“Kẹt” tiền, các nước vùng Vịnh ồ ạt rút vốn
Các nước vùng Vịnh buộc phải rút vốn về nước để ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu
Các quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh đang rút vốn với tốc độ kỷ lục khỏi các công ty quản lý tài sản ở nước ngoài, tờ Financial Times cho hay. Đợt rút vốn này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào dầu lửa gặp khó khăn do giá dầu giảm sâu.
Theo công ty dữ liệu đầu tư eVestment, ít nhất 19 tỷ USD đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khỏi các công ty quản lý tài sản trong quý 3 vừa qua, hầu hết là vốn rút bởi các nước vùng Vịnh. Số vốn bị rút trên thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với con số này, bởi nhiều một số công ty quản lý tài sản lớn như BlackRock không công bố dữ liệu về vốn của các quỹ đầu tư quốc gia.
Theo ước tính của ngân hàng Morgan Stanley, BlackRock đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khoảng 31 tỷ USD trong quý 2 và quý 3 năm nay.
Việc các chính phủ ồ ạt rút vốn đang gây khó khăn cho các công ty quản lý quỹ, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các công ty này, đồng thời đặt ra nguy cơ của những đợt thoái vốn tiếp theo trong thời gian tới.
Các nước vùng Vịnh buộc phải rút vốn về nước để ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu và được dự báo sẽ còn ở mức thấp trong một thời gian dài. Từ giữa năm ngoái tới nay, giá dầu thế giới đã giảm quá nửa, về mức 43 USD/thùng. Theo một số dự báo gần đây, thế giới sẽ còn thừa dầu đến năm 2017.
Một loạt công ty quản lý quỹ lớn gồm Aberdeen Asset Management, Northern Trust, Franklin Resources, và Old Mutual Asset Management đều cho biết đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút vốn trong năm nay.
Ông Martin Gilbert, Giám đốc điều hành (CEO) của Aberdeen, công ty quản lý quỹ được niêm yết lớn thứ ba ở châu Âu, cho biết: “Nếu giá dầu còn tiếp tục ở mức thấp, chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm những đợt rút vốn của các quỹ đầu tư quốc gia”.
Tuần trước, Aberdeen cho hay quỹ này đã bị rút vốn 10 quý liên tiếp.
Trong số 5 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, có tới 4 quỹ là của các quốc gia nhiều dầu lửa. Theo một báo cáo từ công ty quản lý quỹ Invesco của Mỹ, hơn 3/4 số quỹ công ty quản lý quỹ có nắm vốn của các quốc gia nhiều dầu lửa lường trước khả năng sẽ bị rút vốn do giá dầu thấp kéo dài.
Năm nay, Saudi Arabian Monetary Agency, quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ tư thế giới với 672 tỷ USD tài sản, đã rút 70 tỷ USD từ nước ngoài về nước để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo Morgan Stanley, nếu tốc độ rút vốn như năm 2015 được duy trì, thì các công ty quản lý quỹ niêm yết có thể chứng kiến mức giảm 4,1% đối với lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu.
Ông Michael Maduell, Chủ tịch công ty tư vấn Sovereign Wealth Fund Institute, nhận định: “Các quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh đã khiến một loạt công ty quản lý quỹ gặp khó khăn. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với lĩnh vực quản lý quỹ”.
Theo Morgan Stanley, các công ty quản lý quỹ quốc gia cũng rút vốn khỏi bộ phận quản lý tài sản của một loạt ngân hàng Mỹ như State Street, JPMorgan, BNY Mellon, và Goldman Sachs trong quý 2 và quý 3 vừa qua.
Ôn Amin Rajan, CEO công ty tư vấn Create Research, nói việc các quỹ đầu tư quốc gia ồ ạt rút vốn còn xuất phát từ tâm lý bi quan của các nhà đầu tư sau đợt sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung vào mùa hè vừa qua.
“Nhiều quỹ đầu tư quốc gia lo ngại tình hình có thể lại chuyển xấu khi Mỹ tăng lãi suất. Các công ty quản lý quỹ cần phải chuẩn bị cho một năm 2016 nhiều khó khăn”, ông Rajan phát biểu.
Theo công ty dữ liệu đầu tư eVestment, ít nhất 19 tỷ USD đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khỏi các công ty quản lý tài sản trong quý 3 vừa qua, hầu hết là vốn rút bởi các nước vùng Vịnh. Số vốn bị rút trên thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với con số này, bởi nhiều một số công ty quản lý tài sản lớn như BlackRock không công bố dữ liệu về vốn của các quỹ đầu tư quốc gia.
Theo ước tính của ngân hàng Morgan Stanley, BlackRock đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút khoảng 31 tỷ USD trong quý 2 và quý 3 năm nay.
Việc các chính phủ ồ ạt rút vốn đang gây khó khăn cho các công ty quản lý quỹ, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các công ty này, đồng thời đặt ra nguy cơ của những đợt thoái vốn tiếp theo trong thời gian tới.
Các nước vùng Vịnh buộc phải rút vốn về nước để ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu và được dự báo sẽ còn ở mức thấp trong một thời gian dài. Từ giữa năm ngoái tới nay, giá dầu thế giới đã giảm quá nửa, về mức 43 USD/thùng. Theo một số dự báo gần đây, thế giới sẽ còn thừa dầu đến năm 2017.
Một loạt công ty quản lý quỹ lớn gồm Aberdeen Asset Management, Northern Trust, Franklin Resources, và Old Mutual Asset Management đều cho biết đã bị các quỹ đầu tư quốc gia rút vốn trong năm nay.
Ông Martin Gilbert, Giám đốc điều hành (CEO) của Aberdeen, công ty quản lý quỹ được niêm yết lớn thứ ba ở châu Âu, cho biết: “Nếu giá dầu còn tiếp tục ở mức thấp, chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm những đợt rút vốn của các quỹ đầu tư quốc gia”.
Tuần trước, Aberdeen cho hay quỹ này đã bị rút vốn 10 quý liên tiếp.
Trong số 5 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, có tới 4 quỹ là của các quốc gia nhiều dầu lửa. Theo một báo cáo từ công ty quản lý quỹ Invesco của Mỹ, hơn 3/4 số quỹ công ty quản lý quỹ có nắm vốn của các quốc gia nhiều dầu lửa lường trước khả năng sẽ bị rút vốn do giá dầu thấp kéo dài.
Năm nay, Saudi Arabian Monetary Agency, quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ tư thế giới với 672 tỷ USD tài sản, đã rút 70 tỷ USD từ nước ngoài về nước để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo Morgan Stanley, nếu tốc độ rút vốn như năm 2015 được duy trì, thì các công ty quản lý quỹ niêm yết có thể chứng kiến mức giảm 4,1% đối với lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu.
Ông Michael Maduell, Chủ tịch công ty tư vấn Sovereign Wealth Fund Institute, nhận định: “Các quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh đã khiến một loạt công ty quản lý quỹ gặp khó khăn. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với lĩnh vực quản lý quỹ”.
Theo Morgan Stanley, các công ty quản lý quỹ quốc gia cũng rút vốn khỏi bộ phận quản lý tài sản của một loạt ngân hàng Mỹ như State Street, JPMorgan, BNY Mellon, và Goldman Sachs trong quý 2 và quý 3 vừa qua.
Ôn Amin Rajan, CEO công ty tư vấn Create Research, nói việc các quỹ đầu tư quốc gia ồ ạt rút vốn còn xuất phát từ tâm lý bi quan của các nhà đầu tư sau đợt sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung vào mùa hè vừa qua.
“Nhiều quỹ đầu tư quốc gia lo ngại tình hình có thể lại chuyển xấu khi Mỹ tăng lãi suất. Các công ty quản lý quỹ cần phải chuẩn bị cho một năm 2016 nhiều khó khăn”, ông Rajan phát biểu.