng mặc dù nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam và lượng chứng khoán trong tay các nhà đầu tư ngoại ở mức thấp sẽ có tác dụng bảo vệ ở mức nào đó, song sự sụt giảm lòng tin, nhất là từ các nhà đầu tư trong nước, sẽ tạo áp lực lên dự trữ ngoại hối và tỷ giá.
“Các hoạt động kinh tế chậm lại cũng sẽ làm tăng tính dễ tổn thương ở các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong nước”, ông Shogo Ichii nhận định.
Những “gợi ý” cho Chính phủ
Để đối phó với những thách thức của năm 2009, IMF cho rằng Việt Nam cần thận trọng khi đặt các mục tiêu kinh tế. “Các chỉ tiêu về tăng trưởng và đầu tư có thể cần được điều chỉnh trước những diễn biến tình hình mới”, ông Ichii nói.
Đối với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, IMF gợi ý cần phù hợp với các mục tiêu và lợi ích như: cân đối các rủi ro, bảo vệ thể chế, cải thiện chất lượng số liệu và thông tin, và thúc đẩy cải cách cơ cấu.
Thứ nhất, Chính phủ cần tiến hành một cách thận trọng việc nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để đạt được sự cân bằng thích hợp giữa tăng trưởng và những rủi ro bên ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thận trọng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Áp lực giảm giá VND gần đây là bằng chứng rõ ràng về việc các chính sách sẽ phải được cân bằng tinh tế. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá giao dịch gần đây rất đáng hoan nghênh và cần xem xét một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nữa khi điều kiện cho phép.
Về chính sách tài khóa, cần rút nguồn lực ra khỏi các dự án đầu tư kém hiệu quả để dành cho các nhu cầu về cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như hỗ trợ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Trong trường hợp triển vọng kinh tế xấu hơn dự đoán thì có thể cân nhắc đến việc tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội.
Thứ hai, phải đưa ra một khuôn khổ đối phó kịp thời với bất kỳ tổn thương nào của khu vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp.
Mặc dù những rủi ro trong hệ thống ngân hàng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu về tình trạng căng thẳng xuất phát từ chất lượng tài sản có đang xấu đi.
IMF cũng khuyến cáo nên giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp Nhà nước lớn để phát hiện và xử lý các vấn đề có thể mang lại rủi ro lớn cho ngân sách và hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần công khai, minh bạch hơn các số liệu liên quan đến dự trữ ngoại hối, thông tin hoạt động ngân hàng và liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nước.
Cũng liên quan đến vấn đề thông tin, IMF khuyến nghị Chính phủ nên công bố những sáng kiến chính sách một cách toàn diện hơn để tăng thêm lòng tin của các nhà đầu tư.
Cuối cùng, ngoài các giải pháp kinh tế vĩ mô ngắn hạn, IMF cũng đưa ra gợi ý dài hạn hơn cho Việt Nam với trọng tâm là cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực ngân hàng, vốn là những khu vực mà theo IMF, “đà cải cách đã chậm lại trong năm ngoái”.
Mọi chỉ tiêu đều... giảm
Dự báo của IMF cho rằng tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 5% trong năm 2009, từ mức 6,25% trong năm 2008. Đồng thời, lạm phát chung sẽ giảm mạnh xuống một con số vào cuối năm 2009 nhờ vào việc giá hàng hóa giảm.
Tác động bên ngoài đến Việt Nam cũng được IMF nêu ra. Khi kinh tế các nước suy thoái mạnh hơn, đặc biệt là ở các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam và nơi có nguồn kiều hối lớn, thì tác động đến Việt Nam cũng mạnh hơn. Thêm vào đó, nguồn tài chính quốc tế thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp và các luồng vốn từ nước ngoài khác.
Theo ông Shogo Ichii, Trợ lý Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương của IMF, triển vọng kinh tế đã xấu đi nhiều trong những tháng gần đây. Theo dự báo mới nhất của IMF, GDP của toàn thế giới chỉ tăng khoảng 2,25% trong năm 2009, giảm 0,75% so với mức dự báo trước đó.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sẽ dẫn đến việc giảm giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu. Mặc dù điều này giúp giảm áp lực lạm phát, nhưng cũng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế xuất khẩu dựa nhiều sản phẩm sơ chế như Việt Nam”, ông Shogo Ichii nói.
IMF cũng cho rằng vấn đề có thể nghiêm trọng hơn trong ngắn hạn, khi nhà chức trách sẽ phải đồng thời đối phó với mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn và cả những yếu kém của khu vực ngân hàng lẫn khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
IMF cũng cho rằng mặc dù nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam và lượng chứng khoán trong tay các nhà đầu tư ngoại ở mức thấp sẽ có tác dụng bảo vệ ở mức nào đó, song sự sụt giảm lòng tin, nhất là từ các nhà đầu tư trong nước, sẽ tạo áp lực lên dự trữ ngoại hối và tỷ giá.
“Các hoạt động kinh tế chậm lại cũng sẽ làm tăng tính dễ tổn thương ở các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong nước”, ông Shogo Ichii nhận định.
Những “gợi ý” cho Chính phủ
Để đối phó với những thách thức của năm 2009, IMF cho rằng Việt Nam cần thận trọng khi đặt các mục tiêu kinh tế. “Các chỉ tiêu về tăng trưởng và đầu tư có thể cần được điều chỉnh trước những diễn biến tình hình mới”, ông Ichii nói.
Đối với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, IMF gợi ý cần phù hợp với các mục tiêu và lợi ích như: cân đối các rủi ro, bảo vệ thể chế, cải thiện chất lượng số liệu và thông tin, và thúc đẩy cải cách cơ cấu.
Thứ nhất, Chính phủ cần tiến hành một cách thận trọng việc nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để đạt được sự cân bằng thích hợp giữa tăng trưởng và những rủi ro bên ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thận trọng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Áp lực giảm giá VND gần đây là bằng chứng rõ ràng về việc các chính sách sẽ phải được cân bằng tinh tế. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá giao dịch gần đây rất đáng hoan nghênh và cần xem xét một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nữa khi điều kiện cho phép.
Về chính sách tài khóa, cần rút nguồn lực ra khỏi các dự án đầu tư kém hiệu quả để dành cho các nhu cầu về cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như hỗ trợ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Trong trường hợp triển vọng kinh tế xấu hơn dự đoán thì có thể cân nhắc đến việc tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội.
Thứ hai, phải đưa ra một khuôn khổ đối phó kịp thời với bất kỳ tổn thương nào của khu vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp.
Mặc dù những rủi ro trong hệ thống ngân hàng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu về tình trạng căng thẳng xuất phát từ chất lượng tài sản có đang xấu đi.
IMF cũng khuyến cáo nên giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp Nhà nước lớn để phát hiện và xử lý các vấn đề có thể mang lại rủi ro lớn cho ngân sách và hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần công khai, minh bạch hơn các số liệu liên quan đến dự trữ ngoại hối, thông tin hoạt động ngân hàng và liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nước.
Cũng liên quan đến vấn đề thông tin, IMF khuyến nghị Chính phủ nên công bố những sáng kiến chính sách một cách toàn diện hơn để tăng thêm lòng tin của các nhà đầu tư.
Cuối cùng, ngoài các giải pháp kinh tế vĩ mô ngắn hạn, IMF cũng đưa ra gợi ý dài hạn hơn cho Việt Nam với trọng tâm là cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực ngân hàng, vốn là những khu vực mà theo IMF, “đà cải cách đã chậm lại trong năm ngoái”.