IMF hoàn tất chương trình bán vàng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố đã kết thúc chương trình bán vàng quy mô lớn của định chế này
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố đã kết thúc chương trình bán vàng quy mô lớn của định chế này. Việc IMF ngừng bán vàng ra có thể được xem là loại bỏ đi một yếu tố hiếm hoi cản trở sự tăng giá xa hơn của kim loại quý này trong thời gian tới.
Tờ Financial Times cho biết, trong một tuyên bố phát đi hôm 21/12 từ Washington, IMF cho hay, quỹ này đã bán xong số vàng 403,3 tấn, tương đương với 10% nhu cầu vàng hàng năm của thế giới. Một phần số vàng này được bán trực tiếp cho các ngân hàng trung ương, trong đó có một đợt bán khối lượng lớn cho Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, và một phần bán trên thị trường mở.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã mua 200 tấn vàng từ IMF, Sri Lanka mua 10 tấn, Bangladesh mua 10 tấn, Mauritius mua 2 tấn.
Giá vàng quốc tế hầu như không có nhiều thay đổi sau tuyên bố trên của IMF. Trong phiên giao dịch ngày 21/12 tại New York và sáng 22/12 tại châu Á, giá vàng vẫn xoay quanh ngưỡng 1.390 USD/oz.
Từ đầu năm 2010 tới thời điểm này, giá vàng quốc tế đã tăng 26,5%, đạt mức giá danh nghĩa cao nhất mọi thời đại 1.430,95 USD/oz trên thị trường giao sau hồi đầu tháng 12. Tuy nhiên, nếu tính cả yếu tố lạm phát, giá vàng hiện vẫn “thua xa” mức kỷ lục thiết lập vào năm 1980. Giá vàng khi đó quy đổi theo tỷ giá ngày nay tương đương với 2.300 USD/oz.
Lượng vàng mà IMF bán ra trong chương trình vừa kết thúc, tương đương với khoảng 1/8 tổng dự trữ vàng của định chế này. Đợt bán này kết thúc sớm hơn so với dự kiến ban đầu, chủ yếu do IMF thúc đẩy tốc độ bán ra ở thời điểm giá vàng cao kỷ lục.
Việc IMF hoàn tất chương trình đồng nghĩa với việc, trừ phi một ngân hàng trung ương châu Âu nào đó bất ngờ mạnh tay bán vàng trong năm 2011, các chính phủ và các định chế tài chính sẽ là đối tượng mua ròng vàng năm thứ hai liên tục trong năm sau.
Hãng tư vấn thị trường kim loại quý GFMS có trụ sở tại London ước tính, năm 2010 là năm đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ qua, các chính phủ và định chế tài chính đã mua ròng vàng bất chấp hoạt động bán vàng của IMF.
Theo số liệu của GFMS, năm nay, các ngân hàng trung ương mua ròng khoảng 15 tấn vàng. Trong đó, mua nhiều nhất là các ngân hàng trung ương Nga và thuộc khu vực châu Á. Tại châu Âu, các ngân hàng châu Âu giảm mạnh lượng vàng bán ra.
Sự chuyển biến này đánh dấu một bước ngoặt lớn sau những đợt bán vàng ồ ạt của các ngân hàng trung ương ở châu Âu trong suốt 10 năm qua - khoảng thời gian mà vàng bị xem là một tài sản kém hấp dẫn. Các định chế tài chính trong thời gian đó cũng bán vàng để mua trái phiếu kho bạc nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn.
Tờ Financial Times cho biết, trong một tuyên bố phát đi hôm 21/12 từ Washington, IMF cho hay, quỹ này đã bán xong số vàng 403,3 tấn, tương đương với 10% nhu cầu vàng hàng năm của thế giới. Một phần số vàng này được bán trực tiếp cho các ngân hàng trung ương, trong đó có một đợt bán khối lượng lớn cho Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, và một phần bán trên thị trường mở.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã mua 200 tấn vàng từ IMF, Sri Lanka mua 10 tấn, Bangladesh mua 10 tấn, Mauritius mua 2 tấn.
Giá vàng quốc tế hầu như không có nhiều thay đổi sau tuyên bố trên của IMF. Trong phiên giao dịch ngày 21/12 tại New York và sáng 22/12 tại châu Á, giá vàng vẫn xoay quanh ngưỡng 1.390 USD/oz.
Từ đầu năm 2010 tới thời điểm này, giá vàng quốc tế đã tăng 26,5%, đạt mức giá danh nghĩa cao nhất mọi thời đại 1.430,95 USD/oz trên thị trường giao sau hồi đầu tháng 12. Tuy nhiên, nếu tính cả yếu tố lạm phát, giá vàng hiện vẫn “thua xa” mức kỷ lục thiết lập vào năm 1980. Giá vàng khi đó quy đổi theo tỷ giá ngày nay tương đương với 2.300 USD/oz.
Lượng vàng mà IMF bán ra trong chương trình vừa kết thúc, tương đương với khoảng 1/8 tổng dự trữ vàng của định chế này. Đợt bán này kết thúc sớm hơn so với dự kiến ban đầu, chủ yếu do IMF thúc đẩy tốc độ bán ra ở thời điểm giá vàng cao kỷ lục.
Việc IMF hoàn tất chương trình đồng nghĩa với việc, trừ phi một ngân hàng trung ương châu Âu nào đó bất ngờ mạnh tay bán vàng trong năm 2011, các chính phủ và các định chế tài chính sẽ là đối tượng mua ròng vàng năm thứ hai liên tục trong năm sau.
Hãng tư vấn thị trường kim loại quý GFMS có trụ sở tại London ước tính, năm 2010 là năm đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ qua, các chính phủ và định chế tài chính đã mua ròng vàng bất chấp hoạt động bán vàng của IMF.
Theo số liệu của GFMS, năm nay, các ngân hàng trung ương mua ròng khoảng 15 tấn vàng. Trong đó, mua nhiều nhất là các ngân hàng trung ương Nga và thuộc khu vực châu Á. Tại châu Âu, các ngân hàng châu Âu giảm mạnh lượng vàng bán ra.
Sự chuyển biến này đánh dấu một bước ngoặt lớn sau những đợt bán vàng ồ ạt của các ngân hàng trung ương ở châu Âu trong suốt 10 năm qua - khoảng thời gian mà vàng bị xem là một tài sản kém hấp dẫn. Các định chế tài chính trong thời gian đó cũng bán vàng để mua trái phiếu kho bạc nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn.