Jetstar Pacific lại lên tiếng phản đối Vinapco
Jetstar Pacific đã chính thức lên tiếng phản đối Vinapco về những thông tin và báo cáo “gây hiểu lầm” đối với hãng hàng không này
Jetstar Pacific đã chính thức lên tiếng phản đối Vinapco về những thông tin và báo cáo “gây hiểu lầm” đối với hãng hàng không này.
Trong công văn mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan cùng các cơ quan báo chí, Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific) khẳng định: việc Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) đã báo cáo Chính phủ và các bộ về một số vấn đề phát sinh trong thời gian qua giữa Jetstar Pacific và Vinapco liên quan đến việc mua bán nhiên liệu bay Jet-A1 là sai sự thật.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết: ngay sau phiên điều trần ngày 4/4/2009, Hội đồng Cạnh tranh nhận định Vinapco đã thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Cạnh tranh về “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng” và khoản 3 Điều 14 Luật Cạnh tranh về “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng”. Theo đó, Hội đồng Cạnh tranh đã quyết định xử phạt Vinapco trên 3 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tách Vinapco ra khỏi Vietnam Airlines.
Sau phán quyết này, Jetstar Pacific cho rằng Vinapco và Vietnam Airlines đã có những báo cáo lên các cơ quan chức năng và thông tin ra báo chí thiếu khách quan, làm cho nhiều cơ quan và dư luận hiểu lầm rằng việc Vinapco đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu bay cho Jetstar Pacific ngày 1/4/2008 là do Jetstar Pacific nợ tiền mua nhiên liệu bay của Vinapco.
Jetstar Pacific cho biết, trong qua trình báo cáo giải trình với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và trực tiếp với Hội đồng Cạnh tranh tại phiên điều trần ngày 14/4/2009, đại diện của Vinapco đã thừa nhận Jetstar Pacific hoàn toàn không nợ tiền, chậm trả Vinapco.
Nhưng tại công văn số 769/XDHK-VPĐN ngày 18/5/2009 gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinapco lại báo cáo là Jetstar Pacific và Indochina Airlines liên tiếp vi phạm các điều khoản thanh toán, để nợ tồn đọng kéo dài, uy hiếp đến hoạt động của Vinapco.
Theo đại diện Jetstar Pacific, thông tin này không đúng sự thật. Trên thực tế, Vinapco còn áp đặt điều kiện cho Jetstar Pacific và Indochina Airlines, hàng tháng các hãng hàng không này phải ứng trước tiền cho Vinapco để đơn vị đi mua nhiên liệu bay.
“Vinapco đã lợi dụng vị thế độc quyền để chiếm dụng vốn của Jetstar Pacific và Indochina Airlines chứ không phải Jetstar Pacific và Indochina Airlines nợ tiền Vinapco (nhiên liệu bay còn chưa nạp vào máy bay thì không thể gọi là nợ được)”, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nói.
Trong khi đó, vào tháng 4/2009, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng đã có chỉ thị yêu cầu Vinapco bỏ cơ chế ứng trước tiền xăng cho các hãng hàng không, nhưng đến nay đơn vị này vẫn chưa có sự thay đổi nào.
Ông Nam cho rằng, những việc làm trên của Vinapco không thể lấy lý do là bảo toàn vốn Nhà nước (vì Jetstar Pacific cũng là công ty vốn Nhà nước chiếm tới hơn 70%).
Ông Nam còn dẫn ra: từ đầu năm 2008 đến nay, trong khi biến động giá nhiên liệu và suy thoái kinh tế làm Jetstar Pacific, Indochina Airlines và nhiều hãng hàng không khác lỗ nặng thì Vinapco với vị thế độc quyền vẫn đạt lợi nhuận cao.
Lợi nhuận năm 2008 của Vinapco tăng tới 160% (thông tin Vinapco công bố tại trang web http://www.vinapco.com.vn). Nếu thiệt hại trong 5 tháng đầu năm 2009, do Jetstar Pacific và Indochina Airlines chậm ứng tiền cho Vinapco là 1 tỉ đồng (theo Vinapco tính), con số này chiếm chưa đến 1% lợi nhuận năm 2008 của Vinapco.
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng chênh lệch lượng nhiên liệu nạp giữa đồng hồ ôtô của Vinapco và đồng hồ máy bay của Jetstar Pacific, mỗi tháng Jetstar Pacific đã bị thiệt hại tới 500 triệu đồng. Do đó, Jetstar Pacific và Indochina Airlines không thể uy hiếp đến hoạt động kinh doanh của Vinapco.
“Sự thật là mọi động thái của Vinapco đều có thể uy hiếp đến sự sống còn của Jetstar Pacific và Indochina Airlines khi chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài Vinapco để mua nhiên liệu bay”, ông Nam nói.
Trong công văn mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan cùng các cơ quan báo chí, Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific) khẳng định: việc Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) đã báo cáo Chính phủ và các bộ về một số vấn đề phát sinh trong thời gian qua giữa Jetstar Pacific và Vinapco liên quan đến việc mua bán nhiên liệu bay Jet-A1 là sai sự thật.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết: ngay sau phiên điều trần ngày 4/4/2009, Hội đồng Cạnh tranh nhận định Vinapco đã thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Cạnh tranh về “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng” và khoản 3 Điều 14 Luật Cạnh tranh về “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng”. Theo đó, Hội đồng Cạnh tranh đã quyết định xử phạt Vinapco trên 3 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tách Vinapco ra khỏi Vietnam Airlines.
Sau phán quyết này, Jetstar Pacific cho rằng Vinapco và Vietnam Airlines đã có những báo cáo lên các cơ quan chức năng và thông tin ra báo chí thiếu khách quan, làm cho nhiều cơ quan và dư luận hiểu lầm rằng việc Vinapco đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu bay cho Jetstar Pacific ngày 1/4/2008 là do Jetstar Pacific nợ tiền mua nhiên liệu bay của Vinapco.
Jetstar Pacific cho biết, trong qua trình báo cáo giải trình với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và trực tiếp với Hội đồng Cạnh tranh tại phiên điều trần ngày 14/4/2009, đại diện của Vinapco đã thừa nhận Jetstar Pacific hoàn toàn không nợ tiền, chậm trả Vinapco.
Nhưng tại công văn số 769/XDHK-VPĐN ngày 18/5/2009 gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinapco lại báo cáo là Jetstar Pacific và Indochina Airlines liên tiếp vi phạm các điều khoản thanh toán, để nợ tồn đọng kéo dài, uy hiếp đến hoạt động của Vinapco.
Theo đại diện Jetstar Pacific, thông tin này không đúng sự thật. Trên thực tế, Vinapco còn áp đặt điều kiện cho Jetstar Pacific và Indochina Airlines, hàng tháng các hãng hàng không này phải ứng trước tiền cho Vinapco để đơn vị đi mua nhiên liệu bay.
“Vinapco đã lợi dụng vị thế độc quyền để chiếm dụng vốn của Jetstar Pacific và Indochina Airlines chứ không phải Jetstar Pacific và Indochina Airlines nợ tiền Vinapco (nhiên liệu bay còn chưa nạp vào máy bay thì không thể gọi là nợ được)”, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nói.
Trong khi đó, vào tháng 4/2009, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng đã có chỉ thị yêu cầu Vinapco bỏ cơ chế ứng trước tiền xăng cho các hãng hàng không, nhưng đến nay đơn vị này vẫn chưa có sự thay đổi nào.
Ông Nam cho rằng, những việc làm trên của Vinapco không thể lấy lý do là bảo toàn vốn Nhà nước (vì Jetstar Pacific cũng là công ty vốn Nhà nước chiếm tới hơn 70%).
Ông Nam còn dẫn ra: từ đầu năm 2008 đến nay, trong khi biến động giá nhiên liệu và suy thoái kinh tế làm Jetstar Pacific, Indochina Airlines và nhiều hãng hàng không khác lỗ nặng thì Vinapco với vị thế độc quyền vẫn đạt lợi nhuận cao.
Lợi nhuận năm 2008 của Vinapco tăng tới 160% (thông tin Vinapco công bố tại trang web http://www.vinapco.com.vn). Nếu thiệt hại trong 5 tháng đầu năm 2009, do Jetstar Pacific và Indochina Airlines chậm ứng tiền cho Vinapco là 1 tỉ đồng (theo Vinapco tính), con số này chiếm chưa đến 1% lợi nhuận năm 2008 của Vinapco.
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng chênh lệch lượng nhiên liệu nạp giữa đồng hồ ôtô của Vinapco và đồng hồ máy bay của Jetstar Pacific, mỗi tháng Jetstar Pacific đã bị thiệt hại tới 500 triệu đồng. Do đó, Jetstar Pacific và Indochina Airlines không thể uy hiếp đến hoạt động kinh doanh của Vinapco.
“Sự thật là mọi động thái của Vinapco đều có thể uy hiếp đến sự sống còn của Jetstar Pacific và Indochina Airlines khi chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài Vinapco để mua nhiên liệu bay”, ông Nam nói.