Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thoát thân thế nào trong đảo chính?
Hai chiến đấu cơ của lực lượng đảo chính, vì lý do nào đó, đã “bỏ qua” cho ông Erdogan
Vào lúc đỉnh điểm của nỗ lực đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, chiếc chuyên cơ chở ông Erdogan đã nằm ngay trong tầm bắn của hai chiếc F-16 thuộc lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, hai chiến đấu cơ của lực lượng đảo chính, vì lý do nào đó, đã “bỏ qua” cho ông Erdogan.
Vào đêm ngày thứ Sáu, ông Erdogan đã tức tốc bay về Istanbul từ khu nghỉ dưỡng Marmaris bên bờ biển sau khi nghe tin có binh biến xảy ra. Chuyến trở về của nhà lãnh đạo diễn ra khi quân đảo chính đã phong tỏa một cây cầu bắc qua eo biển Bosphorus, tìm cách chiến sân bay chính ở Istanbul, đồng thời điều xe tăng tới nhà Quốc hội ở thủ đô Ankara.
“Ít nhất hai chiếc F-16 đã quấy rối chuyên cơ của ông Erdogan khi chuyên cơ đang bay về Istanbul. Họ đã khóa radar vào chuyên cơ của ông Erdogan và hai chiếc F-16 khác đi theo bảo vệ ông ấy”, một cựu sỹ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ biết chuyện nói với phóng viên Reuters.
“Lý do vì sao họ không bắn là một bí ẩn”, nguồn tin nói.
Nếu cuộc binh biến thành công và ông Erdogan, người lãnh đạo đất nước 80 triệu dân từ năm 2003, bị lật đổ, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ rơi vào vòng xoáy xung đột và đánh dấu một trong những thay đổi mạnh nhất ở khu vực Trung Đông trong nhiều năm trở lại đây, sau khi phong trào Mùa xuân Arab bùng lên cách đây 5 năm đẩy nước láng giềng ở phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là Syria chìm sâu vào nội chiến.
Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận với Reuters về việc chuyên cơ của ông Erdogan đã bị quấy rối trong khi bay về Istanbul bởi hai chiếc F-16 nằm dưới sự chỉ huy của lực lượng đảo chính, nhưng cuối cùng ông Erdogan đã trở về an toàn.
Trong thời gian diễn ra cuộc đảo chính bất thành, ông Erdogan nói lực lượng nổi dậy đã tìm cách tấn công ông ở khu nghỉ dưỡng Marmaris và đã đánh bom ở những nơi mà ông vừa rời khỏi trước đó. Một quan chức cấp cao khác của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ông Erdogan đã “thoát chết trong gang tấc”.
Theo kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 25 binh sỹ và máy bay trực thăng đã đáp xuống một khách sạn ở Marmaris và xả súng ngay sau khi ông Erdogan vừa đi khỏi. Cuộc đột kích bằng trực thăng này rõ ràng là một nỗ lực nhằm bắt giữ hoặc ám sát ông.
Nguồn tin là quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay tại Istanbul, Thủ tướng Binali Yildirim cũng là mục tiêu của lực lượng đảo chính và cũng may mắn thoát được. Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là Hulusi Akar đã bị giữ làm con tin tại một căn cứ trong lúc binh biến, nhưng cuối cùng đã được cứu.
Hơn 290 người đã thiệt mạng trong vụ đảo chính bất thành, trong đó có 104 người thuộc phe đảo chính, còn lại chủ yếu là dân thường và cảnh sát.
Giới chức ở Ankara nói rằng ông Akin Ozturk, người đứng đầu lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm 2015 và là một thành viên của Hội đồng Quân sự Tối cao nước này, là một trong những kẻ chủ mưu đảo chính. Ông Ozturk đã bị bắt giữ cùng khoảng 6.000 nghi phạm đảo chính khác.
Kẻ chủ mưu thứ hai được cho là Muharrem Kose, một cựu cố vấn pháp lý cho tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Kose được cho là một nhân vật ủng hộ giáo sỹ Fethullah Gluen, người đang sống lưu vong ở Mỹ và bị ông Erdogan cáo buộc là giật dây đảo chính. Hiện Kose vẫn đang lẩn trốn.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Erdgoan, một người có gốc gác từ chính trị Hồi giáo, với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vốn không được tốt đẹp từ lâu. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã 3 lần thực hiện đảo chính và buộc một chính phủ Hồi giáo thứ tư phải từ bỏ quyền lực.
Vào đêm ngày thứ Sáu, ông Erdogan đã tức tốc bay về Istanbul từ khu nghỉ dưỡng Marmaris bên bờ biển sau khi nghe tin có binh biến xảy ra. Chuyến trở về của nhà lãnh đạo diễn ra khi quân đảo chính đã phong tỏa một cây cầu bắc qua eo biển Bosphorus, tìm cách chiến sân bay chính ở Istanbul, đồng thời điều xe tăng tới nhà Quốc hội ở thủ đô Ankara.
“Ít nhất hai chiếc F-16 đã quấy rối chuyên cơ của ông Erdogan khi chuyên cơ đang bay về Istanbul. Họ đã khóa radar vào chuyên cơ của ông Erdogan và hai chiếc F-16 khác đi theo bảo vệ ông ấy”, một cựu sỹ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ biết chuyện nói với phóng viên Reuters.
“Lý do vì sao họ không bắn là một bí ẩn”, nguồn tin nói.
Nếu cuộc binh biến thành công và ông Erdogan, người lãnh đạo đất nước 80 triệu dân từ năm 2003, bị lật đổ, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ rơi vào vòng xoáy xung đột và đánh dấu một trong những thay đổi mạnh nhất ở khu vực Trung Đông trong nhiều năm trở lại đây, sau khi phong trào Mùa xuân Arab bùng lên cách đây 5 năm đẩy nước láng giềng ở phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là Syria chìm sâu vào nội chiến.
Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận với Reuters về việc chuyên cơ của ông Erdogan đã bị quấy rối trong khi bay về Istanbul bởi hai chiếc F-16 nằm dưới sự chỉ huy của lực lượng đảo chính, nhưng cuối cùng ông Erdogan đã trở về an toàn.
Trong thời gian diễn ra cuộc đảo chính bất thành, ông Erdogan nói lực lượng nổi dậy đã tìm cách tấn công ông ở khu nghỉ dưỡng Marmaris và đã đánh bom ở những nơi mà ông vừa rời khỏi trước đó. Một quan chức cấp cao khác của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ông Erdogan đã “thoát chết trong gang tấc”.
Theo kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 25 binh sỹ và máy bay trực thăng đã đáp xuống một khách sạn ở Marmaris và xả súng ngay sau khi ông Erdogan vừa đi khỏi. Cuộc đột kích bằng trực thăng này rõ ràng là một nỗ lực nhằm bắt giữ hoặc ám sát ông.
Nguồn tin là quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay tại Istanbul, Thủ tướng Binali Yildirim cũng là mục tiêu của lực lượng đảo chính và cũng may mắn thoát được. Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là Hulusi Akar đã bị giữ làm con tin tại một căn cứ trong lúc binh biến, nhưng cuối cùng đã được cứu.
Hơn 290 người đã thiệt mạng trong vụ đảo chính bất thành, trong đó có 104 người thuộc phe đảo chính, còn lại chủ yếu là dân thường và cảnh sát.
Giới chức ở Ankara nói rằng ông Akin Ozturk, người đứng đầu lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm 2015 và là một thành viên của Hội đồng Quân sự Tối cao nước này, là một trong những kẻ chủ mưu đảo chính. Ông Ozturk đã bị bắt giữ cùng khoảng 6.000 nghi phạm đảo chính khác.
Kẻ chủ mưu thứ hai được cho là Muharrem Kose, một cựu cố vấn pháp lý cho tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Kose được cho là một nhân vật ủng hộ giáo sỹ Fethullah Gluen, người đang sống lưu vong ở Mỹ và bị ông Erdogan cáo buộc là giật dây đảo chính. Hiện Kose vẫn đang lẩn trốn.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Erdgoan, một người có gốc gác từ chính trị Hồi giáo, với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vốn không được tốt đẹp từ lâu. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã 3 lần thực hiện đảo chính và buộc một chính phủ Hồi giáo thứ tư phải từ bỏ quyền lực.