Jack Ma giành lại ngôi giàu nhất châu Á
Cổ phiếu Alibaba tăng mạnh giúp Jack Ma giành lại ngôi giàu nhất châu Á từ ông chủ Tencent
Cổ phiếu Alibaba tăng mạnh giúp nhà sáng lập Jack Ma giành lại ngôi giàu nhất châu Á và giàu thứ 18 thế giới từ ông chủ Tencent - Ma Huateng.
Theo xếp hạng thời gian thực của Forbes, hiện Jack Ma - nhà sáng lập, chủ tịch Tập đoàn Alibaba, sở hữu tài sản 38,5 tỷ USD, trong khi đó Ma Huateng hiện có 36,9 tỷ USD, đứng thứ 2 tại châu Á và thứ 19 thế giới.
Tuần trước, Alibaba công bố kết quả kinh doanh quý 2 với tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu lần lượt tăng 62% và 56% so với cùng kỳ năm ngoái mảng thương mại điện tử cốt lõi. Theo đó, chỉ trong một tuần, cổ phiếu Alibaba tăng hơn 10%. Từ đầu năm dến nay, cổ phiếu này đã tăng hơn 80%.
Kết quả kinh doanh quý 2 cho thấy Alibaba ngày càng thu lời lớn từ sự bùng nổ của xu hướng mua sắm mọi thứ từ thực phẩm, quần áo cho tới hàng xa xỉ qua mạng của người Trung Quốc.
Giới phân tích thậm chí còn dự báo Alibaba sẽ sớm “đuổi kịp” Amazon, hiện có giá trị vốn hoá 474 tỷ USD, để giành vị trí hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Hiện Alibaba có giá trị vốn hóa 392 tỷ USD và được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2017, Tecent cũng báo cáo lợi nhuận tăng vượt dự báo tới 70% nhờ mảng kinh doanh game di động cũng như thanh toán trực tuyến và quảng cáo. Tuần trước, cổ phiếu Tencent cũng tăng 4,9%.
Là một cựu giáo viên tiếng Anh, Jack Ma thành lập Alibaba tại thành phố Hàng Châu quê hương ông vào năm 1999. Trong 12 tháng qua (tính tới tháng 18/8/2017), tài sản của Jack Ma đã tăng gần 12 tỷ USD.
Tham vọng lớn nhất Jack Ma là đưa tập đoàn Alibaba phủ sóng toàn cầu ra toàn cầu. Mục tiêu doanh thu là vượt GDP của nền kinh tế thứ 5 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2036.
Alibaba cũng đặt mục tiêu tăng lượng khách hàng lên 2 tỷ người vào năm 2036. Tính tới tháng 12/2016, Alibaba có gần 450 triệu khách hàng tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Tại Trung Quốc, Alibaba có mặt tại mọi ngóc ngách cuộc sống: mua sắm, tài chính, buôn chuyện qua mạng, giải trí, tin tức, y tế..., chiếm tới 10% tổng doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc. Đây cũng là công ty đẩy eBay ra khỏi Trung Quốc và thâu tóm hoạt động của Yahoo tại nước này vào năm 2005.
Theo xếp hạng thời gian thực của Forbes, hiện Jack Ma - nhà sáng lập, chủ tịch Tập đoàn Alibaba, sở hữu tài sản 38,5 tỷ USD, trong khi đó Ma Huateng hiện có 36,9 tỷ USD, đứng thứ 2 tại châu Á và thứ 19 thế giới.
Tuần trước, Alibaba công bố kết quả kinh doanh quý 2 với tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu lần lượt tăng 62% và 56% so với cùng kỳ năm ngoái mảng thương mại điện tử cốt lõi. Theo đó, chỉ trong một tuần, cổ phiếu Alibaba tăng hơn 10%. Từ đầu năm dến nay, cổ phiếu này đã tăng hơn 80%.
Kết quả kinh doanh quý 2 cho thấy Alibaba ngày càng thu lời lớn từ sự bùng nổ của xu hướng mua sắm mọi thứ từ thực phẩm, quần áo cho tới hàng xa xỉ qua mạng của người Trung Quốc.
Giới phân tích thậm chí còn dự báo Alibaba sẽ sớm “đuổi kịp” Amazon, hiện có giá trị vốn hoá 474 tỷ USD, để giành vị trí hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Hiện Alibaba có giá trị vốn hóa 392 tỷ USD và được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2017, Tecent cũng báo cáo lợi nhuận tăng vượt dự báo tới 70% nhờ mảng kinh doanh game di động cũng như thanh toán trực tuyến và quảng cáo. Tuần trước, cổ phiếu Tencent cũng tăng 4,9%.
Là một cựu giáo viên tiếng Anh, Jack Ma thành lập Alibaba tại thành phố Hàng Châu quê hương ông vào năm 1999. Trong 12 tháng qua (tính tới tháng 18/8/2017), tài sản của Jack Ma đã tăng gần 12 tỷ USD.
Tham vọng lớn nhất Jack Ma là đưa tập đoàn Alibaba phủ sóng toàn cầu ra toàn cầu. Mục tiêu doanh thu là vượt GDP của nền kinh tế thứ 5 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2036.
Alibaba cũng đặt mục tiêu tăng lượng khách hàng lên 2 tỷ người vào năm 2036. Tính tới tháng 12/2016, Alibaba có gần 450 triệu khách hàng tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Tại Trung Quốc, Alibaba có mặt tại mọi ngóc ngách cuộc sống: mua sắm, tài chính, buôn chuyện qua mạng, giải trí, tin tức, y tế..., chiếm tới 10% tổng doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc. Đây cũng là công ty đẩy eBay ra khỏi Trung Quốc và thâu tóm hoạt động của Yahoo tại nước này vào năm 2005.