Indonesia phát hiện mảnh vỡ thứ 5 của máy bay AirAsia
Vật thể được cho là mảnh vỡ thứ năm của chuyến bay này mà các nhà tìm kiếm Indonesia phát hiện hôm qua có chiều dài gần 10 mét
Hôm qua (4/1), Indonesia đã đưa thợ lặn xuống biển để tìm kiếm mảnh vỡ chuyến bay 8501 của hãng AirAsia, nhưng thời tiết xấu đã cản trở quá trình tìm kiếm. Tuy vậy, hình ảnh do thiết bị định vị bằng siêu âm cung cấp đã cho thấy một vật thể có thể là mảnh vỡ thứ năm của chiếc máy bay xấu số.
Tính đến hôm qua, đã 1 tuần trôi qua kể từ khi chiếc Airbus A320 mang theo 152 người rơi xuống biển Java. Vật thể được cho là mảnh vỡ thứ năm của chuyến bay này mà các nhà tìm kiếm Indonesia phát hiện hôm qua có chiều dài gần 10 mét.
Trước đó, vào hôm thứ Bảy, Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia nói đã phát hiện được 4 mảnh vỡ chính của chiếc máy bay, trong đó mảnh vỡ lớn nhất có chiều dài 18 mét. Tất cả các mảnh vỡ này đều nằm dưới đáy biển. Cho tới hôm qua, các thợ lặn tham gia cuộc tìm kiếm đều chưa chạm được tới các mảnh vỡ.
Do điều kiện thời tiết xấu và sóng lớn, các nhà tìm kiếm không thể triển khai được thiết bị điều khiển từ xa tại khu vực máy bay rơi - ông Bambang Soelistyo, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cho biết hôm qua.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đến tối qua, đã có tổng số 34 thi thể trong vụ rơi máy bay được trục vớt và đưa về Surabaya, thành phố cảng thuộc đảo Java nơi chuyến bay xuất phát.
Ông Soelistyo cho biết, theo dự báo, tình hình thời tiết hôm nay (5/12) có thể khả quan hơn và các nỗ lực tìm kiếm có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia dự kiến sẽ tiếp tục ưu tiên việc đưa thợ lặn tới khu vực phát hiện mảnh vỡ và 5 tàu tìm kiếm sẽ tiếp tục đi tìm hộp đen của chuyến bay.
Chuyến bay QZ8501 mất liên lạc với kiểm soát không lưu vào buổi sáng ngày 28/12 sau chưa đầy 1 giờ cất cánh tới Singapore từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia. Chuyến bay không thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp nào trước khi biến mất khỏi màn hình radar tại khu vực có những đám mây bão lớn phía trên biển Java. Trong số các giả thiết được đưa ra về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn, các chuyên gia nghiêng về khả năng xảy ra hiện tượng đóng băng ở động cơ máy bay do điều kiện thời tiết.
Đến nay, khu vực tìm kiếm chuyến bay xấu số đã được mở rộng ra 20.700 hải lý, trong đó vùng trung tâm là một khu vực rộng 160 km về phía Tây Nam của Borneo.
Giới chức Indonesia hôm qua cho biết, AirAsia không được phép bay tuyến Surabaya-Singapore vào hôm 28/12. Theo giấy phép hiện tại, AirAsia chỉ được bay tuyến này vào các ngày thứ Hai, Ba, Năm và Bảy mỗi tuần. Tất cả các chuyến bay của hãng từ Surabaya tới Singapore hiện đã bị đình chỉ.
“Thật lòng mà nói, chúng tôi phát hiện điều này hơi muộn”, ông Djoko Murjatdojo, quyền Tổng giám đốc Cục Hàng không thuộc Bộ Giao thông-Vận tải Indonesia, nói.
Đêm qua, AirAsia lại gây chú ý khi một trong những chiếc máy bay của hãng chuẩn bị cất cánh từ Surabaya để bay tới Bandung gặp sự cố về điện, buộc hành khách phải ra khỏi máy bay trong lúc hệ thống được kiểm tra. Sau đó, chiếc máy bay đã cất cánh, nhưng chỉ có 101 trong số 161 hành khách ban đầu quyết định tiếp tục bay.
Tính đến hôm qua, đã 1 tuần trôi qua kể từ khi chiếc Airbus A320 mang theo 152 người rơi xuống biển Java. Vật thể được cho là mảnh vỡ thứ năm của chuyến bay này mà các nhà tìm kiếm Indonesia phát hiện hôm qua có chiều dài gần 10 mét.
Trước đó, vào hôm thứ Bảy, Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia nói đã phát hiện được 4 mảnh vỡ chính của chiếc máy bay, trong đó mảnh vỡ lớn nhất có chiều dài 18 mét. Tất cả các mảnh vỡ này đều nằm dưới đáy biển. Cho tới hôm qua, các thợ lặn tham gia cuộc tìm kiếm đều chưa chạm được tới các mảnh vỡ.
Do điều kiện thời tiết xấu và sóng lớn, các nhà tìm kiếm không thể triển khai được thiết bị điều khiển từ xa tại khu vực máy bay rơi - ông Bambang Soelistyo, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cho biết hôm qua.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đến tối qua, đã có tổng số 34 thi thể trong vụ rơi máy bay được trục vớt và đưa về Surabaya, thành phố cảng thuộc đảo Java nơi chuyến bay xuất phát.
Ông Soelistyo cho biết, theo dự báo, tình hình thời tiết hôm nay (5/12) có thể khả quan hơn và các nỗ lực tìm kiếm có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia dự kiến sẽ tiếp tục ưu tiên việc đưa thợ lặn tới khu vực phát hiện mảnh vỡ và 5 tàu tìm kiếm sẽ tiếp tục đi tìm hộp đen của chuyến bay.
Chuyến bay QZ8501 mất liên lạc với kiểm soát không lưu vào buổi sáng ngày 28/12 sau chưa đầy 1 giờ cất cánh tới Singapore từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia. Chuyến bay không thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp nào trước khi biến mất khỏi màn hình radar tại khu vực có những đám mây bão lớn phía trên biển Java. Trong số các giả thiết được đưa ra về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn, các chuyên gia nghiêng về khả năng xảy ra hiện tượng đóng băng ở động cơ máy bay do điều kiện thời tiết.
Đến nay, khu vực tìm kiếm chuyến bay xấu số đã được mở rộng ra 20.700 hải lý, trong đó vùng trung tâm là một khu vực rộng 160 km về phía Tây Nam của Borneo.
Giới chức Indonesia hôm qua cho biết, AirAsia không được phép bay tuyến Surabaya-Singapore vào hôm 28/12. Theo giấy phép hiện tại, AirAsia chỉ được bay tuyến này vào các ngày thứ Hai, Ba, Năm và Bảy mỗi tuần. Tất cả các chuyến bay của hãng từ Surabaya tới Singapore hiện đã bị đình chỉ.
“Thật lòng mà nói, chúng tôi phát hiện điều này hơi muộn”, ông Djoko Murjatdojo, quyền Tổng giám đốc Cục Hàng không thuộc Bộ Giao thông-Vận tải Indonesia, nói.
Đêm qua, AirAsia lại gây chú ý khi một trong những chiếc máy bay của hãng chuẩn bị cất cánh từ Surabaya để bay tới Bandung gặp sự cố về điện, buộc hành khách phải ra khỏi máy bay trong lúc hệ thống được kiểm tra. Sau đó, chiếc máy bay đã cất cánh, nhưng chỉ có 101 trong số 161 hành khách ban đầu quyết định tiếp tục bay.