IMF sắp nâng triển vọng kinh tế toàn cầu
Trong vòng khoảng 3 tuần trở lại đây, các thống kê cho thấy nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rất tích cực
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang có kế hoạch nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lạc quan gia tăng về tương lai của nền kinh tế thế giới.
Theo tin từ hãng thông tấn AFP, Giám đốc điều hành (IMF), bà Christine Lagarde, cho hay, IMF sẽ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng không nêu rõ lý do dẫn tới động thái này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cơ sở cho việc IMF điều chỉnh triển vọng kinh tế thế giới là vì trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong vòng khoảng 3 tuần trở lại đây, các thống kê cho thấy nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rất tích cực.
“Chúng tôi sẽ điều chỉnh tăng các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, bà Lagarde phát biểu trước các nhà báo trong một buổi họp báo diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya ngày 7/1, nơi bà vừa kết thúc một chuyến thăm kéo dài hai ngày.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất ra hồi tháng 10/2013, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, nói rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn đang yếu ớt. Trong báo cáo đó, IMF dự báo, kinh tế thế giới tăng trưởng 2,9% trong năm 2013 và 3,6% trong năm 2014. Các mức dự báo này giảm tương ứng 0,3 và 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo được IMF đưa ra hồi tháng 7.
Tiếp đó, vào tháng 11, IMF đánh giá rằng, các nền kinh tế mới nổi vẫn là lực lượng đóng góp chính cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng đã giảm sút động lực tăng trưởng mạnh hơn dự báo. Trong khi đó, theo nhận định của IMF, các nền kinh tế phát triển, nhất là Mỹ, đang cho thấy những tín hiệu khởi sắc.
Tuy vậy, gần đây, sự lạc quan vào nền kinh tế toàn cầu đã gia tăng trở lại, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3 được cho là có ảnh hưởng nhất định tới các nền kinh tế mới nổi thông qua việc làm giảm các dòng vốn chảy vào các nền kinh tế này. Thậm chí, nhiều người xem việc cắt giảm QE3 như một bằng chứng về sự tin tưởng vào khả năng hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các thống kê kinh tế mới nhất của Mỹ đều cho thấy sự khả quan. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 11/2013 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm là gần 34,3 tỷ USD nhờ xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 194,9 tỷ USD và giá dầu thô giảm kéo kim ngạch nhập khẩu đi xuống còn 229,1 tỷ USD.
Theo tin từ hãng thông tấn AFP, Giám đốc điều hành (IMF), bà Christine Lagarde, cho hay, IMF sẽ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng không nêu rõ lý do dẫn tới động thái này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cơ sở cho việc IMF điều chỉnh triển vọng kinh tế thế giới là vì trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong vòng khoảng 3 tuần trở lại đây, các thống kê cho thấy nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rất tích cực.
“Chúng tôi sẽ điều chỉnh tăng các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, bà Lagarde phát biểu trước các nhà báo trong một buổi họp báo diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya ngày 7/1, nơi bà vừa kết thúc một chuyến thăm kéo dài hai ngày.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất ra hồi tháng 10/2013, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, nói rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn đang yếu ớt. Trong báo cáo đó, IMF dự báo, kinh tế thế giới tăng trưởng 2,9% trong năm 2013 và 3,6% trong năm 2014. Các mức dự báo này giảm tương ứng 0,3 và 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo được IMF đưa ra hồi tháng 7.
Tiếp đó, vào tháng 11, IMF đánh giá rằng, các nền kinh tế mới nổi vẫn là lực lượng đóng góp chính cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng đã giảm sút động lực tăng trưởng mạnh hơn dự báo. Trong khi đó, theo nhận định của IMF, các nền kinh tế phát triển, nhất là Mỹ, đang cho thấy những tín hiệu khởi sắc.
Tuy vậy, gần đây, sự lạc quan vào nền kinh tế toàn cầu đã gia tăng trở lại, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3 được cho là có ảnh hưởng nhất định tới các nền kinh tế mới nổi thông qua việc làm giảm các dòng vốn chảy vào các nền kinh tế này. Thậm chí, nhiều người xem việc cắt giảm QE3 như một bằng chứng về sự tin tưởng vào khả năng hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các thống kê kinh tế mới nhất của Mỹ đều cho thấy sự khả quan. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 11/2013 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm là gần 34,3 tỷ USD nhờ xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 194,9 tỷ USD và giá dầu thô giảm kéo kim ngạch nhập khẩu đi xuống còn 229,1 tỷ USD.