Indonesia tìm thấy đuôi máy bay AirAsia
Các nhà tìm kiếm xác nhận đã nhìn thấy bằng mắt phần đuôi của chiếc máy bay Airbus A320-200 dưới đáy biển
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, Indonesia hôm nay (7/1) tuyên bố đã xác định được vị trí của phần đuôi chiếc máy bay gặp nạn thuộc hãng AirAsia.
Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia, ông Bambang Soelistyo cho hay, các nhà tìm kiếm xác nhận đã nhìn thấy bằng mắt phần đuôi của chiếc máy bay Airbus A320-200 dưới đáy biển.
Theo ông Soelistyo, các thợ lặn tham gia cuộc tìm kiếm đã chụp ảnh mảnh vỡ này và chuẩn bị kiểm tra mảnh vỡ kỹ càng hơn. “Tôi có thể xác nhận đây là một phần của đuôi chiếc máy bay”, ông Soelistyo nói.
Tuy vậy, vị quan chức này từ chối cho biết liệu các nhà tìm kiếm đã dò được tín hiệu “ping” phát ra từ họp đen của chiếc máy bay và các thiết bị ghi âm buồng lái hay chưa. Hộp đen và các thiết bị ghi âm này được lắp đặt ở phần đuôi của tất cả mọi máy bay, nhưng trong một số vụ rơi máy bay trước đây, chúng đã bị rời khỏi cấu trúc xung quanh và được phát hiện trong tình trạng nằm riêng rẽ khỏi các mảnh vỡ khác.
Trong trường hợp chuyến bay 447 của hãng AirFrance bị rơi khi đang trên đường tới Paris từ Rio de Janeiro vào tháng 6/2009, các nhà tìm kiếm đã phát hiện được bộ nhớ trong thiết bị ghi dữ liệu trên chuyến bay trong tình trạng tách rời khỏi phần bảo vệ xung quanh và nằm dưới đáy biển ở độ sâu gần 4.000 mét.
Nếu các thiết bị ghi dữ liệu của chuyến bay xấu số QZ8501 của AirAsia được tìm thấy còn nguyên vẹn và dữ liệu được tải xuống thành công, câu trả lời ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn có thể được đưa ra trong một vài ngày tới. Các nhà điều tra sẽ có thể đưa ra được chi tiết những gì tổ lái đã làm và hệ thống của chiếc máy bay đã hoạt động ra sao trước khi tai nạn xảy ra.
Các nhà điều tra cũng sẽ kết nối các cuộc đàm thoại trong khoang lái và các âm thanh với hàng loạt thông số quan trọng được các thiết bị ghi lại, bao gồm tốc độ, độ cao, cài đặt động cơ, và các lệnh của phi công.
Cuộc tìm kiếm các nạn nhân của chuyến bay QZ8501 vẫn đang tiếp diễn. Ông Soelistyo cho hay, hôm nay, các nhà tìm kiếm đã phát hiện được thêm thi thể nạn nhân, nâng tổng số thi thể đã được trục vớt lên con số 40.
Chuyến bay QZ8501 trên chiếc Airbus A320-200 bị rơi hôm 28/12 với 162 người trên máy bay. Giới chức Indonesia nói rằng, mỗi ngày qua, việc tìm kiếm các nạn nhân càng trở nên khó khăn hơn. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, thi thể sẽ chìm trong vòng 10-14 ngày sau khi rơi xuống nước.
Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia, ông Sunu Widyatmoko nói, gia đình các nạn nhân sẽ nhận được khoản tiền bồi thường 100.000 USD cho mỗi hành khách trên chuyến bay QZ8501.
Số tiền bồi thường này phù hợp với quy định luật pháp của Indonesia và theo đúng yêu cầu mà Chính phủ nước này đưa ra. Đến nay, một số gia đình nạn nhân đã nhận được số tiền bồi thường đợt đầu 24.000 USD.
Các nhà điều tra và chuyên gia an toàn hàng không cho rằng, còn quá sớm để xác định nguyên nhân thực sự dẫn tới vụ tai nạn. Tuy vậy, cơ quan dự báo thời tiết Indonesia nói, hiện tương đóng băng có thể là nguyên nhân khiến QZ8501 rơi xuống biển Java.
Chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar mà không có một cuộc gọi khẩn cấp nào khi đang bay gần những đám mây bão khổng lồ bên trên vùng biển này.
Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia, ông Bambang Soelistyo cho hay, các nhà tìm kiếm xác nhận đã nhìn thấy bằng mắt phần đuôi của chiếc máy bay Airbus A320-200 dưới đáy biển.
Theo ông Soelistyo, các thợ lặn tham gia cuộc tìm kiếm đã chụp ảnh mảnh vỡ này và chuẩn bị kiểm tra mảnh vỡ kỹ càng hơn. “Tôi có thể xác nhận đây là một phần của đuôi chiếc máy bay”, ông Soelistyo nói.
Tuy vậy, vị quan chức này từ chối cho biết liệu các nhà tìm kiếm đã dò được tín hiệu “ping” phát ra từ họp đen của chiếc máy bay và các thiết bị ghi âm buồng lái hay chưa. Hộp đen và các thiết bị ghi âm này được lắp đặt ở phần đuôi của tất cả mọi máy bay, nhưng trong một số vụ rơi máy bay trước đây, chúng đã bị rời khỏi cấu trúc xung quanh và được phát hiện trong tình trạng nằm riêng rẽ khỏi các mảnh vỡ khác.
Trong trường hợp chuyến bay 447 của hãng AirFrance bị rơi khi đang trên đường tới Paris từ Rio de Janeiro vào tháng 6/2009, các nhà tìm kiếm đã phát hiện được bộ nhớ trong thiết bị ghi dữ liệu trên chuyến bay trong tình trạng tách rời khỏi phần bảo vệ xung quanh và nằm dưới đáy biển ở độ sâu gần 4.000 mét.
Nếu các thiết bị ghi dữ liệu của chuyến bay xấu số QZ8501 của AirAsia được tìm thấy còn nguyên vẹn và dữ liệu được tải xuống thành công, câu trả lời ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn có thể được đưa ra trong một vài ngày tới. Các nhà điều tra sẽ có thể đưa ra được chi tiết những gì tổ lái đã làm và hệ thống của chiếc máy bay đã hoạt động ra sao trước khi tai nạn xảy ra.
Các nhà điều tra cũng sẽ kết nối các cuộc đàm thoại trong khoang lái và các âm thanh với hàng loạt thông số quan trọng được các thiết bị ghi lại, bao gồm tốc độ, độ cao, cài đặt động cơ, và các lệnh của phi công.
Cuộc tìm kiếm các nạn nhân của chuyến bay QZ8501 vẫn đang tiếp diễn. Ông Soelistyo cho hay, hôm nay, các nhà tìm kiếm đã phát hiện được thêm thi thể nạn nhân, nâng tổng số thi thể đã được trục vớt lên con số 40.
Chuyến bay QZ8501 trên chiếc Airbus A320-200 bị rơi hôm 28/12 với 162 người trên máy bay. Giới chức Indonesia nói rằng, mỗi ngày qua, việc tìm kiếm các nạn nhân càng trở nên khó khăn hơn. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, thi thể sẽ chìm trong vòng 10-14 ngày sau khi rơi xuống nước.
Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia, ông Sunu Widyatmoko nói, gia đình các nạn nhân sẽ nhận được khoản tiền bồi thường 100.000 USD cho mỗi hành khách trên chuyến bay QZ8501.
Số tiền bồi thường này phù hợp với quy định luật pháp của Indonesia và theo đúng yêu cầu mà Chính phủ nước này đưa ra. Đến nay, một số gia đình nạn nhân đã nhận được số tiền bồi thường đợt đầu 24.000 USD.
Các nhà điều tra và chuyên gia an toàn hàng không cho rằng, còn quá sớm để xác định nguyên nhân thực sự dẫn tới vụ tai nạn. Tuy vậy, cơ quan dự báo thời tiết Indonesia nói, hiện tương đóng băng có thể là nguyên nhân khiến QZ8501 rơi xuống biển Java.
Chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar mà không có một cuộc gọi khẩn cấp nào khi đang bay gần những đám mây bão khổng lồ bên trên vùng biển này.