IS tuyên bố “báo thù” Thổ Nhĩ Kỳ bằng vụ khủng bố đêm giao thừa
Những người thiệt mạng trong vụ tấn công ở Istanbul là công dân của 14 quốc gia
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ xả súng đêm giao thừa nhằm vào một hộp đêm đông đúc ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khiến 39 người thiệt mạng. Cảnh sát hiện vẫn chưa bắt được tay súng duy nhất gây ra vụ tấn công.
Theo tin từ Reuters, trong một tuyên bố ra ngày 2/1, IS nói vụ tấn công vào hộp đêm Reina là một cuộc báo thù đối với việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dính líu vào cuộc nội chiến ở Syria.
“Chính phủ bội tín của Thổ Nhĩ Kỳ nên biết rằng với sự cho phép của Thượng đế, máu của người Hồi giáo đổ xuống vì các cuộc không kích vào pháo kích sẽ châm lửa trên đất của chính bọn chúng”, tuyên bố của IS có đoạn viết.
Trong một cuộc họp báo cùng ngày ở Ankara, phát ngôn viên Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus không đề cập đến tuyên bố của IS, nhưng nói rằng hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã khiến các tổ chức khủng bố “khó chịu”.
“Vụ tấn công là một thông điệp cảnh báo các chiến dịch kiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài biên giới”, ông Kurtulmus nói.
Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là một thành viên của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Tháng 8 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc tấn công sang nước láng giềng Syria nhằm đẩy lùi các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan dòng Sunni và người Kurd khỏi các khu vực giáp ranh giữa biên giới hai nước.
Trong vòng 18 tháng qua, IS bị cho là đã tiến hành ít nhất 6 vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên IS trực tiếp nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công nhằm vào nước này.
Khoảng 600 người được cho là đã có mặt trong hộp đêm Reina vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Kẻ tấn công đã dùng một súng trường tự động nhả đạn liên tiếp vào đám đông. Nhân chứng nói tên này đã hô khẩu hiệu “Allahu Akbar” (“Thượng đế vĩ đại”).
Vụ tấn công xảy ra 5 tháng sau cuộc đảo chính quân sự khiến hơn 240 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin CNN nói ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng sau vụ tấn công. Mới vào năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách các điểm đến hút khách du lịch nhất thế giới, đón khoảng 40 triệu du khách quốc tế mỗi năm.
Tuy nhiên, với vụ đảo chính năm 2016 và các vụ tấn công liên tiếp xảy ra, lượng du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm mạnh. Theo dữ liệu của ForwardKeys, số du khách vào Thổ Nhĩ Kỳ qua đường hàng không đã giảm 21 % trong năm 2016. Ngay từ trước vụ tấn công mới nhất, số du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ qua đường hàng không đã được dự báo sẽ giảm 22% trong những tháng đầu năm 2017.
Ngành du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ và tạo hơn 2 triệu việc làm, chiếm 8% tổng số việc làm ở nước này - theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới. Phần lớn du khách nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ đến từ Đức, Nga, và Anh, theo dữ liệu của Euromonitor.
Những người thiệt mạng trong vụ tấn công đêm giao thừa ở Istanbul là công dân của 14 quốc gia, bao gồm Canada, Nga, và Ấn Độ.
Theo tin từ Reuters, trong một tuyên bố ra ngày 2/1, IS nói vụ tấn công vào hộp đêm Reina là một cuộc báo thù đối với việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dính líu vào cuộc nội chiến ở Syria.
“Chính phủ bội tín của Thổ Nhĩ Kỳ nên biết rằng với sự cho phép của Thượng đế, máu của người Hồi giáo đổ xuống vì các cuộc không kích vào pháo kích sẽ châm lửa trên đất của chính bọn chúng”, tuyên bố của IS có đoạn viết.
Trong một cuộc họp báo cùng ngày ở Ankara, phát ngôn viên Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus không đề cập đến tuyên bố của IS, nhưng nói rằng hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã khiến các tổ chức khủng bố “khó chịu”.
“Vụ tấn công là một thông điệp cảnh báo các chiến dịch kiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài biên giới”, ông Kurtulmus nói.
Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là một thành viên của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Tháng 8 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc tấn công sang nước láng giềng Syria nhằm đẩy lùi các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan dòng Sunni và người Kurd khỏi các khu vực giáp ranh giữa biên giới hai nước.
Trong vòng 18 tháng qua, IS bị cho là đã tiến hành ít nhất 6 vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên IS trực tiếp nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công nhằm vào nước này.
Khoảng 600 người được cho là đã có mặt trong hộp đêm Reina vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Kẻ tấn công đã dùng một súng trường tự động nhả đạn liên tiếp vào đám đông. Nhân chứng nói tên này đã hô khẩu hiệu “Allahu Akbar” (“Thượng đế vĩ đại”).
Vụ tấn công xảy ra 5 tháng sau cuộc đảo chính quân sự khiến hơn 240 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin CNN nói ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng sau vụ tấn công. Mới vào năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách các điểm đến hút khách du lịch nhất thế giới, đón khoảng 40 triệu du khách quốc tế mỗi năm.
Tuy nhiên, với vụ đảo chính năm 2016 và các vụ tấn công liên tiếp xảy ra, lượng du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm mạnh. Theo dữ liệu của ForwardKeys, số du khách vào Thổ Nhĩ Kỳ qua đường hàng không đã giảm 21 % trong năm 2016. Ngay từ trước vụ tấn công mới nhất, số du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ qua đường hàng không đã được dự báo sẽ giảm 22% trong những tháng đầu năm 2017.
Ngành du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ và tạo hơn 2 triệu việc làm, chiếm 8% tổng số việc làm ở nước này - theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới. Phần lớn du khách nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ đến từ Đức, Nga, và Anh, theo dữ liệu của Euromonitor.
Những người thiệt mạng trong vụ tấn công đêm giao thừa ở Istanbul là công dân của 14 quốc gia, bao gồm Canada, Nga, và Ấn Độ.